Có bốn ngọn nến tượng trưng cho Hòa Bình,
Niềm Tin, Tình Yêu, và Hy Vọng. Thế giới hiếm khi không có chiến tranh, giữa
người với người cũng vẫn thiếu sự hòa thuận, dù là những người trong cùng một
gia đình. Xung đột như vậy là dạng “chiến tranh nhẹ”.
Nhưng ngọn nến Hòa Bình cứ mờ dần, yếu dần,
chỉ còn leo lét, rồi… tắt. Cũng vậy, thế giới ngày nay đang mất dần niềm
tin, coi niềm tin tôn giáo là xa xỉ phẩm, thậm chí còn phỉ báng hoặc bách hại
những người có niềm tin tôn giáo – nhất là niềm tin vào
Đức-Kitô-chịu-đóng-đinh. Tiếp theo, ngọn nến Niềm Tin cũng cứ tắt dần, chỉ
còn tỏa ra làn khói trắng luyến tiếc. Người ta “vào hùa” với nhau về tình
trạng mất niềm tin – không tin có điều tốt lành và không tin nhau nữa. Tương
tự, người ta cũng không cần ngọn nến Tình Yêu nên không muốn thắp sáng ngọn
nến này nữa. Ngay cả những người thân máu mủ ruột thịt với nhau mà còn thổi
tắt ngọn nến này thì làm sao nó có thể tỏa sáng? Cả ba ngọn nến kia đều tắt
hết, và rồi chỉ còn ngọn nến Hy Vọng vẫn sáng, mặc dù ánh sáng của nó yếu ớt,
le lói, lặng lẽ…!
Chút ánh sáng yếu ớt đó lại là thứ quan
trọng, bởi vì ít ra cũng còn ngọn nến Hy Vọng. Cuộc sống này luôn cần ngọn
nến này, dù các ngọn nến Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu đã tắt lịm.
Tại sao vậy? Ngọn nến Hy Vọng cần thiết vì đó là ngọn nến Cậy Trông (đức
Cậy), chính ngọn nến này sẽ đủ sức thắp sáng cho cả ba ngọn nến kia. Quả
thật, đó cũng là triết lý sống của Mùa Vọng, mùa đợi trông Đấng Cứu Thế.
|
Trầm
Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.