Những năm 1960-1970, người Sài Gòn không
ai không biết đến cái tên Thanh Nga, một mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn. Cố Nghệ
sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, con gái của trưởng đoàn hát Thanh Minh
Thanh Nga nổi tiếng một thời. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống
nghệ thuật nên ngay từ nhỏ bà đã được thừa hưởng tố chất của một người nghệ
sĩ.
Thanh Nga được coi là “nữ hoàng” trên
sân khấu cải lương miền Nam. Bà từng đoạt giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn
nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới. Năm 1966,
nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm xuất sắc với vai Giáng Hương trong vở Sân
khấu về khuya.
Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi
Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như Tiếng trống
Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Bên cầu dệt lụa, Phụng Nghi đình, Thái hậu Dương
Vân Nga, Tiếng sóng Tiêu Tương...
Ngoài cải lương Thanh Nga tham gia phim ảnh
nhiều là từ năm 1969. Bà trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đại diện
miền Nam tham dự Liên hoan phim Á châu tại Đài Bắc năm 1971, giải Diễn viên xuất
sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974 cũng tại Đài Bắc (Đài
Loan) với vai cô gái Huế trong phim Nắng chiều, là đại diện
gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự Đại hội Điện ảnh Ấn Độ năm 1969. Bà được
cố Thủ tướng Indira Gandhi đón tiếp, hình ảnh đăng trên báo chí Ấn Độ.
Chiêu theo đuổi cười ra nước mắt của cậu chủ kem đánh răng
Yêu
mến tài sắc của người nghệ sĩ tài năng Thanh Nga, cậu Nghĩa chủ hãng kem đánh
răng lớn ở Sài Gòn đã gây ấn tượng với cô bằng một chiêu thức rất độc đáo.
Vì
là chủ hãng kem đánh răng Hynos nên cậu Nghĩa mang rất nhiều thùng kem và bàn
chải đánh răng đến phòng bán vé đoàn Thanh Minh-Thanh Nga (rạp hát của mẹ Thanh
Nga). Ban đầu, mỗi khán giả mua vé thượng hạng và hạng nhất đều được tặng một cây
kem đánh răng lớn cùng hai bàn chải. Sau này, để gây ấn tượng mạnh hơn, cậu
Nghĩa tặng quà cho tất cả khán giả đến mua vé. Cách làm độc đáo này đã giúp
đoàn của Thanh Nga bán được nhiều vé hát và đồng thời đây cũng là cách quảng
cáo kem đánh răng của ông chủ này.
Mối tình đầu từ những bông hồng
Mối
tình đầu của Thanh Nga tới khi cô đã thành danh trong sự nghiệp, ở giai đoạn đỉnh
cao của danh vọng. Khi ấy, tuy có vô số những món quà đắt tiền mà các chàng
trai tặng cho Thanh Nga, cô chỉ để ý đến nhành hoa hồng đều đặn được gừi đi từ
một người hâm mộ giấu mặt.
Tò
mò và thích thú, cô tìm mọi cách để biết được tung tích của con người đặc biệt
này. Chàng trai ấy là Nguyễn Văn Tài, tốt nghiệp bằng Cao học Thương mãi ở
Pháp, hiện là chủ nhiệm báo Phòng Thương mãi Sài Gòn. Thanh Nga nhanh chóng bị
hớp hồn bởi vẻ ngoài thư sinh cùng tâm hồn lãng mạn của Tài. Nhưng khi tình cảm
của Thanh Nga vừa chớm nở thì đột nhiên Tài mất tích. Sau này, Thanh Nga mới biết
Nguyễn Văn Tài là Đảng viên ĐCS Pháp về Việt Nam hoạt động, khi bị lộ đã phải
rút lui.
Công tử tòa báo xây cả một nhà hát tặng Thanh Nga
Cậu
Ba Thành, con chủ báo Saigon Mới thể hiện tình cảm của mình với mỹ nhân Thanh
Nga bằng cách lấy lòng mẹ cô.
Cậu
đã giúp cả gánh hát nhà cô đầu tư hơn về mặt hình ảnh bằng cách thuê hẳn một ê
kip chuyên lăng xê cho đoàn. Cậu Thành tìm kiếm những họa sĩ giỏi nhất thời ấy
để vẽ quảng cáo, tranh cảnh, phông nền cho rạp. Đặc biệt hơn, để đoàn hát nổi
tiếng, cậu còn nhờ các ký giả viết nhiều bài báo giới thiệu các vở tuồng hay,
diễn viên tài năng của đoàn. Trong số những bài báo ấy, bài viết ca ngợi nhan sắc
và tài diễn xuất của Thanh Nga chiếm nhiều nhất.
