“Vô
cùng ít trẻ em trên thế giới có được hưởng niềm hạnh phúc được yêu thương một
cách vô điều kiện" (Ảnh: Dieterich01/Pixabay)
Chuyên gia nghiên cứu não Gerald Hüther đặt vấn đề bằng một bài
trên báo FOCUS của Đức, Gerald Hüther quả quyết rằng, để được hạnh phúc, trẻ em
cần phải cảm nhận được rằng chúng được yêu thương vô điều kiện. Nếu điều này
không xảy ra, nó có thể làm thay đổi bản tính của trẻ. Đây là công thức cho một
quá trình trưởng thành hạnh phúc.
“Trẻ
em cần phải cảm nhận được rằng nó luôn đúng khi nó là chính nó, rằng nó luôn được
yêu thương một cách vô điều kiện. Đó là điều quan trọng nhất mà một đứa trẻ cần”.
(Ảnh pixabay)
Cha
mẹ nào cũng yêu thương con cái của mình. Để con cái được hạnh phúc, cha mẹ luôn
sẵn lòng làm tất cả.
Vấn
đề nằm ở chỗ, tất cả những gì cha mẹ làm lại thường dựa trên định nghĩa của bản
thân về hạnh phúc và thành công.
Họ
muốn con mình ngoan ngoãn và vâng lời, học giỏi, tham gia hoạt động ngoại khóa.
Họ muốn con mình được yêu mến. Họ bảo vệ con mình bất cứ khi nào có thể. Họ can
thiệp vào cuộc sống của chúng.
Cha mẹ ngày nay chịu vô số áp lực
Ngày
nay, các bậc làm cha làm mẹ phải chịu vô vàn áp lực vì lo lắng cho con cái,
không biết sau này chúng có thể hòa nhập được với cuộc sống hiện đại hay
không.
Giáo
dục một đứa trẻ hiện nay không phải là một điều đơn giản. Vì vậy chúng ta cần
phải trả lời rõ được câu hỏi này: “Trẻ em thật sự cần gì để được hạnh phúc?”.
Ít
có nhà khoa học nào ở Đức thực sự đi sâu vào câu hỏi này hơn chuyên gia nghiên
cứu não Gerald Hüther. Trong cuốn sách “Giải cứu cuộc chơi!” ông kêu gọi dành
thêm nhiều thời gian cho trẻ em được vui chơi.
Hüther
đã trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng:
“Trẻ
em cần phải cảm nhận được rằng nó luôn đúng khi nó là chính nó, rằng nó luôn được
yêu thương một cách vô điều kiện. Đó là điều quan trọng nhất mà một đứa trẻ cần”.
Có rất ít trẻ em được yêu thương vô điều kiện
Phần
lớn cha mẹ đều tin chắc rằng mình yêu thương con mình một cách vô điều kiện.
Nhưng điều đó có đúng hay không? Hüther thì lại nghĩ khác.
“Vô
cùng ít trẻ em trên thế giới có được hưởng niềm hạnh phúc được yêu thương một
cách vô điều kiện. Và những đứa trẻ này tỏ ra vượt trội ở chỗ, chúng không bao
giờ cần phải nỗ lực chỉ để được người khác công nhận” – ông nói.
Có
thể nói, trẻ em hạnh phúc nhất khi chúng có cảm giác không cần phải nỗ lực để
được bố mẹ yêu.
Có
thể nói, trẻ em hạnh phúc nhất khi chúng có cảm giác không cần phải nỗ lực để
được bố mẹ yêu. (Ảnh pixabay)
Điều
này hiếm có trẻ nào được trải qua. Ví dụ nhiều đứa trẻ có cảm giác rằng mình sẽ
được bố mẹ yêu hơn khi điểm số tại trường tốt hơn. Hoặc là khi chúng luôn luôn
ngoan ngoãn vâng lời và không bao giờ cãi lại hay tức giận.
Nếu
một đứa trẻ bị phạt nhốt sang phòng khác hoặc bị la mắng vì nó tức giận, nó sẽ
học được rằng: cảm xúc của mình là sai. Mình cần phải kìm nén nó, để bố mẹ lại yêu
thương mình.
Trẻ em cần sự hỗ trợ và giúp đỡ
“Nếu
một đứa trẻ không được trải nghiệm tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ, nó sẽ xuất
hiện một vấn đề”, Hüther nói tiếp. “Đó là bởi vì trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào
cha mẹ. Chúng chỉ có thể sống sót khi nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ cha mẹ”.
Trẻ
em từ khi sinh ra đã có mối liên kết vô hình cực kỳ chặt chẽ với cha mẹ. Chúng
yêu cha mẹ mình và sẵn sàng làm tất cả mọi điều để được yêu lại, để chúng có thể
yên tâm rằng cha mẹ luôn luôn ở đó và lo cho chúng. Đó là quy luật tự nhiên.
