Trang

01/12/2020

Hãy sẵn sàng để con bạn trải nghiệm sự buồn chán


 Đôi khi trẻ bị buồn chán, nhưng đây lại chính là chìa khóa giúp trẻ trường thành... (Pixabay)

Hãy sẵn sàng để con bạn trải nghiệm sự buồn chán

Giờ, chúng ta quay trở lại với câu hỏi, “Có tốt không khi để con bạn buồn chán?”. Câu trả lời là: Nó không chỉ tốt mà thậm chí tối quan trọng và bạn nên làm như vậy. Khi con bạn phàn nàn rằng nó đang buồn chán, bạn có thể đơn giản nói rằng: “Buồn chán là tốt. Nó sẽ không làm tổn thương con và nó sẽ giúp con theo những cách mà con không thể biết”. Và sau đó, đắm mình trong sự hài lòng khi biết rằng, bạn đang làm công việc của một người làm cha mẹ.

 Buồn chán, điều trẻ em thời hiện đại còn thiếu để khỏe mạnh và trưởng thành hơn

 

Làm cha mẹ ai cũng hết lòng vì con cái. Thấy con vui thì mình cũng vui, khi con buồn chán thì lo âu. Nhưng ít cha mẹ hiểu rằng buồn chán cũng là một cảm xúc cần thiết để giúp con trẻ trưởng thành...

Trẻ em cũng như người lớn cần trải qua những cung bậc cảm xúc của cuộc đời: Hỉ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Dục. Cảm xúc, đặc biệt là cảm giác chán ghét, không chỉ giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn mà còn đem đến nhiều ích lợi giúp hình thành và phát triển tư duy sáng tạo.

Buồn chán cũng đã được các nhà làm phim nâng lên thành một chủ đề quan trọng. Sadness, một nhân vật trong phim hoạt hình Những mảnh ghép cảm xúc (Inside Out) của Disney đã thể hiện điều đó. Nếu phủ nhận sự buồn chán của bản thân, cho dù ít, thì nhân cách của trẻ sẽ bị khuyết toàn.

Tuy nhiên, trong thời hiện đại, cha mẹ gần như không muốn con mình buồn chán, đôi khi họ xem sự buồn chán của con mình như là một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết.

Sự buồn chán của con trẻ trở thành vấn đề của cha mẹ

Không ít lần, con cái mang bộ mặt ủ rũ hỏi chúng ta rằng: “Con nên làm gì tiếp theo? Con buồn chán quá”. Chúng ta, giống như rất nhiều bậc cha mẹ khác hiện nay, cảm thấy bị áp lực, mong muốn nhanh chóng tìm ra cách giúp con thoát khỏi sự buồn chán bằng tất cả mọi thứ mà chúng ta có. 

Áp lực của cha mẹ là lên kế hoạch liên tục cho con mình, sợ chúng thua thiệt khi trưởng thành do đó không để bé có quãng thời gian nghỉ ngơi - với một lịch sinh hoạt dày đặc. Họ luôn bận tâm đến những thứ như: học thêm, thể thao, gia sư, đi chơi, và một danh sách tiếp diễn dài đằng đẵng cho con mình. 

Thậm chí ngay cả trong bữa tiệc sinh nhật của con, khi cả lũ trẻ đang vui vẻ bên nhau, cha mẹ vẫn cảm thấy áp lực và làm sao phải tạo ra thứ gì đó để cho chúng có thể giải trí.

Buồn chán qua thời gian ngày càng trở thành một trải nghiệm khủng khiếp. Nó khiến cha mẹ sợ hãi và đòi hỏi phải tìm mọi cách nhanh chóng nhất giúp con trẻ thoát khỏi buồn chán khi chúng bị buồn chán. 

Những quan niệm sai lầm về buồn chán

Chúng ta vẫn lầm tưởng, buồn chán là một trường hợp, một khoảnh khắc không đáng để tồn tại, một mảnh ghép khiến cuộc sống không trọn vẹn. Không có gì để làm, không có gì để học, không có gì để trải nghiệm. Sự buồn chán đơn giản là sự trống rỗng.

Cảm giác sợ buồn chán đã khiến chúng ta khuyến khích con trẻ thường xuyên tập trung vào những thứ có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của chúng. Và tất nhiên, công nghệ là một người bạn đáng tin cậy. Nhiều cha mẹ đã bấu víu vào các màn hình điện thoại hay máy tính để “cứu con”, đó là một sự lầm tưởng. 

