Khi dân chuyên toán ăn mỳ.
Nỗi khổ của nhà tuyển dụng sau Tết.
Phí công gìn giữ bao ngày.
Mốt làm tóc mới của quý cô bận rộn.
Đường dành riêng cho bợm nhậu.
Xe đạp kết hợp xe lu.
Khi dân chuyên toán ăn mỳ.
Nỗi khổ của nhà tuyển dụng sau Tết.
Phí công gìn giữ bao ngày.
Mốt làm tóc mới của quý cô bận rộn.
Đường dành riêng cho bợm nhậu.
Xe đạp kết hợp xe lu.
Cơ
thể con người là một kỳ quan và là bộ máy kỳ diệu nhất. Tuy nhiên cách thức vận
hành của bộ máy này từ tổng thể đến từng bộ phận riêng lẻ đến nay vẫn là một bí
ẩn lớn với hầu hết chúng ta.
Ngay
cả các nhà khoa học và bác sĩ, những người dành cả cuộc đời để nghiên cứu, cũng
thấy cơ thể người rất kỳ lạ, phức tạp và thậm chí đôi khi khó hiểu.
Trong
cuốn Cơ thể người -Chuyến du hành đến mọi bộ phận của chúng ta, từ góc nhìn đa
chiều của sinh học, y học, hóa học và nhân học, cộng với lối viết hài hước và
giàu thông tin, tác giả Bill Bryson đã cố gắng đưa ra một cái nhìn toàn diện,
nhưng chi tiết và dễ hiểu về cơ thể, các bộ phận trong cơ thể và chức năng của
chúng.
Sự sống thực sự bắt đầu từ
đâu?
Tác
giả dẫn dắt người đọc qua từng hệ cơ quan và bộ phận trong cơ thể chúng ta, từ
răng, tóc, đầu, miệng, họng, đến não bộ, hệ thần kinh, hệ xương, hệ cơ, hệ tiêu
hóa, hệ vi sinh, cho đến các hormone…, đồng thời giải thích chức năng, cơ chế
hoạt động và những điều kỳ diệu của chúng.
Bên cạnh đó, ông cũng đi sâu vào các bệnh lý phổ biến, như ung thư, bệnh tim mạch, tiến trình lão hóa và cái chết, qua đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về các mối đe dọa sức khỏe mà cơ thể sẽ phải đối mặt.
“Cơ
thể người: Chuyến du hành đến mọi bộ phận của chúng ta” của Bill Bryson là một cuốn sách kể về hành trình khám phá cơ
thể con người với sự pha trộn giữa sinh học, y học và nhân học. Cuốn sách đã đạt
được giải thưởng New York Times BestSeller và A Best Book Of The Year By The
Washington Post. Ảnh: Omega+.
Bryson
bắt đầu cuốn sách bằng việc đề cập đến những nguyên liệu cấu thành nên một có
thể người. Ông cho biết, năm 2013, Hội Hóa học Hoàng gia Anh đã thực hiện một
nhiệm vụ kỳ lạ là ước tính những gì cần thiết để xây dựng nam diễn viên
Benedict Cumberbatch (một người có vóc dáng điển hình).
Theo
tính toán của cơ quan này, để cấu thành nên một con người có kích thước tương
đương nam diễn viên trên, chúng ta cần có 59 nguyên tố, với giá ước tính khoảng
96.546,79 bảng Anh.
Trong
số này, 6 nguyên tố là các-bon, oxy, hydro, nitơ, canxi và phốt pho chiếm tới
99,1%. Oxy là thành phần lớn nhất trong cơ thể chiếm 61% được liên kết với
hydro (chiếm 10% cơ thể) để tạo thành nước, nhưng hai nguyên tố này có giá
thành thấp, oxy chỉ đáng giá 9 bảng và hydro chưa đến 16 bảng. Nitơ chiếm 2,6 %
giá chỉ có giá 27 penny. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chi ra một số tiền không hề nhỏ
cho một số nguyên tố như: 44.300 bảng Anh cho 13,6 kg các-bon và 47.000 bảng
Anh cho các nguyên tố canxi, phốt pho và kali...
Tuy
nhiên, theo Bryson, vấn đề này không thực sự quan trọng, bởi bạn có chi trả bao
nhiêu tiền hay kết hợp các nguyên liệu cẩn thận như thế nào thì bạn mới chỉ tập
hợp được nguyên liệu thô tạo ra con người chứ chưa thể tạo ra sự sống.
Bryson
cho biết, để tạo ra 1 con người phải mất 7 tỷ tỷ tỷ
(7.000.000.000.000.000.000.000.000) nguyên tử. Nhưng nguyên tử chỉ là những khối
vật liệu, không có sự sống.
Không
ai có thể xác định được sự sống thực sự bắt đầu từ đâu. Trong khi khoa học đã
xác định tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. Tế bào chứa đầy những thứ phức tạp:
ribosome và protein, DNA, RNA, ty thể và nhiều bí ẩn ở cấp độ tế bào.