Trẻ
em từ khi sinh ra đã có mối liên kết vô hình cực kỳ chặt chẽ với cha mẹ. Chúng
yêu cha mẹ mình và sẵn sàng làm tất cả mọi điều để được yêu lại, để chúng có thể
yên tâm rằng cha mẹ luôn luôn ở đó và lo cho chúng… (Ảnh pixabay)
Cùng
với đó, mối liên kết vô hình này cũng rất nhạy cảm.
“Khi
một đứa trẻ bị ép buộc phải làm những điều theo sự mong muốn, mục đích, quan niệm
hay phương pháp của cha mẹ, mối liên kết này sẽ bị tổn thương”, Hüther nói. “Và
nó sẽ để lại một vết thương cho đứa trẻ”.
Điều
gì diễn ra trong não của những trẻ không được yêu thương vô điều kiện?
Tổn
thương đó quá lớn, đến nỗi nó còn có thể được kiểm chứng trong não của một người
đã trưởng thành.
Người
ta thí nghiệm trên những người đàn ông trưởng thành bằng cách đo điện não đồ của
họ trong tình huống cảm thấy bị bỏ rơi. Khi đó một vùng trong não được kích hoạt,
và nó trùng với vùng được kích hoạt khi người ta bị đau đớn về thể xác.
Trẻ
em nếu không cảm thấy được cha mẹ yêu thương khi nó là chính nó, sẽ phải nhận một
tổn thương rất lớn. Phản ứng tự nhiên của nó sẽ là cố gắng để thoát khỏi tổn
thương. Đó là khoảnh khắc mà trẻ mất đi sự ngây thơ hồn nhiên vốn có của mình.
“Hầu
hết trẻ em phản ứng lại với sự tổn thương này bằng cách nỗ lực để làm được, hoặc
trở thành những gì cha mẹ chúng muốn”, Hüther nói.
“Và
sự nỗ lực đó sẽ mãi tiếp diễn khi trẻ đến trường, lên đại học, đi làm… Trẻ sẽ
trở thành người hướng ngoại, luôn bị lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác”.
Và nó dẫn tới hậu quả còn tồi tệ hơn.
“Khi
trẻ em phải uốn nắn mình, sự tổn thương đối với chúng có thể sẽ qua đi, nhưng
những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ có được một cuộc sống hạnh phúc, vì chúng
không bao giờ có thể buông bỏ. Chúng luôn phải gồng mình, mãi cố gắng như vậy”,
nhà nghiên cứu nói.
Một cuộc đời chỉ có nỗ lực
Lại
lấy ví dụ về điểm số. Một đứa trẻ nhận điểm 4 (tương đương điểm 5 ở Việt Nam),
về nhà và phát hiện ra rằng cha mẹ nó không vui vì điều đó, thậm chí thất vọng.
Nó sẽ nhận thấy có điều gì đó không đúng.
Trong
bài kiểm tra tiếp theo, nó sẽ nỗ lực nhiều hơn, nó nhận được điểm tốt hơn và
cha mẹ cũng hài lòng hơn.
Đứa
trẻ đã giải quyết vấn đề thành công. Nó đã thực thi được điều cha mẹ nó muốn và
được công nhận.
Tuy
nhiên về cơ bản, nó cũng biết được rằng có gì đó không đúng khi nó là chính nó.
Nó hiểu rằng cả cuộc đời nó sẽ phải nỗ lực để nhận được sự công nhận từ mọi người.
Hậu
quả của việc trẻ em không được yêu thương vô điều kiện
Đó
là trẻ khi lớn lên sẽ trở thành người luôn có ý thức muốn thấy mình quan trọng
trong mắt người khác.
“Ví
dụ người ta phải khẳng định tầm quan trọng của bản thân bằng cách kiếm được thật
nhiều tiền, hoặc trở thành người có quyền lực, ảnh hưởng đến nhiều người khác”,
Hüther nói.
Một
đứa trẻ, khi nó cảm thấy mình không được nhìn nhận, sẽ làm mọi cách để chứng tỏ
nó đang ở đấy.
“Chúng
ta sẽ được thấy một thế giới tốt đẹp hơn rất nhiều bằng cách nuôi dạy những đứa
trẻ mà không gieo cho chúng cảm giác rằng chúng phải cố gắng để được cha mẹ
mình yêu thương và nhìn nhận”, chuyên gia kết luận.
Bài
báo đã chỉ ra vấn đề quan trọng nhất trong việc nuôi dạy trẻ em: Tình yêu
thương vô điều kiện.
Điều
quan trọng nhất trong việc nuôi dạy trẻ em: Tình yêu thương vô điều kiện. (Ảnh
pixabay)
Vậy
tình yêu thương vô điều kiện thực sự là gì? Làm thế nào để đạt được nó? Vì sao
nó lại quan trọng đến vậy? Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi đó trong
các bài viết tiếp theo.
Epoch Times Tiếng Việt