Khi chúng ta
định đưa ra một quyết định lớn, nhiều người trong chúng ta nghĩ (và suy nghĩ
quá mức) về chính sự lựa chọn. Nếu ta thực sự biết phân tích, ta cũng nên nghĩ
về quá trình ra quyết định: Có nên viết ra danh sách các điểm 'nên' và 'không
nên' không? hoặc tạo một bảng tính tỷ lệ lợi hại? Nghiên cứu triền miên, hay
gạt bớt các số liệu rườm rà?
Nhưng cũng như
việc suy nghĩ về cách lựa chọn, có thể ta cũng nên nghĩ về thời điểm lựa chọn.
Cho dù đó là
việc đổi nghề hay mua nhà, tháng 1 luôn có vẻ là thời điểm chính để chấn chỉnh
suy nghĩ, hoặc, ít nhất, để quyết định việc chấn chỉnh này. Và nhiều người
trong chúng ta vừa nghỉ lễ xong, thời gian rỗi và các cuộc trò chuyện với những
người thân có thể làm ta nghĩ về các lựa chọn cho cuộc sống.
Câu trả lời phụ
thuộc vào tâm trạng của ta.
Nhiều người cảm
thấy ít nhiều buồn tẻ về mùa đông. Với một số người, nó có thể là rất buồn. Sự
'rối loạn cảm xúc theo mùa' (RCM), được thể hiện bằng các giai đoạn buồn chán
vào các tháng mùa đông, đặc biệt phổ biến ở các vĩ độ phía bắc. Một nghiên cứu
cho thấy có tới gần 10% người dân ở miền Bắc, kể cả Bắc Mỹ, bị ảnh hưởng bởi sự
rối loạn này, trong khi một nghiên cứu gần đây ở Thụy Sĩ, theo dõi những người
tham gia hơn 20 năm, cho thấy 7,5% dân số bị buồn chán theo mùa.
Các triệu chứng cũng có thể kéo dài lâu
hơn bạn nghĩ: một nghiên cứu cho thấy ở Mỹ, những người bị ảnh hưởng bởi RCM
trung bình là 40% thời gian trong năm.
Nhưng ngay cả
những người không đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán RCM thường vẫn cảm thấy buồn
tẻ hơn vào mùa đông. Từ những năm 1980, một cuộc khảo sát qua điện thoại cư dân
Maryland cho thấy 92% người dân nhận thấy sự thay đổi tâm trạng theo mùa ở một
mức độ nào đó - chủ yếu là họ thấy chán chường vào mùa đông.
Tâm trạng của
bạn không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ra quyết
định của bạn. Nhưng sự thể lại phức tạp hơn thế, tâm trạng buồn tẻ không có
nghĩa là bạn sẽ luôn tồi tệ hơn khi phải lựa chọn.
Một tâm trạng
chán nản dễ làm cho chúng ta sợ rủi ro hơn. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều
này có thể xuất phát từ khả năng thích vui thú bị giảm đi, nghĩa là một người
buồn chán không có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ (và lạc quan) với khả năng có được
cái lợi hoặc một phần thưởng như một người không bị buồn chán.
Ví dụ, khi được giao một nhiệm vụ chơi
bài được thiết kế để phải quyết định rủi ro, những người tham gia bị buồn chán
sẽ khó nhớ được các lựa chọn nào có khả năng mang lại phần thưởng nhiều hơn,
khiến họ chơi trò này kém hơn so với những người tham gia không bị buồn chán.
Những người tham gia có triệu chứng buồn chán cũng thận trọng hơn trong việc
chấp nhận rủi ro so với những người tham gia không bị buồn chán - họ gắn bó với
các lựa chọn an toàn mà cơ hội khen thưởng thấp, thay vì áp dụng các chiến lược
có rủi ro cao hơn với mức tiền thưởng có thể lớn hơn.
Đó là những
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng có một số bằng chứng cho thấy những
tác động tương tự diễn ra trong thực tế. Ví dụ, những người bị RCM hay thận
trọng trong các quyết định tài chính của họ vào mùa đông so với những người
không bị RCM.
