Giọng Huế đặc thù, tiếng Huế khó hiểu... nhưng cũng vì thế mà Huế có những cá tính riêng biệt không nơi nào có được. Huế lại càng mang tính cách lạ lùng, quyến rũ hơn lên .
Nói đến Huế, người ta sẽ liên tưởng đến một thành phố xa xôi với những ngày hè nắng chang chang thiêu đốt thịt da; những ngày đông mưa dầm dề, trắng trời thối đất; mưa rã rời, dai dẳng với cái lạnh cắt da.Huế với điệu hò câu hát não nùng, buồn rười rượi, những khúc Nam Ai, Nam Bình, Hành Vân, Lưu Thủy, Tương Tư.. bềnh bồng trên sông nước khi chiều xuống, lúc đêm về.Huế với dòng Hương Giang ‘ngọc tan thành nước’; với đỉnh Ngự ngỡ ngàng mây trắng thông reo; với lăng tẩm đến đài âm thầm cổ kính, với hoàng cung ‘năm thức mây phong nếp áo chầu’; với áo tía lọng vàng; với lầu son, gác phượng...Huế với những món ăn thanh đạm, đậm đà mang nặng tình quê hương bát ngát...Huế thật quyến rũ, thật đặc biệt, và rất chi là Huế.Nhưng nổi bật và đặc thù hơn hết trong những thứ rất Huế, đó là: tiếng nói Huế.Tiếng nói Huế làm nhiều chàng trai tương tư,“ngớ ngẩn một trời thơ bay”và suốt đời chỉ mong đợi một phút giây nghe em nói:
Nghe em nói tự bao giờ,
Bao giờ chừ vẫn ngẩn ngơ lạ kỳ
Em ơi, giọng Huế có chi
Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa
Nghe hoài nghe mãi chưa bưa,
Anh thương, thương quá tiếng xưa vọng về
.. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Nhiều khi như lạ như quen
Giữa mênh mông đọng giọt em ngọt ngào
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .
Xanh trong như tiếng chim chuyền
Nhìn em mái tóc che nghiêng mắt cười
Suốt đời giây phút này thôi
Lắng nghe em nói, một trời thơ bay
(Một Trời Thơ Bay, Lê Nhược Thủy)
Bao giờ chừ vẫn ngẩn ngơ lạ kỳ
Em ơi, giọng Huế có chi
Mà trong hoa nắng thầm thì cơn mưa
Nghe hoài nghe mãi chưa bưa,
Anh thương, thương quá tiếng xưa vọng về
.. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
Nhiều khi như lạ như quen
Giữa mênh mông đọng giọt em ngọt ngào
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .
Xanh trong như tiếng chim chuyền
Nhìn em mái tóc che nghiêng mắt cười
Suốt đời giây phút này thôi
Lắng nghe em nói, một trời thơ bay
(Một Trời Thơ Bay, Lê Nhược Thủy)
Tiếng Huế nói ra rất lạ tai với những từ: chi, mô, răng, rứa, tê, chừ, ni, nớ, hỉ, hả...và giọng nói Huế cũng rất khó nghe, dễ gây bối rối ở những người bạn đồng hương Việt Nam từ các tỉnh thành khác. Có thể vì vậy mà chàng Lê Nhược Thủy này sinh ra ngớ ngẩn rồi tương tư cô nàng? Hay vì cô em quá đẹp đã hớp hồn chàng? Nhưng có lẽ Lê Nhược Thủy phải là một chàng trai Huế ‘chính hiệu con nai’ mới hiểu được nàng nói, rồi cảm thông, rồi say men tình...Nhà văn Thanh Nam, người bạn đời của nhà văn Túy Hồng đã nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về tiếng Huế như sau:‘Người Huế nói chuyện với nhau bằng ‘ngoại ngữ Huế’. Người Nam, người Bắc chỉ đứng ở ngoài mà nghe, không làm sao chen vào được một câu’(Túy Hồng: Áo Rộng Khăn Vành, Tiếng Sông Hương, 1990)Mới nghe qua tưởng như chuyện khôi hài đùa cợt; nhưng qua kinh nghiệm thực tế, qua giao tiếp, ý kiến trên không phải là không có lý. Chúng ta thử đọc qua bài:
Rứa Răng (Ghi chú)
Đời là rứa hay là răng rứa hí
Rứa răng đời không một chút vui tươi.
