Ca sĩ Bạch Yến đã có những chương trình đặc biệt giữa năm 2016 dành cho khán thính giả mộ điệu, đánh dấu 60 năm ca hát.
Một chặng đường “của một nghề truân chuyên,” như lời của Bạch Yến nói với Từ Nguyên tại Paris. “Một nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và mến mộ của khán thính giả mà tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát...”
Một tháng trước ngày bắt đầu các chương trình đặc biệt này, Từ Nguyên/Người Việt phỏng vấn ca sĩ Bạch Yến. Xin mời độc giả theo dõi.
Một chặng đường “của một nghề truân chuyên,” như lời của Bạch Yến nói với Từ Nguyên tại Paris. “Một nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và mến mộ của khán thính giả mà tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát...”
Một tháng trước ngày bắt đầu các chương trình đặc biệt này, Từ Nguyên/Người Việt phỏng vấn ca sĩ Bạch Yến. Xin mời độc giả theo dõi.
Bài hát đầu tiên
Từ Nguyên (TN): Sáu mươi năm rồi? Mau quá. Chị còn nhớ ngày đầu, bài ca đầu tiên, khung cảnh?
Bạch Yến (BY): 60 năm này là chỉ kể từ lúc bắt đầu đi hát trong các phòng trà có đăng quảng cáo, có y phục trang điểm “diêm dúa, đeo lông mi giả...” và lãnh lương đàng hoàng. Ðó là từ năm 1956, còn nói hát thì thật ra tôi đã biết hát từ lúc... vừa qua hai tuổi.
Bài tôi hát đầu tiên trong đời? Ðó là bài Bến Cũ của Anh Việt, tôi hát lúc vừa lên bảy, trước gần một ngàn khán giả năm 1949 tại rạp Norodom ở Nam Vang. Buổi hát đó giúp gây quỹ cứu trợ nạn lụt miền Trung.
TN: Ðiều gì khiến chị tiếp tục con đường ca hát?
BY: Hồi đó, Ðài Phát Thanh Pháp Á tổ chức thi ca nhạc hằng tuần tại rạp Thống Nhứt (Norodom cũ). Năm 1953, tôi ghi tên dự thi, đoạt giải nhứt Huy Chương Vàng Nhi Ðồng. Nhờ đó tôi được đài mời hát trong ban Nhi Ðồng mỗi tuần. Tôi rất vui được hát trên đài này cho tới ngày đài ngưng chương trình phát thanh tại Việt Nam.
Poster chương trình Bạch Yến - 60 năm.
Mô tô bay
TN: Chị có gặp khó khăn trong ngành nghề không? Và vượt qua khó khăn như thế nào?
BY: Tôi ngưng hát từ ngày không còn đài phát thanh Pháp Á; đài Sài Gòn và đài Quân Ðội không cho hát vì lý do tôi... không quen ai. Từ đó không còn hát nữa.
Thế rồi tôi được ông cậu dạy nghề mô tô bay. Nhờ làm nghề này, tôi được lưu diễn quanh Việt Nam, vừa khám phá quê hương đẹp đồng thời được hát trên sân khấu nhỏ bên cạnh vách Bồ Mô-tô Bay mỗi đêm, trước khi leo lên biểu diễn màn xiệc Mô tô Bay. Ðúng là đùa giỡn với tử thần nhưng tôi đã lái Mô tô bay một cách hăng say cho bà con lé mắt.
Ngày nay khi xem lại màn diễn Mô-tô Bay, tôi rất sợ vì nhìn thấy hiểm nguy mà hồi trước vì máu “anh hùng rơm” không thấy sợ tí nào.
Tôi học và hành nghề Mô-tô Bay trong 2 năm. Tới 1956 phải ngừng vì bị tai nạn rất nặng. Mô-tô và tôi rớt từ bốn thước cao xuống đất, tôi bị mô-tô đè lên người, dập vài cái “ba sườn,” bị guidon đập lên màng tang, mắt bị động mạch máu... Lúc đó khán giả tưởng tôi chết, la ầm lên. Cả Hội Chợ Thị Nghè lao xao sợ hãi, cảnh sát tới lập biên bản điều tra.