Và đối với việc
ra quyết định thì không thích mạo hiểm không phải luôn là điều tồi tệ.
Điều này là đặc
biệt đúng bởi vì hầu hết những người khỏe mạnh có vấn đề ngược lại: 'lạc quan
quá'. Hầu hết chúng ta tin rằng chúng ta sẽ ít phải trải nghiệm sự kiện xấu hơn
(như bị ung thư hoặc gặp tai nạn xe hơi) so với số liệu thống kê, và tương lai
của chúng ta chắc rằng sẽ đẹp hơn (cho dù đó là việc có nhiều cơ hội việc làm
hay là có kỳ nghỉ tuyệt vời) là sẽ xảy ra trong thực tế. Chúng ta cũng có xu
hướng nghĩ rằng chúng ta sẽ kiểm soát được nhiều hơn so với thực tế - đặc biệt
nếu chính chúng ta tham gia vào sự kiện.
Như bạn nghĩ,
những người buồn chán, có cái nhìn bi quan hơn về thế giới, không bị rơi vào
cái bẫy này. 'Quan điểm hiện thực buồn chán' này có nghĩa là họ đánh giá chính
xác hơn các khoảng thời gian và mức độ của các ảnh hưởng đến với họ do các
quyết định của những người khác, so với những người lạc quan. Họ cũng biết cách
tránh những phản ứng rủi ro nhanh hơn những người không bị buồn chán.
Nhưng điều đó không có nghĩa họ là chính
xác trong việc dự báo nói chung - thí dụ những người bị buồn chán là tồi hơn
những người khỏe mạnh trong việc dự đoán kết quả bóng đá World Cup.
Ở đây cũng có
một điểm lắt léo. Người lạc quan có thể nhìn thấy tương lai với cặp kính hồng -
nhưng họ cũng tốt hơn trong việc biến tương lai đó thành hiện thực. Lạc quan
hơn gắn liền với thành công hơn về nghề nghiệp, có quan hệ tốt hơn và sức khỏe
tốt hơn. Các nghiên cứu dài hạn cũng đã phát hiện ra rằng hiệu quả này dường
như vượt ra ngoài mối tương quan ('Tôi là người lạc quan vì tôi có sức khỏe
tốt') và có lẽ là hệ quả ('Sự lạc quan của tôi giúp tôi khỏe'). Ví dụ, một
nghiên cứu, đã xem xét 97.000 phụ nữ, tất cả đều không bị ung thư hoặc bệnh tim
mạch khi nghiên cứu bắt đầu. Tám năm sau, những người lạc quan ít có khả năng
hơn, so với người bi quan, bị bệnh tim mạch hoặc chết vì nguyên nhân khác.
Vì vậy, mối quan hệ giữa tâm trạng và
việc ra quyết định không phải là một điều đơn giản - điều đó có nghĩa là nếu
bạn đang xem xét khi nào sẽ đưa ra quyết định lớn, bạn nên xem đó là quyết định
loại gì. Liệu nó có liên quan đến những mất mát khả dĩ to lớn - là điều đòi có
thể hỏi sự thận trọng và cái nhìn thực tế? Khi đó thì mùa đông có thể thích hợp
hơn. Hay đó là một quyết định trong đó có liên quan đến mọi thứ, nếu bạn có thể
chấp nhận một mức độ nhất định về rủi ro của kết quả? Khi đó có lẽ bạn tận dụng
tâm trạng sảng khoái vào mùa hè.
Và nếu bạn cảm
thấy không thể lựa chọn được, thì bạn có thể đợi thêm một chút cho đến khi trời
nắng trở lại. Ai biết được - nó có thể giúp giải quyết không những tâm trạng
của bạn, mà cả sự do dự, không quyết đoán, nữa.
https://muagioheomay.com/wp-content/uploads/2017/05/c%C6%B0%E1%BB%9Di-nhi%E1%BB%81u.jpg
Trả lờiXóahttps://i0.wp.com/s3-us-west-2.amazonaws.com/issuewireassets/primg/5305/mid_happy-new-year-2019-wishes-images-gif-cards-videos45.jpg?w=640&ssl=1
Xóa