Thấy răng răng nên đôi lúc mỉm cười.
Vì rứa rứa nên dường như muốn khóc Câm lặng rồi, rứa răng cứ mời mọc. Có nói nhiều răng rứa cũng như ri Mà răng răng, rứa rứa có ích chi Rứa răng, răng rứa hỡi người đà chán lắm Có nhiều lúc hỏi răng mà như rứa Đành trả lời như rứa chứ mần răng |
(Đời là thế, hay là sao thế nhỉ)
(Thế sao đời không một chút vui tươi)
(Thấy sao sao nên đôi lúc mỉm cười)
(Vì thế đấy nên dường như muốn khóc)
(Câm lặng rồi, thế sao cứ mời mọc)
(Có nói nhiều, sao thế cũng thế thôi)
(Mà sao sao, thế thế có ích chi)
(Thế sao, sao thế... )
(Có nhiều lúc hỏi sao mà như thế)
(Đành trả lời như thế, chứ làm sao)
|
Vô Danh ĐVP ‘chuyển ngữ’
Nếu không phải là dân Huế thì khó lòng hiểu nổi bài thơ, hoặc câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ người Huế:
Nếu không phải là dân Huế thì khó lòng hiểu nổi bài thơ, hoặc câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ người Huế:
Ghét tui không?
Ghét mà cho ri!
Cho chi mô?
Ầu, răng rứa?
Có chi mô nà.
Ấy, làm răng chừ?
Không răng mô!
Răng răng?
Răng thì rứa.
Ghét mà cho ri!
Cho chi mô?
Ầu, răng rứa?
Có chi mô nà.
Ấy, làm răng chừ?
Không răng mô!
Răng răng?
Răng thì rứa.
Đối với những người khác xứ, câu đối đáp trên có vẻ bâng quơ, bí ẩn, không đâu vào đâu cả. Nhưng với dân Huế, họ có thể hiểu ngay là câu chuyện gay cấn giữa hai người trẻ tuổi với nhau, hứa hẹn nhiều sôi nổi.
Người Huế khi nói chuyện với nhau dùng rất ít chữ, câu nói ngắn, gọn mà hàm súc ý. Với họ, việc diễn tả ý tưởng của mình bằng một vài chữ sơ sài là một chuyện quá dễ dàng, như chuyện cơm bữa. Người Huế nói ít mà hiểu nhiều. Người Huế dùng những từ đặc biệt rất Huế, của riêng Huế để nói chuyện với nhau. Những từ này kết hợp, móc nối khác nhau để trở nên dồi dào phong phú đủ để họ trao đổi các ý nghĩ riêng tư.
Hai câu thơ:
Hai câu thơ:
Nghiêng nghiêng hoài chiếc nón
Hỏi mãi cứ làm thinh
Hỏi mãi cứ làm thinh
Cho thấy rõ một nét đặc điểm của cô gái Huế.
Túy Hồng, nhà văn nữ của Huế cũng đã nhận xét:
‘Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà chỉ có thể là giọng nói trong phòng khách.. .’
Túy Hồng, nhà văn nữ của Huế cũng đã nhận xét:
‘Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà chỉ có thể là giọng nói trong phòng khách.. .’
Ở đây dằng dặc những ngày mưa
Bông sứ trầm tư lặng cổng chùa
Có một dòng sông trôi chẳng nỡ
Có người con gái: ‘Dạ, xin thưa.. .’
(Nét Huế - Xuân Hoàng)
Bông sứ trầm tư lặng cổng chùa
Có một dòng sông trôi chẳng nỡ
Có người con gái: ‘Dạ, xin thưa.. .’