Từ đó, họ khám phá ra tôi và nhiều nghệ sĩ Mô-tô Bay trong đoàn xiệc chỉ mới có 12 tới 16 tuổi, dưới tuổi 17 là tuổi mới được hành nghề xiệc này. Vì tai nạn của tôi mà cả đoàn phải hoàn toàn ngưng, không được hoạt động nghề Mô-tô Bay nữa.
TN: Cũng có vài khúc ngoặc trong 60 năm đó. Như chị từng nhảy múa hay đóng phim... Có lẽ chỉ là ngắn ngủi thôi?
BY: Trở về với âm nhạc, lúc ấy tôi mới 14. Hãy còn quá nhỏ tuổi lại nhỏ người, thiếu thước tấc, thiếu cả sắc đẹp của một thiếu nữ đúng tuổi để hát phòng trà, nên gặp rất nhiều khó khăn. Tôi làm nhiều nghề khác nhau như nhảy múa, đóng phim...
Lúc đó tôi đi học nhảy thiết hài và múa những điệu Mambo, Rock 'n' Roll và thường đóng phim do người Tàu Chợ Lớn thực hiện. Tôi thường đóng những vai ma hay vai người cá với ca sĩ Thu Hương.
Ðêm Ðông
TN: Nhắc đến tên chị là nhớ tới nhạc phẩm Ðêm Ðông. Chị đã chọn bài này... tình cờ, hay cố ý?
BY: Tôi chọn bài Ðêm Ðông một cách tình cờ, tôi không hề quen biết với tác giả. Lúc ấy tôi đang hát với một ban nhạc Phi Luật Tân hay nhứt Sài Gòn. Trong ban nhạc có người làm hòa âm rất giỏi, tôi xin anh ấy viết hòa âm cho tôi bài này theo điệu slow rock mà tôi thường hát rất hợp.
Lúc đó tôi chỉ hát tiếng ngoại quốc mà thôi. Tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, nhất là những bài Rock 'n' Roll, Mambo hay Cha Cha Cha,... là những loại nhạc kích động, để có một chỗ đứng cho riêng mình.
Rồi một hôm tôi thấy bài Ðêm Ðông là lạ nhưng lại không thích điệu gốc Tango, nên đã mạn phép đổi sang Slow Rock. Có lẽ nhờ điệu slow rất êm ả và lạ hơn nên mọi người bắt đầu chú ý khi tôi hát.
TN: Bài nào hay nhạc sĩ nào chị thật sự yêu thích nhất?
BY: Khi chọn bài, tôi chọn âm điệu trước, khi thích hợp rồi mới chọn lời ca. Nếu lời ca cũng hay, tôi chọn bài đó mà hát. Tất cả những tác phẩm tôi chọn để hát đều là những sáng tác hay, tôi không thể cho là nhạc sĩ này hay hơn nhạc sĩ kia vì mỗi bài có cái hay cái đẹp khác nhau.
Tôi không chọn bài hay tác giả nổi danh để hát mà chỉ chọn những bài thích hợp với mình và thường hay chọn những bài không trùng hợp với ai. Những bài tôi hát đều là những bài tôi thích.
TN: Nhạc ngoại quốc tới với chị như thế nào? Chị cũng rất được hâm mộ vì hát nhạc ngoại quốc rất sớm và rất trội.
BY: Khi bắt đầu hát trong các phòng trà hay vũ trường, tôi chọn ngay từ lúc đầu hát toàn tiếng ngoại quốc với nhịp điệu kích động (up-tempo). Hát tiếng Việt đã có biết bao nhiêu ca sĩ hát rất hay mà tôi không bì kịp. Nhờ là “rocker,” tôi mới trội hơn mọi người.