Không
dừng lại ở đó, cậu Ba Thành còn có nhã ý tặng cho Thanh Nga cả một rạp hát mới
xây, nhưng đã bị mẹ cô từ chối.
Cất
công theo đuổi là thế nhưng Thanh Nga chưa một lần để mắt đến chàng công tử hào
hoa này. Vì đối với cô, những cách thể hiện tình cảm bằng quyền lực, tiền bạc
không bao giờ làm cô lay động.
Thanh Nga – Thành Được và chuyện tình từ sân khấu
Gặp
gỡ từ vài lần cộng tác trên sân khấu, Thanh Nga và Thành Được ban đầu vốn chỉ
xem nhau như đồng nghiệp. Lúc ấy Thành Được đã có vợ là nghệ sĩ Út Bạch Lan,
còn Thanh Nga chỉ mới ở tuổi thiếu niên.
Sau
này, khi Thành Được chia tay với Út Bạch Lan, ông bắt đầu nảy sinh tình cảm với
Thanh Nga từ những dịp đóng cùng nhau các vai diễn trên sân khấu trong các vở Con
gái chị Hằng, Đoạn tuyệt, Người yêu của Hoàng Thượng…
Thành
Được say đắm Thanh Nga mà không được đáp lại. Ông đã đeo đuổi và dùng cả thế lực
ngoài đời để chinh phục cho bằng được Thanh Nga. Tuy nhiên khi hai người đã nên
duyên thì Thành Được lại mãi mê đuổi theo những hình bóng giai nhân khác –
là nguyên nhân làm cho Thanh Nga quyết định rời xa ông để lập gia đình.
Sau
này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên
đó mới hỏi ông rằng: “Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm lại
trên đường tình anh thấy thương ai nhất?”. Thành Được đáp: “Đến bây
giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành,
trong sáng”. Có thể nói mối tình đó đã để lại trong lòng Thành Được
nhiều trăn trở không nguôi.
Cuộc hôn nhân bất ngờ với Đại úy Mẫn
Đại
úy Nguyễn Minh Mẫn là người phụ trách an ninh kho Long Bình. Trong số những anh
chàng theo nghiệp nhà binh, Đại úy Mẫn là người theo đuổi Thanh Nga rất kiên
trì. Ông Mẫn yêu Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời,
Thanh Nga duyên dáng và có sức hút lớn với người đối diện nên Đại úy Mẫn đem
lòng say mê. Đại úy Mẫn không phải là nghệ sĩ nhưng ông có tâm hồn tài tử bởi
thế ông càng say đắm Thanh Nga. Sau khi chia tay Thành Được, Thanh Nga nhanh
chóng tuyên bố cưới Đại úy Mẫn. Tin đó khiến ai cũng phải bất ngờ.
Tháng
11 năm 1967, Thanh Nga và Đại úy Mẫn tổ chức lễ cưới. Thanh Nga trong chiếc áo
cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là Đại úy Nguyễn Minh Mẫn.
Trong ngày cưới bỗng nhiên một người đàn bà dẫn con đến, mới biết ông Mẫn đã có
vợ con ở quê nhà. Người phụ nữ được đưa vào buồng riêng thu xếp để đám cưới
không bị bể.
Tiệc
cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông.
Rượu Champagne nổ dòn, cuộc vui tưởng chừng như bất tận. Nhưng chưa được bao
lâu, thì Đại úy Mẫn phải ra toà lãnh án về tội lạm công quỹ.
Thanh
Nga phải sống trong những ngày đoạn trường và phải đối mặt với dư luận. Thanh
Nga – Nguyễn Minh Mẫn làm đám cưới nhưng không có hôn thú nên hôn nhân tự tan vỡ
khi ông Mẫn đang ở tù.
Cuộc tình cuối bên người chồng Phạm Duy Lân
Có
thể nói cuộc đời Thanh Nga là một chuỗi nhưng thăng trầm trong chuyện tình yêu.
Và dường như bến đỗ hạnh phúc đích thực dành cho cô xuất hiện khi cô gặp và lấy
Phạm Duy Lân. Một mối tình có thể nói là định mệnh.
