Trang

19/08/2020

Tìm được loài cá sinh sôi trong những “vùng nước chết”

 

Vùng chết – hay dead zone – là một thuật ngữ để chỉ các vùng nước (bao gồm cả sông, hồ, biển, suối, dòng chảy…) có nồng độ oxy hòa tan cực thấp, đến mức không sinh vật nào sống nổi. Và thậm chí theo như một số nghiên cứu gần đây, số lượng các vùng chết trên thế giới đang gia tăng và trở thành một xu hướng nguy hiểm.

Trong các vùng chết, sinh vật biển cũng không thể sống nổi nhiều loài rơi vào cảnh tuyệt chủng. Thế nhưng không phải loài vật nào cũng bị ảnh hưởng bởi chúng. Theo một nghiên cứu mới đây, một số loài cá thậm chí còn phát triển mạnh mẽ trong vùng nước này.

Cụ thể, nghiên cứu do chuyên gia hải dương học Natalya Gallo tại Viện Hải dương Scripps (Mỹ) thực hiện, trong đó liên quan đến việc phát hiện ra một số loài cá dưới đáy sâu có thể sinh sôi ở nơi có nồng độ oxy cực thấp, đến mức trước đó các nhà khoa học tin rằng không sinh vật nào có thể sống nổi.

“Tôi thậm chí không tin vào mắt mình,” – Gallo chia sẻ. “Chúng tôi nhìn thấy cá chình, cá mập, cá lựu đạn… đang bơi lội tung tăng ở vùng nước có nồng độ oxy chỉ bằng 1% so với bình thường.”

Năm 2015, Gallo và các cộng sự đã sử dụng thiết bị thăm dò từ xa (ROV) để thực hiện 8 chuyến lặn tại vịnh California. Nghiên cứu khi đó được tài trợ bởi Viện nghiên cứu Vịnh Monteray (MBRARI).


Dữ liệu từ các ROV khi đó có thể xác định được nồng độ oxy tại một số vùng chỉ bằng 1/10, thậm chí là 1/40 ngưỡng chịu đựng của các loài cá tiêu thụ ít oxy.

“Các vùng này đáng lý ra không thể có cá, vậy mà ngược lại có đến hàng trăm con đang sinh sống.” – Gallon giải thích

“Tôi đã ngay lập tức biết rằng đây là một điều đặc biệt, vì nó cho thấy những hiểu biết về mức oxy cần cho một loài vật biển có thể thấp đến mức nào.”

Theo Gallon, các loài cá vốn đã được xem là những khó tồn tại trong môi trường thiếu oxy, vì hệ trao đổi chất của chúng yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, vẫn có những loài cá chịu được điều đó, và một số thậm chí còn đặc biệt tốt, như cá chình cusk (Cherublemma emmelas) hoặc cá mập kẹo (Cephalurus cephalus). 2 loài vật này sống ở độ sâu khoảng 600-900m.

“Ý tưởng là các loài cá vốn khó có thể chịu được môi trường thiếu oxy cực hạn, nhưng sự thật là ngược lại.”

Cá chình cusk

Để giải thích cho khả năng này, Gallon đặt ra giả thuyết rằng những loài vật ấy đều tiến hóa để sở hữu bộ mang rất to so với cơ thể. 

Điều này cho phép chúng lọc được nhiều oxy hơn, ngay cả trong môi trường oxy cực thấp như thế. Ngoài ra, kích cỡ thân thể nhỏ và mềm của chúng cũng giúp hệ trao đổi chất hoạt động chậm hơn. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là giả thuyết và cần thực nghiệm chứng minh.

Điều kỳ diệu xảy ra ở vùng nước chết. Tuy nhiên theo Lisa Levin, chúng ta vẫn có tin buồn cho chúng. “Việc các đại dượng nóng lên sẽ khiến những loài cá chịu được cảnh thiếu oxy rơi vào cửa tử.”

“Nhiệt độ tăng lên sẽ càng khiến nồng độ oxy giảm xuống. Điều này sẽ khiến khả năng của chúng bị đẩy lên cực hạn, khó lòng tồn tại.”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology.

ST

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.