Vui, buồn...
TN: Theo chị thì điều gì quan trọng nhất trong nghề này? Trí nhớ, giỏi âm nhạc, nghệ thuật trình diễn trên sân khấu hay sự chịu đựng?
BY: Trí nhớ tốt, nghệ thuật trình diễn hay và phải luôn luôn can đảm chịu đựng những khúc quanh khó khăn của nghề.
TN: Xin chị một vài kỷ niệm vui buồn trong 60 năm...
BY: Tôi xin kể ra như sau: 1) Khi nhận được Huy Chương Vàng Nhi Ðồng, vui mừng khó tả. 2) Lần đầu tiên đứng trong phòng thu âm tại Paris tôi phải hát tiếng Pháp trên xứ Pháp, vừa run sợ vừa thú vị. 3) Niềm vui khác nữa là lần đầu tiên tôi hát trong chương trình Ed Sullivan Show trên hệ thống truyền hình CBS tại New York City. Tôi biết có trên 30 triệu người đón xem buổi truyền hình này... Vui mừng khôn xiết. 4) Niềm vui lớn lao đặc biệt nhứt và hãnh diện dân tộc là khi anh Trần Quang Hải và tôi nhận giải Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros (đĩa vinyle 33 vòng được tái bản 7 lần).
Ca hát là nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và sự mến mộ của khán thính giả nên tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát mãi tới ngày nay. Sáu mươi năm sau vẫn còn đi trình diễn đó đây.
Ca hát trình diễn là đam mê của tôi, nếu tôi không yêu nhạc đủ, chắc tôi đã bỏ nghề từ lâu.
Kiên nhẫn!
TN: Một ca sĩ trẻ xin chị một lời chỉ bảo.
BY: Kiên nhẫn.
TN: Chị nghĩ sao về nền ca nhạc Việt Nam cho tới 1975?
BY: Nhạc thời trước năm 75 rất nên thơ, tình tứ, đầy hồn. Tôi nghĩ thời ấy các nhà sáng tác nhạc viết ra những dòng nhạc lẫn lời ca vừa đẹp vừa nên thơ vì hoàn toàn rung động hồn nhiên từ con tim.
TN: Rồi chuyện sau 1975. Chị nghĩ sao về ca nhạc Việt tại hải ngoại và trong nước.
BY: Ở hải ngoại hồn nhạc dường như lạc lõng. Trong xứ Việt, dòng nhạc có nhiều gò bó, thiếu tự nhiên.
TN: Xin cảm ơn chị và chúc chị mạnh tiến mãi mãi.
TN: Nhắc đến tên chị là nhớ tới nhạc phẩm Ðêm Ðông. Chị đã chọn bài này... tình cờ, hay cố ý?
BY: Tôi chọn bài Ðêm Ðông một cách tình cờ, tôi không hề quen biết với tác giả. Lúc ấy tôi đang hát với một ban nhạc Phi Luật Tân hay nhứt Sài Gòn. Trong ban nhạc có người làm hòa âm rất giỏi, tôi xin anh ấy viết hòa âm cho tôi bài này theo điệu slow rock mà tôi thường hát rất hợp.
Lúc đó tôi chỉ hát tiếng ngoại quốc mà thôi. Tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, nhất là những bài Rock 'n' Roll, Mambo hay Cha Cha Cha,... là những loại nhạc kích động, để có một chỗ đứng cho riêng mình.
Rồi một hôm tôi thấy bài Ðêm Ðông là lạ nhưng lại không thích điệu gốc Tango, nên đã mạn phép đổi sang Slow Rock. Có lẽ nhờ điệu slow rất êm ả và lạ hơn nên mọi người bắt đầu chú ý khi tôi hát.
TN: Bài nào hay nhạc sĩ nào chị thật sự yêu thích nhất?