Tuy
nhiên, khoa học vẫn không thể giải thích được bằng cách nào chúng phối hợp để
khiến cơ thể hoạt động (cơ thể con người có 37,2 nghìn tỷ tế bào hoạt động hài
hòa gần như hoàn hảo mọi lúc).
Khoa học cũng chưa giải thích được cách các gen và nhiễm sắc thể trong cơ thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong DNA, hay cách cơ thể tồn tại - giống như một cỗ máy hoạt động 24 giờ một ngày trong nhiều thập kỷ - mà không cần nhiều sửa chữa trong nhiều thập kỷ và cách nó chỉ chạy bằng nước và một vài hợp chất hữu cơ.
Tác
giả Bill Bryson chụp ảnh với một mô hình giải phẫu. Nguồn: dailymail.
Nghiên
cứu cơ thể - còn một chặng đường dài
Tiếp
đó, Bryson dẫn dắt người đọc qua từng hệ cơ quan và bộ phận trong cơ thể chúng
ta.
Nói
về bộ não, Bryson cho rằng không có thứ gì trên thế giới này phi thường hơn bộ
não con người. Bộ não ẩn sâu bên trong hộp sọ, mềm mại một cách kỳ lạ và được tạo
thành từ 70-85% là nước, phần còn lại là chất béo và protein. Chỉ có ba vật liệu
đơn giản như vậy nhưng chúng có thể kết hợp với nhau để cho phép chúng ta suy
nghĩ, ghi nhớ, quan sát, đánh giá thẩm mỹ…
Về
kích thước và vật liệu, bộ não người không khác gì não của các loài động vật
như chó hay chuột đồng, nhưng hiệu quả và tính độc đáo của nó là nhờ vào khoảng
86 tỷ tế bào thần kinh tạo nên hàng nghìn tỷ kết nối với nhau.
Bộ não được chia thành 3 phần chính: Đại não - Nơi xử lý mọi quá trình cảm
giác, tính cách và cảm xúc, được chia thành 2 bán cầu não; Tiểu não - Chứa hơn
một nửa số tế bào thần kinh trong não, tiểu não chịu trách nhiệm về chuyển động
và giữ thăng bằng; Thân não - Kết nối não với cột sống và phần còn lại của cơ
thể, thân não điều chỉnh các chức năng như thở và ngủ.
Ngoài
ra, vùng dưới đồi - Nhỏ như hạt đậu phộng, kiểm soát các chức năng hóa học của
não và điều chỉnh ham muốn tình dục, cơn đói, cơn khát và quá trình lão hóa của
chúng ta.
Đề cập đến đầu, Bryon cho biết vào đầu
thế kỷ 19, các ngành nghiên cứu về hộp sọ và nhân tướng học đã ra đời do một số
nhà khoa học tin rằng kích thước và hình dạng đầu của một người có thể giúp suy
ra một số khía cạnh về tính cách của người đó.
Đầu
người có nhiều đặc điểm đáng kinh ngạc. Đầu chứa các cơ quan chịu trách nhiệm
cho 3 giác quan chính - thị giác, khứu giác và thính giác, sau đó được não xử
lý. Bên cạnh đó, đầu còn chứa cả khuôn mặt với khả năng biểu cảm. Có vô số biểu
cảm, với 6 biểu cảm phổ biến, cụ thể là vui vẻ, tức giận, ghê tởm, sợ hãi, buồn
bã và ngạc nhiên.
Nói về tim, Bryon cho biết, bộ phận
này làm công việc duy nhất và quan trọng nhất là bơm máu đi khắp cơ thể. Tim đập
trung bình 3,5 tỷ lần trong suốt tuổi thọ trung bình và bơm khoảng 260 lít máu
mỗi giờ. Một lực đẩy mạnh của tim sẽ đẩy máu xuống trung bình 4 feet (tương
đương 1,2192 m), sau đó di chuyển ngược trở lại chống lại trọng lực, mang oxy,
vận chuyển hóa chất, tiêu diệt mầm bệnh, loại bỏ chất thải và điều chỉnh nhiệt
độ cơ thể, tất cả cùng một lúc. Đây là một chức năng đa diện và cũng phức tạp,
cho phép các bác sĩ thu thập được nhiều thông tin chỉ thông qua một xét nghiệm
máu.
Đề cập đến xương, Bryson nêu cơ thể con
người có 206 xương. Tuy nhiên, cứ tám người thì có một người có xương sườn thứ
13. Ngoài ra, cơ thể cũng có xương vừng - hoặc xương có kích thước bằng hạt vừng
- gần bàn tay, bàn chân và phần còn lại của cơ thể không được tính.
Chúng
ta biết rằng xương tạo nên cấu trúc cơ thể, bảo vệ các cơ quan bên trong, lưu
trữ hóa chất và tạo ra các tế bào máu. Tuy nhiên, vào đầu những năm 2000, người
ta phát hiện ra rằng xương cũng sản xuất ra một loại hormone gọi là
osteocalcin. Đó là lý do tại sao tập thể dục thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ
mắc bệnh Alzheimer.