(Nét Huế - Xuân Hoàng)
‘Giọng Huế khó nghe, tiếng Huế khó hiểu, có thể xem như một ‘ngoại ngữ’’
(Võ Hương An, Tiếng Sông Hương, 1994, trang 86)
Theo giáo sư Lê Văn Lân trong bài ‘Tiếng Huế Trong Nhóm Thổ Âm Miền Bắc Trung Việt’ (Nhớ Huế, số 9) thì tiếng Huế chỉ là một trong nhiều thổ âm đặc biệt của ta. Theo ông, có thể thổ ngơi thường quyết định sự khác biệt về thể chất, tính khí của các dân tộc. Chẳng hạn Lê Quý Đôn trong ‘Vân Đài Loại Ngữ’ đã trích dẫn một đoạn văn trong sách Hoài Nam Tử của Lưu An đời Hán: ‘Khí núi sinh nhiều con trai, khí đầm sinh nhiều con gái; khí nước sinh nhiều người câm, khí gió sinh nhiều người điếc. Khí rừng sinh nhiều người yếu ớt, khí cây sinh nhiều người còng, khí đá sinh nhiều người khỏe...’ và đặc biệt sách trên ghi: ‘Ở nơi nước trong thì tiếng nhỏ, ở nơi nước đục thì tiếng thô.’
Thật ra ảnh hưởng của môi trường sinh thái trên các cá thể. Ngày nay khoa học cũng đã khám phá ra nhiều dữ kiện khả dĩ giải thích một phần nào, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đúng hẳn.
Còn tiếng nói thì người mình vẫn cho là do nước uống mà ra.
Trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí, khi nói về tỉnh Nam Định, vùng giáp biển Mộ Trạch, có đoạn: ‘Mộ Trạch có tập tục quê mùa, giọng nói ngọng nghịu. Người ta gọi là tiếng nói đường biển... Ở đây ít có kẻ sĩ danh tiếng và thành đạt. Ấy là do phong thổ mà nên vậy.’
Một tài liệu viết về thổ âm xứ Huế lại cho rằng dòng sông Hương có ảnh hưởng đến giọng nói Huế. Và bởi vì dòng sông Hương chảy qua lòng thành phố Huế, nên người Huế rất sâu sắc, thâm trầm:
(Võ Hương An, Tiếng Sông Hương, 1994, trang 86)
Theo giáo sư Lê Văn Lân trong bài ‘Tiếng Huế Trong Nhóm Thổ Âm Miền Bắc Trung Việt’ (Nhớ Huế, số 9) thì tiếng Huế chỉ là một trong nhiều thổ âm đặc biệt của ta. Theo ông, có thể thổ ngơi thường quyết định sự khác biệt về thể chất, tính khí của các dân tộc. Chẳng hạn Lê Quý Đôn trong ‘Vân Đài Loại Ngữ’ đã trích dẫn một đoạn văn trong sách Hoài Nam Tử của Lưu An đời Hán: ‘Khí núi sinh nhiều con trai, khí đầm sinh nhiều con gái; khí nước sinh nhiều người câm, khí gió sinh nhiều người điếc. Khí rừng sinh nhiều người yếu ớt, khí cây sinh nhiều người còng, khí đá sinh nhiều người khỏe...’ và đặc biệt sách trên ghi: ‘Ở nơi nước trong thì tiếng nhỏ, ở nơi nước đục thì tiếng thô.’
Thật ra ảnh hưởng của môi trường sinh thái trên các cá thể. Ngày nay khoa học cũng đã khám phá ra nhiều dữ kiện khả dĩ giải thích một phần nào, nhưng vẫn chưa hoàn toàn đúng hẳn.
Còn tiếng nói thì người mình vẫn cho là do nước uống mà ra.
Trong cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí, khi nói về tỉnh Nam Định, vùng giáp biển Mộ Trạch, có đoạn: ‘Mộ Trạch có tập tục quê mùa, giọng nói ngọng nghịu. Người ta gọi là tiếng nói đường biển... Ở đây ít có kẻ sĩ danh tiếng và thành đạt. Ấy là do phong thổ mà nên vậy.’
Một tài liệu viết về thổ âm xứ Huế lại cho rằng dòng sông Hương có ảnh hưởng đến giọng nói Huế. Và bởi vì dòng sông Hương chảy qua lòng thành phố Huế, nên người Huế rất sâu sắc, thâm trầm:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Tạm Biệt Huế, Thu Bồn)
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Tạm Biệt Huế, Thu Bồn)
Linh mục Leopol Cadiere qua hai bài khảo cứu Phonetic: Dialec du Haut Annam và Dialec du Bas Annam đã nhận xét tiếng Huế là một trong những thổ âm miền bắc Trung Việt. Theo ông, căn cứ trên sự phân hoạch về dân cư và thổ âm Trung Việt, người ta chia ra ba địa khu: Thanh Nghệ Tĩnh - Bình Trị Thiên - Nam Ngãi Phú Khánh.