Nhiều cha mẹ tin rằng, công nghệ sẽ giúp con mình được giải trí và được bận rộn thú vị mọi lúc. Nhờ đó, con trẻ có thể thoát khỏi trạng thái buồn chán đang đeo bám. Thậm chí, khi cho trẻ em sử dụng công nghệ, nhiều cha mẹ còn tự dối gạt bản thân bằng những lý lẽ như, đó là để con học hơn nữa, làm hơn nữa, giao tiếp hơn nữa.... Nhưng thực chất, công nghệ lại đem lại nhiều tác hại cho trẻ không chỉ về sức khỏe mà còn về mặt tinh thần.

Sự thực cơ bản là, cha mẹ đã mất lòng tin vào khả năng sáng tạo của con cái mình cũng như khả năng giải quyết và sự thích ứng của trẻ trong những hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, các bậc phụ huynh không muốn con mình rơi vào những hoàn cảnh không thuận lợi. Đồng thời, không còn nhận thấy những lợi ích tiềm ẩn mà sự buồn chán đem lại. 

Sự buồn chán đem lại lợi ích cho trẻ

Buồn chán mang lại 2 giá trị lớn lao cho con người bao gồm cả trẻ em: (1) phát huy sự sáng tạo và (2) chìa khóa để giải quyết vấn đề. 

Phát huy sự sáng tạo
Sáng tạo là một khả năng thiên phú mà con người được ban tặng. Nó là động lực giúp con người phát triển, giúp xã hội ngày càng thịnh vượng. Trách nhiệm của người làm cha mẹ phải giúp trẻ phát huy khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình bằng cách gieo những hạt giống khi chúng còn nhỏ. Cha mẹ cho con trẻ cơ hội chơi, học, làm, khám phá và trở thành người chúng muốn. 

Sự buồn chán được ví như nguồn nước mát nuôi dưỡng những hạt giống đó. Khi cung cấp tất cả mọi thứ tốt đẹp cho con cái mình, thì cha mẹ thực sự đang giết dần giết mòn sự tưởng tượng và năng lực sáng tạo của trẻ. Hãy so sánh một chút năng lực sáng tạo và trí tưởng tượng của những đứa trẻ thời nay với những đứa trẻ vài chục năm trước. 

Trong quá khứ, khi mọi thứ còn thiếu thốn, đồ chơi là một món quà quá xa xỉ, trẻ em khi đó thực sự chơi với những món đồ chơi mà chúng tự tưởng tượng và sáng tạo ra. Nào là những khẩu súng từ đọt chuối, nào là những con búp bê từ chiếc khăn mùi xoa hay con trâu, con nghé từ chiếc lá mít… Tất cả đều hình thành từ chính trí tưởng tượng và sự sáng tạo phong phú của chúng. Trẻ em thực sự được tự tạo ra và sống với thế giới của riêng mình. 

Ngược lại, hiện nay, mọi thứ quá đủ đầy, những nhu cầu của trẻ đôi khi được đáp ứng chỉ bằng những cái click chuột. Dường như đồ chơi của mọi trẻ đều giống nhau, chúng đang mất dần sự tự sáng tạo và thế giới riêng của mình. Kết quả là trẻ em rất mau chóng rơi vào cảm giác chán nản.

Chìa khóa giải quyết mọi vấn đề
Khi một đứa trẻ nói “Con buồn chán”, đó bởi vì trẻ không thể tìm được bất cứ thứ gì cuốn hút nó. Trẻ thường lầm tưởng những hứng thú sẽ đến từ bên ngoài. Nhưng thực ra, điều giúp trẻ hứng thú lại đến từ nội tâm của trẻ và buồn chán chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sáng tạo.  

Trong khi, cha mẹ thời hiện đại lại cố gắng làm mọi cách giúp con giải quyết sự buồn chán, vô hình chung, chúng ta đóng lại khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ. Cách đơn giản nhất cha mẹ có thể giúp các bé là không giúp đỡ gì cho trẻ trong những tình huống này. Như thế, sẽ giúp trẻ lấy lại niềm tin, năng lực của chính mình.

Hà Thành Theo Newsmax.

 

2 nhận xét:

  1. DVD vẫn sợ buồn chán, chả hiểu sao?
    :))

    https://newsmd1fr.keeng.net/tiin/archive/images/2016/08/01/143739_2.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc tại do tánh ham vui.
      https://ss-images.catscdn.vn/wp600/2018/05/09/2773387/1.jpg

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.