Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Người dân thường ăn cơm trong tất cả bữa chính mỗi ngày. Tuy nhiên, khi các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường lan rộng, một số người bắt đầu e ngại ăn nhiều cơm có thể dẫn mất cân bằng lượng đường trong máu, làm tăng cân, tác động xấu tới sức khỏe.
Cơm là món ăn hằng ngày của người dân nhiều nước châu Á.
Có nên ăn 2 bữa cơm/ngày?
Tiến sĩ Manjari Chandra,
chuyên gia tư vấn dinh dưỡng (Bệnh
viện Max Gurugram
- Ấn Độ), nhận định: "Nhiều nước coi gạo là ngũ cốc chính
vì chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều ổn khi ăn cơm hơn 1 lần mỗi ngày miễn là lượng
tiêu thụ vừa phải. Nhưng
bạn cũng nên nghĩ đến loại gạo, lượng gạo và mức độ
cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn”.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Chandra
cảnh báo ăn cơm nhiều lần trong
ngày có thể không phải là
lựa chọn tốt nhất cho những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng hoặc có vấn đề
sức
khỏe như bệnh tiểu đường. Các nhóm này phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và nên cân nhắc chuyển sang ngũ cốc nguyên cám.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, Tiến sĩ Shibal Bhartiya (Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ) cho rằng họ có thể ăn cơm nhưng cần phải chú ý tới lượng cơm, thực phẩm ăn cùng. Nếu bạn bổ sung nhiều rau, protein nạc và chất béo lành mạnh vào chế
độ ăn uống, việc ăn cơm
2 lần/ngày là phù hợp.
Thêm vào đó, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
Loại gạo nào tốt hơn?
"Mặc dù gạo trắng được tiêu thụ thường xuyên hơn nhưng có ít chất dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo lứt. Sử dụng nhiều gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc
biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì gạo lứt là ngũ cốc nguyên
hạt nên có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, do đó là lựa chọn tốt hơn", Tiến sĩ Chandra giải
thích.
Ở các nước châu Á, có nhiều loại gạo dài - ngắn, màu sắc, hương vị khác nhau do giống lúa, cách chế biến… Bởi vậy, người dân có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi loại gạo mình thích và tốt cho sức khỏe nhất.
"Sự cân bằng là yếu tố quyết định.
Một chế độ ăn nhiều
gạo, đặc biệt là gạo trắng, dễ dẫn
đến lượng calo tiêu thụ quá mức, gây tăng cân hoặc các vấn đề trao đổi chất khác", Tiến sĩ Chandra kết luận.
Hàm lượng calo trong
cơm phụ thuộc vào loại gạo và khẩu phần ăn. 100g cơm trắng cung cấp 130 calo,
cơm gạo lứt cung cấp ít hơn một chút - 110 calo. Tuy nhiên, gạo lứt
giàu
chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, là lựa chọn lành mạnh, cung cấp năng lượng ổn
định.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.