Tết
Kỷ Dậu năm 1969, Thanh Nga sang Pháp biểu diễn theo gợi ý của Bộ thông tin.
Đoàn do ông Phạm Duy Lân – Đổng lý văn phòng Bộ Thông dẫn đầu. Và Phạm Duy Lân
đặc biệt quan tâm đến Thanh Nga. Chuyến lưu diễn kéo dài hai tháng và thu được
những thành công. Trở về từ chuyến lưu diễn đó, Thanh Nga và Phạm Duy Lân chính
thức kết hôn.
Khi
nói đến Thanh Nga, người ta nhắc nhiều đến chuyện tình với ông Phạm Duy Lân,
người đã từ bỏ sự nghiệp để kết hôn với bà và sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo
vệ bà. Trước khi đến với Thanh Nga, Phạm Duy Lân đã có 2 đời vợ và có con
riêng. Trong những ngày đầu, vì hoàn cảnh riêng ấy mà chuyện tình của Thanh Nga
– Duy Lân chịu sự phản đối gay gắt của mẹ Thanh Nga. Thế nhưng, bằng tấm chân
tình của mình, Duy Lân đã chinh phục được người thân của bà.
Những
ngày sống với ông, Thanh Nga ngập tràn hạnh phúc với cuộc sống gia đình viên
mãn và thăng hoa trên sân khấu. Người ta kể rằng, ông yêu thương chiều chuộng vợ
nhất mực, kể cả khi bà tắm ông cũng tha thẩn bên ngoài để có thể mang đến ngay
những gì bà cần. Theo lời kể của Nghệ sĩ Kim Cương: “Hầu như anh Lân
tháp tùng bên cạnh vợ 24/24. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng
trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: “Ông cứ
đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được. Anh Lân chỉ lặng lẽ
nói: “Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu
không nghe. Tôi chưa thấy người nào thương vợ như anh Lân”.
Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh phúc của Nghệ sĩ Thanh Nga bên người chồng Phạm Duy Lân khép lại bằng cái chết đầy bi kịch của cả hai vợ chồng do bị ám sát năm 1978.
Đêm
26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát
Cao Đồng Hưng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu
xám nhạt. 23h30 khuya hôm ấy, một kẻ lạ mặt đã xông vô xe chĩa súng
đòi bắt cóc con trai bà.
Trong lúc cố gắng bảo vệ con trai, nữ nghệ sĩ Thanh Nga và chồng đã bị bọn bắt cóc nổ súng sát hại. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của một ngôi sao đang thời kỳ rực rỡ nhất. Năm đó Thanh Nga 36 tuổi.
Tháng
4/1979, vụ án đã tìm được hung thủ. Hai tên Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức
đã được mang ra xét xử và nhận án tử hình.
Con trai củaThanh Nga và những năm tháng tủi thân vì cô đơn
Phạm
Duy Hà Linh - cậu con trai đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của vợ chồng
Thanh Nga đến nay đã 45 tuổi và chọn đi theo con đường nghệ thuật của mẹ mình.
Nhớ lại biến cố kinh hoàng năm xưa khiến mình trong một đêm mất đi cả cha lẫn mẹ,
trở thành đứa trẻ mồ côi, nghệ sĩ Hà Linh kể, chứng kiến cha anh bị bắn, mẹ anh
đã đau đớn thốt lên: “Bố chết rồi, mẹ con mình chết theo bố thôi”.
Một
lúc sau khi mẹ anh cũng bị bắn, Hà Linh lồm cồm bò dậy, cố gắng bò ra khỏi xe về
phía cửa nhà nhưng không nổi. Sau đó, mọi người trong nhà hốt hoảng chạy ra bế
anh vào.
Sau
khi bố mẹ qua đời, Hà Linh sống cùng bà ngoại song chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ mẹ
cha. Nam nghệ sĩ cải lương tâm sự, mỗi lúc bị bạn bè bắt nạt, anh từng nghĩ, nếu
như mình may mắn còn cha và mẹ thì chắc chắn, cha mẹ sẽ bảo vệ mình.
Khuyết
Danh
Một nữ NS tài sắc vẹn toàn.
Trả lờiXóaChúc Fa sáng Chúa nhật nhiều vui.
Cám ơn anh Lý Lãng. Chúc anh tuần mới nhiều năng lượng.
Xóahttps://kenhthoitiet.vn/wp-content/uploads/2018/08/tong-hop-cac-hinh-anh-binh-minh-tren-bien-dep-7.jpeg