Nhận
thức của chúng ta về điều tốt, điều xấu hay sự kém hấp dẫn đối với bạn đời có
thể thay đổi theo trạng thái tư duy của chúng ta
Đối
với một số người, đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội để các cặp đôi lãng mạn có
nhiều thời gian và gắn kết với nhau hơn. Ngược lại, đối với những người khác,
tình yêu trong thời gian đóng cửa làm gia tăng các khó khăn trong mối quan hệ
mà họ đã phải trải qua trước đại dịch, nó khiến cảm giác không hài lòng và sự
căng thẳng giữa hai bên thêm trầm trọng.
Tỷ lệ chia tay, ly hôn, và
thậm chí là bạo lực gia đình đã gia tăng kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Các
nghiên cứu cho rằng các mối quan hệ ổn định và hài hòa là rất quan trọng đối với
cả sức khỏe tinh thần và thể chất, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và cách cải
thiện mối quan hệ căng thẳng ngày càng trở nên tồi tệ kia. Đó chính là một
trong những mục tiêu của phòng thí nghiệm “Chia tay trong đau khổ” (Breaking
Sad)” tại Đại học Western. Phòng thí nghiệm tập trung vào việc nghiên cứu các
suy nghĩ tiêu cực gây ra bệnh trầm cảm và yếu tố niềm tin đã ảnh hưởng đến các
mối quan hệ như thế nào.
Nghiên
cứu gần đây của chúng tôi cho thấy rằng niềm tin của chúng ta đối với người bạn
đời có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc phát sinh những quan hệ không
êm ấm: hay tranh chấp, cãi vã.
Tầm quan trọng của niềm tin
Chúng
tôi phát hiện ra rằng các cá nhân trong các mối quan hệ tạo ra những hình ảnh
tưởng tượng về người bạn đời lãng mạn của họ. Hơn nữa, những hình ảnh tưởng tượng
này được lưu trữ trong bộ nhớ và sẽ dán nhãn cho việc chúng ta hiểu, diễn giải
và phản hồi đối với người bạn đời của
mình. Theo một nghĩa nào đó, những hình dung này hoạt động giống như một cặp
kính màu tô điểm và có ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhìn nhận của chúng ta về người
bạn đời.
Nếu
bạn luôn có suy nghĩ tích cực về người bạn đời thì việc này giống như bạn đang
đeo một cặp kính màu hồng khi đánh giá họ. (ví dụ: “Anh ấy là một người chu
đáo, chín chắn và có thiện chí”). Đối với những gì mà người bạn đời thực hiện,
bạn có xu hướng giải thích theo hướng tích cực hơn hoặc nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn
như, “Anh ấy không trả lời tin nhắn của mình vì đang bận họp, mình biết anh ấy
không phớt lờ mình và nếu có cơ hội thì sẽ trả lời ngay”.
Ngược
lại, bạn có xu hướng nhìn hành động của người bạn đời qua cặp kính tối màu nếu
bạn luôn có suy nghĩ tiêu cực về họ (“Cô ấy thật ích kỷ và không quan tâm đến nhu cầu của
tôi”). Bạn có thể nghĩ: “Cô ấy không trả lời tin nhắn của tôi vì đang phớt lờ
tôi, cô ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.”
Chúng
ta càng tiếp tục nhìn hành động của người bạn đời dưới góc độ thiếu bao dung
thì những suy nghĩ tiêu cực về họ càng được củng cố — và “chiếc kính màu” mà
chúng ta đeo lại càng trở nên tối tăm hơn.
Theo
cách này, những suy nghĩ tiêu cực về người bạn đời có thể khiến chúng ta cảm thấy
tức giận hoặc chán nản và dẫn đến những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn bạn bắt đầu
chỉ trích hoặc muốn xa lánh đối tác. Điều này cuối cùng dẫn đến việc cả hai cảm
thấy không hài lòng và thiếu sự hỗ trợ nhau trong quan hệ vợ chồng.
Thật
không may đối với nhiều người, suy nghĩ tốt đẹp, niềm tin tích cực về người bạn
đời đáng yêu, nổi bật trong giai đoạn đầu nhưng theo thời gian lại có xu hướng
trở thành tiêu cực. Điều đã từng hấp dẫn giúp gắn kết vợ chồng lại thường trở
thành điều khiến chúng ta khó chịu nhất. Sự thu hút, hấp dẫn trước đây của đối
phương đã trở thành một thứ nhạt nhòa, không đáng tin cậy.
Thay đổi suy nghĩ vô bổ
Vì
vậy, nên làm gì nếu bạn có một suy nghĩ rất tiêu cực về người bạn đời? Bạn có
thể nhìn rõ hơn mối quan hệ của bạn qua “lăng kính” nào?
Đầu
tiên, bạn có thể cố gắng tìm thật nhiều bằng chứng tốt, tích cực về người bạn đời
của mình.
Nghiên
cứu cho thấy rằng suy nghĩ dựa trên bằng chứng là một đóng góp quan trọng đến sức
khỏe tâm lý. Để có nhiều bằng chứng tích cực hơn trong suy nghĩ về người bạn đời,
bạn hãy nhớ sử dụng các sự kiện thay cho những lời suy diễn cá nhân tiêu cực mà
bạn dán nhãn lên họ.
Thay
vì vội vàng kết luận và nghĩ rằng đối tác ích kỷ và không quan tâm đến bạn vì họ
đã không mang về nhà đúng loại sữa bạn yêu cầu, hãy dừng lại và tự hỏi bản
thân: Liệu có bằng chứng nào chứng minh cho suy nghĩ rằng rằng chồng/vợ của
mình là người ích kỷ và không quan tâm đến mình không? Có bằng chứng nào không ủng
hộ ý tưởng này?
Điều
này không chỉ có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong thời điểm đó mà nó còn cho
phép bạn nhìn mọi thứ rõ ràng hơn và khách quan hơn trong các hành xử đối với
người bạn đời.
Thay vì chỉ trích, hãy ôm chặt bạn đời – đó là cách đơn giản có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ về bạn đời.
Ngoài
việc thay đổi cách bạn nghĩ về người bạn đời thì điều quan trọng là bạn phải
thay đổi cách giao tiếp với họ.
Dù
có tin hay không thì việc thay đổi cách bạn giao tiếp với người bạn đời thực sự
có thể thay đổi cách bạn cảm nhận và suy nghĩ về họ. Ví dụ như thay vì chỉ
trích những lỗi lầm mà họ mắc phải bạn hãy ôm hôn chia sẻ với họ. Những nỗ lực để
tạo ra những tương tác tích cực với người bạn đời có thể giúp thay đổi những
suy nghĩ tiêu cực đối với nhau.
Hơn
bao giờ hết với các mối quan hệ vợ chồng đang chịu áp lực và những căng thẳng
đang ngày càng gia tăng trong thời kỳ đại dịch, điều quan trọng là phải làm những
điều cần thiết để nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết nhất của chúng ta.
Jesse
Lee Wilde là nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại Đại học Western ở
Canada, và David J. A. Dozois là giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học
Western. Bài báo này được xuất bản lần đầu trên The Conversation.
Jesse Lee Wilde
Văn Thanh Bùi biên dịch
https://i.pinimg.com/originals/c4/96/a6/c496a605e4ae45a936f8b3c39e7171be.gif
Trả lờiXóaHãy YÊU đi! :)
http://icdn.dantri.com.vn/zoom/1200_630/2017/photo-6-1501375324800-crop-1501375551212.jpg
XóaHÃY ÔM ĐI!!