Bức tranh “Đọc báo” năm 1912 của H.A. Brendekilde. (Ảnh:
Tài sản công)
Báo chí gắn kết
chúng ta với một cộng đồng mà chúng ta không thường xuyên nhận ra. Báo chí cho
phép chúng ta nhìn xa hơn cuộc sống của chính mình. Báo chí cho phép chúng ta
nhìn thấy cuộc sống cũng như hoạt động của những người xung quanh chúng
ta.
“Chuyện một tờ báo” của văn hào O. Henry cho chúng ta thấy
rằng một tờ báo vào một ngày nhất định nào đó sẽ có sức mạnh vượt ra ngoài các
trang giấy mà hoàn thành tốt công việc của nó như thế nào.
Tờ báo trong câu chuyện của Henry đã bắt đầu chuyến hành
trình của nó vào lúc 8 giờ sáng, khi một chàng trai trẻ nhếch nhác Jack đút tờ
báo vào túi sau cùng với cả đống găng tay của mình. Trong lúc hấp tập chạy đi,
anh không nhìn thấy tờ báo và găng tay
đã rơi khỏi túi. Cuối cùng khi biết găng tay của mình bị rơi mất, anh cáu kỉnh
quay lại để tìm.
Tờ báo đã đặt mình
(hoàn chỉnh với găng tay) ở một góc phố nơi Jack có thể phát hiện ra chúng.
Nhưng anh đã quên phắt đôi găng tay và tờ giấy [mà anh tìm kiếm] vì anh đang “nắm
hai bàn tay nhỏ […] và nhìn vào đôi mắt hối hận màu nâu.” Anh ấy không biết làm
thế nào để tiếp cận với người phụ nữ anh ấy yêu, nhưng nhờ tờ báo dẫn lối mà
anh đã đến được đây vào chính xác thời điểm này.
Bay theo làn gió
Tờ báo không chỉ
giúp cho Jack, mà còn giúp cho cả cậu trai trẻ Bobby, người khao khát tình yêu
của một cô gái đáng mến nào đó. Tờ báo chao lượn trong không trung cho đến khi ập
vào mặt chú ngựa bất kham của Bobby. Chú ngựa lồng lên sợ hãi và hất ngã anh
chàng xà ích Bobby xuống khoảnh đất trước ngôi nhà. Khi anh chễm chệ nằm đó, một cô gái trẻ vội
chạy ra và kêu lên, “Ôi, đúng là anh rồi Bobby; bao giờ cũng chỉ có anh thôi.
Anh không thấy thế sao?” Tờ báo đã đặt Bobby trước ngôi nhà của tình yêu của cậu
và giúp cậu chiếm trọn tim nàng.
Sau sự dàn xếp và kết
nối cuộc gặp gỡ của đôi bạn trẻ, tờ báo lao vun vút theo chiều gió để giúp đỡ một
người khác. Chúng tiếp tục di chuyển cho đến bị viên cảnh sát O’Brine “là một
nhân vật đáng gờm khi tham gia giao thông” tóm lấy. Khi O’Brine
đang vuốt thẳng lại các tờ giấy báo tơi tả và đọc dòng tiêu đề, “Báo chí
đứng hàng đầu trong cuộc vận động ủng hộ cảnh sát,” thì Danny, người phục vụ tại
quán cà phê Shandon Bells đã mời O’Brine một ly rượu. O’Brine bước ra ngoài,
khuôn mặt tươi tỉnh và sẵn sàng đi làm nhiệm vụ. Dù người phục vụ có đọc bài
báo ca ngợi cảnh sát hay không, thì tờ báo cũng đã ủng hộ viên cảnh sát này
trong trường hợp này.
Viên cảnh sát
O’Brine giúi tờ báo vào nách một chú bé đang đi ngang qua có tên là Johnny đang
trên đường trở về nhà.
Được
dùng trong những cách khác nhau
Tờ báo đến nhà Johnny, và chị gái của chú, Gladys đã nhặt lấy.
Cô gái trẻ trông nhợt nhạt, thiếu sức sống, có vẻ ngoài bất mãn này đã và đang
khao khát tìm kiếm chìa khóa của sắc đẹp. Khi chuẩn bị ra ngoài, cô đã vò nhăn
một vài trang giấy báo mà Johnny mang về và đính vào bên dưới váy để bắt chước tiếng sột soạt của đổ lụa thật, việc này khiến
cô thật là tự tin.
Cô nàng Gladys lướt ngang qua hàng xóm của mình, người đang
héo hon vì ghen tị với chiếc váy sột soạt của cô. Cô nàng lẩm bẩm gì đó nhưng
Gladys đã phớt lờ. Tâm hồn Gladys bay bổng và khi cô bước về phía trước, ánh mắt
long lanh, đôi má ửng hồng và nụ cười thỏa mãn rạng rỡ lan tỏa trên khuôn mặt
xinh đẹp. Tờ báo đã truyền cảm hứng làm đẹp cho cô.
Tờ báo được chuyển
từ Gladys xinh đẹp đến cho cha cô, một tay cầm đầu nghiệp đoàn tại nơi làm việc.
Ông ta đang nổi trận lôi đình với những công nhân đình công. Nhưng thay vì đi
làm vào ngày hôm đó, những câu đố vui của tờ báo đã làm ông phân tâm và chuyển
hướng trong nhiều giờ. Bởi vì ông không có mặt ở đó thế là các công nhân cũng
được xoa dịu và cuộc đình công đã không xảy ra.
Các trang còn lại của tờ báo cũng có vài công
dụng hữu ích.
Cũng giống như Gladys, Johnny đã xé một vài trang để sử dụng cho riêng
mình. Cậu chàng Johnny đã lường trước
hình phạt từ vị giáo viên của mình nên đã nhét các mảnh giấy vào bên trong quần
áo để giảm nhẹ hậu quả của hình phạt thể chất. Và thế là, tờ báo đã hoàn thành
một công việc xuất sắc.
Tờ báo đã giúp đỡ tất
cả mọi người mà nó gặp gỡ, người già và trẻ nhỏ, trong tình yêu và trong công
việc.
Trong quyển sách “Fancies Versus Fads,” văn sĩ người Anh G.K. Chesterton có một góc nhìn khác khi trích dẫn rằng những tờ báo không giúp ích gì con người: “Dường như khó mà coi trọng những điều điều xấu xa có thể được thực hiện bởi một nền báo chí không trung thực và vô đạo đức.” Nhà văn Chesterton đã đúng, nhưng câu chuyện của Henry chứng minh rằng, ngay cả khi chúng ta không nhận thấy hoặc không đồng ý với mọi thông tin trên một tờ báo, thì một tờ báo tốt, hoặc thậm chí là một tờ báo tệ đều có thể xây dựng một cộng đồng theo những cách mà chúng ta có thể không nhận thấy và không thể tự mình làm được. Tác phẩm “Chuyện một tờ báo” cho chúng ta thấy sức mạnh và tiềm năng của báo chí. Một tờ báo có thể mang mọi người đến với nhau, truyền cảm hứng, mang lại niềm tin và giúp chuyển hướng thảm họa.
Kate Vidimos BTV
Epoch Times Tiếng Anh
Mai Hoa biên dịch
câu chuyện rất hấp dẫn
Trả lờiXóa