Có
khoảng 650 triệu người, tức 10% dân số toàn cầu không có nước sạch
khiến họ luôn bị đe dọa bởi bệnh truyền nhiễm và nguy cơ tử vong sớm.
Trong lúc đó, không ít người thường bỏ quên hoặc vặn vòi nước thả ga mà
chẳng để làm gì.
Tiếp
cận nguồn nước an toàn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người.
Thiếu nước, nhân loại không thể tồn tại. Tuy nhiên, trong khi chúng ta
đang thoải mái vặn vòi, sử dụng ít hạn chế thì ở rất nhiều nơi trên thế
giới, có người chết vì thiếu nước.
Trang
International Business Times cho biết khoảng 650 triệu người, tương
đương 10% dân số toàn cầu không tiếp cận được nước sạch, khiến họ phải
đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm và tử vong sớm.
Theo
ước tính của Liên Hợp Quốc, nước bẩn có thể gây bệnh nặng ở trẻ em,
giết chết 900 bé dưới 5 tuổi mỗi ngày khắp thế giới, tức, cứ mỗi 1 hoặc 2
phút, lại có bé qua đời vì vấn đề nước.
Chưa
hết, đối với trẻ mới sinh, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, nhiễm khuẩn
do thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra cái chết
của 1 trẻ mỗi phút.
Ngày
22/3 thường niên là Ngày Nước thế giới của Liên Hợp Quốc. Năm nay, Ngày
Nước thế giới tập trung vào nguồn nước và việc làm. Nó nhằm mục đích
nhấn mạnh nước có thể tạo ra công việc và đóng góp vào nền kinh tế xanh
phát triển bền vững như thế nào.
Để
đánh dấu ngày này, xin dẫn lại phóng sự ảnh của International Business
Times như một lời nhắc nhở chúng ta rằng trên hành tinh Trái đất, cứ 10
người lại có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.
Vì thế, hãy cân nhắc mỗi khi xả nước thả ga.
Người dân tụ tập lấy nước từ một giếng lớn ở làng Natwarghad, miền tây Gujarat - Ảnh: Reuters
Người dân lấy nước ăn từ một giếng bơm tay sau khi mưa lớn ở thành phố Allahabad phía bắc Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Một người đàn ông xách nước tưới cây giữa khô hạn trên bờ sông Hằng (Ấn Độ) - Ảnh: Reuters
Người dân khu ổ chuột lấy nước uống từ vũng nước giữa đường ray tàu hỏa tại Mumbai - Ảnh: Reuters
Những
người phụ nữ xếp hàng chờ lấy nước ăn từ xe chở nước của một công ty
tại thành phố Ahmedabad, phía tây Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Một bé gái đang cố lấy nước từ một vũng nông tại Nongoma, phía tây bắc Durban trong đợt hạn hán ở Nam Phi - Ảnh: AFP
Di
dân Bangladesh và Rohingya - được tìm thấy trôi dạt trên biển - hứng
nước mưa tại nơi trú ẩn tạm thời ở Rakhine, miền bắc Myanmar - Ảnh: AFP
Người tị nạn ở Somalia về chỗ ở sau quãng đường lấy nước phía ngoài rìa khu trại Dagahaley ở Dadaab (Kenya) - Ảnh: Getty Images
Một thiếu nữ lấy nước từ một cái hố ở Tariq, một quận của Saddam, thành phố bên cạnh Baghdad - Ảnh: Reuters
Cậu bé uống nước trong ao làng Bule Duba (Ethiopia) - Ảnh: Reuters
Một người dân đi ngang qua ao nứt nẻ vì hạn hán ở Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Một người đàn ông ngâm mình trong nước sông ô nhiễm tại New Delhi - Ảnh: Reuters
Một người đàn ông gánh nước từ bể chứa vùng ngoại ô Suining, Tứ Xuyên (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Một phụ nữ lấy mẫu nước ô nhiễm từ một cống thoát chảy vào sông Jian ở Lạc Dương, Hà Nam (Trung Quốc) - Ảnh: AFP
Những
ngón tay nhỏ bé suy dinh dưỡng của em bé 1 tuổi trên môi mẹ tại phòng
khám khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, tây bắc Niger. Một trong những đợt hạn
hán tồi tệ nhất lịch sử đã phá hủy phần lớn cây trồng, khiến khoảng 3,6
triệu người thiếu lương thực, bao gồm hàng chục ngàn trẻ em chết đói -
Ảnh: Finbarr O'Reilly/Reuters
ST
Thiếu nước thật là khổ,chị cố gắng chỉ dùng trong địh mức của nhà nước thôi!
Trả lờiXóahttps://4.bp.blogspot.com/-ok34QwlJgrQ/VY-06Jbo-dI/AAAAAAAAH1U/lcagUA4Qw-E/s1600/143541490559586.gif
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA%202016/rose_zpspr1cmvg8.gif
Trả lờiXóaChị Thật tuyệt vời, nhà em dùng nước lúc nào cũng vượt hạn mức cho phép dù đã tiết kiệm.