BY: Khi chọn bài, tôi chọn âm điệu trước, khi thích hợp rồi mới chọn lời ca. Nếu lời ca cũng hay, tôi chọn bài đó mà hát. Tất cả những tác phẩm tôi chọn để hát đều là những sáng tác hay, tôi không thể cho là nhạc sĩ này hay hơn nhạc sĩ kia vì mỗi bài có cái hay cái đẹp khác nhau.
Tôi không chọn bài hay tác giả nổi danh để hát mà chỉ chọn những bài thích hợp với mình và thường hay chọn những bài không trùng hợp với ai. Những bài tôi hát đều là những bài tôi thích.
TN: Nhạc ngoại quốc tới với chị như thế nào? Chị cũng rất được hâm mộ vì hát nhạc ngoại quốc rất sớm và rất trội.
BY: Khi bắt đầu hát trong các phòng trà hay vũ trường, tôi chọn ngay từ lúc đầu hát toàn tiếng ngoại quốc với nhịp điệu kích động (up-tempo). Hát tiếng Việt đã có biết bao nhiêu ca sĩ hát rất hay mà tôi không bì kịp. Nhờ là “rocker,” tôi mới trội hơn mọi người.
Vui, buồn...
TN: Theo chị thì điều gì quan trọng nhất trong nghề này? Trí nhớ, giỏi âm nhạc, nghệ thuật trình diễn trên sân khấu hay sự chịu đựng?
BY: Trí nhớ tốt, nghệ thuật trình diễn hay và phải luôn luôn can đảm chịu đựng những khúc quanh khó khăn của nghề.
TN: Xin chị một vài kỷ niệm vui buồn trong 60 năm...
BY: Tôi xin kể ra như sau: 1) Khi nhận được Huy Chương Vàng Nhi Ðồng, vui mừng khó tả. 2) Lần đầu tiên đứng trong phòng thu âm tại Paris tôi phải hát tiếng Pháp trên xứ Pháp, vừa run sợ vừa thú vị. 3) Niềm vui khác nữa là lần đầu tiên tôi hát trong chương trình Ed Sullivan Show trên hệ thống truyền hình CBS tại New York City. Tôi biết có trên 30 triệu người đón xem buổi truyền hình này... Vui mừng khôn xiết. 4) Niềm vui lớn lao đặc biệt nhứt và hãnh diện dân tộc là khi anh Trần Quang Hải và tôi nhận giải Grand Prix du Disque de l'Académie Charles Cros (đĩa vinyle 33 vòng được tái bản 7 lần).
Ca hát là nghề đầy truân chuyên nhưng nhờ lòng ưu ái và sự mến mộ của khán thính giả nên tôi quên tất cả khổ nhọc đắng cay để còn tiếp tục hát mãi tới ngày nay. Sáu mươi năm sau vẫn còn đi trình diễn đó đây.
Ca hát trình diễn là đam mê của tôi, nếu tôi không yêu nhạc đủ, chắc tôi đã bỏ nghề từ lâu.
Kiên nhẫn!
TN: Một ca sĩ trẻ xin chị một lời chỉ bảo.
BY: Kiên nhẫn.
TN: Chị nghĩ sao về nền ca nhạc Việt Nam cho tới 1975?
BY: Nhạc thời trước năm 75 rất nên thơ, tình tứ, đầy hồn. Tôi nghĩ thời ấy các nhà sáng tác nhạc viết ra những dòng nhạc lẫn lời ca vừa đẹp vừa nên thơ vì hoàn toàn rung động hồn nhiên từ con tim.
TN: Rồi chuyện sau 1975. Chị nghĩ sao về ca nhạc Việt tại hải ngoại và trong nước.
BY: Ở hải ngoại hồn nhạc dường như lạc lõng. Trong xứ Việt, dòng nhạc có nhiều gò bó, thiếu tự nhiên.
TN: Xin cảm ơn chị và chúc chị mạnh tiến mãi mãi.
Từ Nguyên (Paris)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.