Theo
Bryson, bàn tay có 29 xương, 17 cơ, 123 dây chằng được đặt tên, và các động mạch
và dây thần kinh khác nhau. Ngoài ra, cẳng tay có 18 cơ kiểm soát những thứ
này. Trong khi các loài linh trưởng đều có ngón cái đối diện, con người lại có
bộ ba cơ độc đáo: cơ duỗi ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái dài và cơ liên cốt
ngón tay cái đầu tiên của khớp Henle ở ngón cái giúp thao tác hiệu quả các công
cụ.
Khả
năng đi bằng hai chân cũng khiến con người khác biệt hoàn toàn so với các loài
linh trưởng. Sự tiến hóa, đặc biệt là cổ dài, lưng mềm dẻo hơn và đầu gối lớn
hơn các loài linh trưởng khác đã giúp con người có thể đi thẳng.
Tuy
nhiên, cùng một quá trình tiến hóa độc đáo của khả năng đi bằng hai chân đã khiến
phụ nữ có xương chậu hẹp hơn. Do đó, việc sinh con ở con người là một quá trình
đau đớn và nguy hiểm so với các loài linh trưởng khác.
Cũng
trong cuốn sách, Bryson còn nói về các chất hóa học, hệ vi sinh, hệ miễn dịch,
hệ tiêu hóa, vùng kín, thụ thai và sinh nở, dây thần kinh và những cơn đau, bệnh
tật, và cuối cùng là lão hóa và cái chết.
Theo Bryson, cái chết xảy
ra đối với tất cả chúng ta. Một ngày trên thế giới có 160.000 người chết. Một
năm khoảng 60 triệu người. Già đi là con đường chắc chắn nhất để chết. Tuy nhiên,
cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao con người già đi. Việc điều
trị bệnh chỉ là giải pháp tạm thời để ngăn chặn cái chết. Tuổi thọ của một cá
nhân phụ thuộc vào một số yếu tố. Trung bình một người có thể sống đến 80 tuổi
nếu có lối sống lành mạnh.
Bryson
cũng cho biết, có nhiều giả thuyết cho rằng con người trẻ ngày nay sẽ có thể sống
lâu hơn 50% trong tương lai. Nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để biến
những lý thuyết này thành hiện thực.
Sưu
tầm
Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Người dân thường ăn cơm trong tất cả bữa chính mỗi ngày. Tuy nhiên, khi các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường lan rộng, một số người bắt đầu e ngại ăn nhiều cơm có thể dẫn mất cân bằng lượng đường trong máu, làm tăng cân, tác động xấu tới sức khỏe.
Cơm là món ăn hằng ngày của người dân nhiều nước châu Á.
Tiến sĩ Manjari Chandra,
chuyên gia tư vấn dinh dưỡng (Bệnh
viện Max Gurugram
- Ấn Độ), nhận định: "Nhiều nước coi gạo là ngũ cốc chính
vì chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều ổn khi ăn cơm hơn 1 lần mỗi ngày miễn là lượng
tiêu thụ vừa phải. Nhưng
bạn cũng nên nghĩ đến loại gạo, lượng gạo và mức độ
cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn”.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Chandra
cảnh báo ăn cơm nhiều lần trong
ngày có thể không phải là
lựa chọn tốt nhất cho những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng hoặc có vấn đề
sức
khỏe như bệnh tiểu đường. Các nhóm này phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và nên cân nhắc chuyển sang ngũ cốc nguyên cám.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, Tiến sĩ Shibal Bhartiya (Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ) cho rằng họ có thể ăn cơm nhưng cần phải chú ý tới lượng cơm, thực phẩm ăn cùng. Nếu bạn bổ sung nhiều rau, protein nạc và chất béo lành mạnh vào chế
độ ăn uống, việc ăn cơm
2 lần/ngày là phù hợp.
Thêm vào đó, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
"Mặc dù gạo trắng được tiêu thụ thường xuyên hơn nhưng có ít chất dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo lứt. Sử dụng nhiều gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc
biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì gạo lứt là ngũ cốc nguyên
hạt nên có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, do đó là lựa chọn tốt hơn", Tiến sĩ Chandra giải
thích.
Ở các nước châu Á, có nhiều loại gạo dài - ngắn, màu sắc, hương vị khác nhau do giống lúa, cách chế biến… Bởi vậy, người dân có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi loại gạo mình thích và tốt cho sức khỏe nhất.
"Sự cân bằng là yếu tố quyết định.
Một chế độ ăn nhiều
gạo, đặc biệt là gạo trắng, dễ dẫn
đến lượng calo tiêu thụ quá mức, gây tăng cân hoặc các vấn đề trao đổi chất khác", Tiến sĩ Chandra kết luận.
Hàm lượng calo trong
cơm phụ thuộc vào loại gạo và khẩu phần ăn. 100g cơm trắng cung cấp 130 calo,
cơm gạo lứt cung cấp ít hơn một chút - 110 calo. Tuy nhiên, gạo lứt
giàu
chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, là lựa chọn lành mạnh, cung cấp năng lượng ổn
định.
ST