Thổ âm Bình Trị Thiên đương nhiên phải bắt nguồn từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh cùng dùng chung những từ Mô, Tê, Răng, Rứa... như trong bài hát dặm Nghệ Tĩnh
Thổ âm Bình Trị Thiên đương nhiên phải bắt nguồn từ vùng Thanh Nghệ Tĩnh cùng dùng chung những từ Mô, Tê, Răng, Rứa... như trong bài hát dặm Nghệ Tĩnh
Đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh.
hoặc:
Trời làm trộ (trận) mưa giông
Trời làm hai trộ mưa giông
Nước chảy băng đồng, băng hói, băng sông
Trời làm hai trộ mưa giông
Nước chảy băng đồng, băng hói, băng sông
Bài thơ sau đây của một thầy đồ người Quảng Bình có những chữ thường gặp ở vùng quê Bình Trị Thiên:
Con Voi
Con chi to nậy tắng hai thừng
(to lớn, trắng hai sừng)
Cấy mụi lòn thòn tọt dưới chưn
(cái mũi long thong tuốt dưới chân)
Một vạt da đen thui, thủi thụi (vạt = đám)
Bốn đùi chưn cứng nững nừng nưng
(Chưn = chân)
Con chi to nậy tắng hai thừng
(to lớn, trắng hai sừng)
Cấy mụi lòn thòn tọt dưới chưn
(cái mũi long thong tuốt dưới chân)
Một vạt da đen thui, thủi thụi (vạt = đám)
Bốn đùi chưn cứng nững nừng nưng
(Chưn = chân)
Vấn đề kề cận địa lý càng có nhiều sự giống nhau hơn .
Bài Hò Cuốn phát xuất từ miền núi Mai, sông Thạch Hãn cũng có nhiều từ thổ âm của Thừa Thiên:
Bài Hò Cuốn phát xuất từ miền núi Mai, sông Thạch Hãn cũng có nhiều từ thổ âm của Thừa Thiên:
Khoai to vồn thì tốt cộ (củ)
Đậu ba lá cũng vừa um
Gà mất mẹ thì lâu khun (khôn)
Gái thiếu trai thì thậm khổ (rất khổ)
(Mà) Trai thiếu gái cũng thậm khổ
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh sông thì trời sinh đò
Trời sinh o thì sinh tui (o= cô, tui = tôi)
O một mình thì không đặng
Gió dưới biển (hắn) dồn vô
Mây trên trời (hắn) cuốn lại.
O với tui cùng cuốn lại.
Tui với o cùng cuốn lại.
Đậu ba lá cũng vừa um
Gà mất mẹ thì lâu khun (khôn)
Gái thiếu trai thì thậm khổ (rất khổ)
(Mà) Trai thiếu gái cũng thậm khổ
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh sông thì trời sinh đò
Trời sinh o thì sinh tui (o= cô, tui = tôi)
O một mình thì không đặng
Gió dưới biển (hắn) dồn vô
Mây trên trời (hắn) cuốn lại.
O với tui cùng cuốn lại.
Tui với o cùng cuốn lại.
Người Huế chịu ảnh hưởng thổ âm vùng Bình Trị Thiên, nhưng giọng Huế lại nhẹ nhàng thanh tao hơn; có lẽ do ảnh hưởng của dòng Hương Giang thơ mộng, dòng sông ‘ngọc tan thành nước’ chăng?
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
(Bùi Giáng)
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
(Bùi Giáng)
Thường thường các thổ âm chỉ được nói ở các vùng quê, xa nơi thành phố. Kinh đô Huế là một trung tâm văn hóa quan trọng - nơi giao lưu của nhiều dòng văn hóa tư tưởng - như Hà Nội, Sài Gòn, nên việc dùng các thổ âm cũng dần dà mất đi.
Bài thơ sau đây tuy không dùng nhiều thổ ngữ Huế, nhưng lại có giọng thơ đặc sệt Huế .
Bài thơ sau đây tuy không dùng nhiều thổ ngữ Huế, nhưng lại có giọng thơ đặc sệt Huế .
Trong gánh vương tư(tơ) những vật gì?
Dây hồng lá đỏ đó chớ chi!
Hãy còn bợ ngợ sương (mang, gánh) không nổi
Sao lại lần đân (Lần khân, dây dưa) chẳng vất đi?
San sẻ không nhờ cân tạo hóa
Nặng nề thêm mãi khối tình si
Hỏi ai là bạn thương mình đó
Xin hãy xê vai rớt (chia sớt) chút ni!
Dây hồng lá đỏ đó chớ chi!
Hãy còn bợ ngợ sương (mang, gánh) không nổi
Sao lại lần đân (Lần khân, dây dưa) chẳng vất đi?
San sẻ không nhờ cân tạo hóa
Nặng nề thêm mãi khối tình si
Hỏi ai là bạn thương mình đó
Xin hãy xê vai rớt (chia sớt) chút ni!
Một giả thuyết khác lại cho rằng người Việt trên bước đường Nam Tiến, tiếp xúc với Chiêm Thành, Chân Lạp, Cao Mên, Thái Lan... có thể theo nhu cầu, người dân xứ Huế đã sáng tạo cho mình và vay mượn của người để có những chữ ngắn gọn, giản dị dễ hiểu rất cần thiết để dùng trong khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống hang ngày.
Nhiều tiếng Huế đã xuất phát từ tiếng Chàm như: Tê (The), Rứa (Roh), Ấy (Ay), Ni (Ni). Giọng Huế khó nghe đối với đồng bào khác xứ phải chăng vì thanh âm do người Huế phát ra thuộc một âm vực khó nhận ra. Nhiều khi người ta còn chọc quê người Huế nói năng ‘trọ trẹ’ khó hiểu.
Theo Võ Hương An, khi phát âm, người Bắc thiên về giọng thấp; người Nam đi giọng cao, còn người Huế thì giọng bình. Phải chăng cái đặc tính bình thanh này khiến cho nó trở nên khó nghe. Điều này xin nhường lại cho các nhà âm ngữ học.
Theo tác giả trên, nếu miền Bắc và Nam có giọng nói dễ nghe hơn Huế, thì họ lại khó giả giọng các miền khác. Giọng Huế thuộc loại bình, trung tính, khó nhận với người ngoài; nhưng cũng nhờ đặc điểm này đã giúp người Huế có thể giả giọng nói mọi miền đất nước không mấy khó khăn.
Người Huế phát âm không phân biệt dấu hỏi (?) dấu ngã ( ), không phân biệt có ‘g’ hay không ‘g’, ‘c’ với ‘t’ ở cuối chữ, và ‘oi’ với ‘oai’. Người Huế cũng không phân biệt ‘gi’ với ‘d’ và ‘nh’. Ví dụ: người già thành người nhà(Về điểm này, có lẽ tác giả Ngọc Lan đã nhầm ngược lại. Vì người Huế nói người ‘d’ hoặc ‘nh’ thành ‘di’. Ví dụ: cái ‘nhà’ thành cái ‘già’, con ‘dao’ thành con ‘giao’. LTS);‘nói’ thành ‘noái’.
Sau chiến tranh, sau bao dâu bể, người dân Huế sống tha phương đều đổi giọng. Họ đổi giọng không phải vì mặc cảm giọng nói mình khó nghe, mà chỉ để đáp ứng với thực tế cuộc sống, thích nghi với hoàn cảnh.
Nói như thế không có nghĩa là người Huế đã quên đi giọng nói của xứ mình. Khi ở trong gia đình hay thù tiếp bạn bè đồng hương ‘cơm hến, bún bò’ của mình, thì người Huế vẫn là ‘Huế chay’, ‘Huế rặc Huế’, Huế thứ thiệt 100%’. (Còn tiếp)
Tác giả bài viết: Ngọc Lan
http://img11.hostingpics.net/pics/475934151.gif
Trả lờiXóaMời Fa cafe thanh thản nhé !
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Hinh%20Dep%202016/tien%20vang_zpsmsujzlm1.jpg
XóaChuc Hung Phi phat tai.