Trang

29/01/2018

Cô gái mắc bệnh lạ, ngực chảy sữa mặc dù chưa có con

Jessica Buck không hề mang bầu nhưng ngực lại chảy sữa. Cô gái 18 tuổi không khỏi bất ngờ khi nghe bác sĩ thông báo kết quả. Cô mắc phải một khối u hiếm gặp làm ngực cô tiết ra sữa.

Thông thường, ngực tiết ra sữa là một phản ứng bình thường của cơ thể phụ nữ khi mang thai và sinh con. Cũng có nhiều trường hợp tuyến sữa vẫn hoạt động bình thường, kể cả khi người đó không hề mang thai. Tuy nhiên, điều này được xác định là do một khối u hiếm gặp gây nên.

Một cô gái trẻ tên là Jessica Buck (24 tuổi) sống tại Carterton, Oxfordshire (Anh) kể lại rằng, vào cuối năm 2011, khi cô mới 18 tuổi, cô bỗng cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và phát hiện ngực của mình đang tiết ra dịch sữa lỏng màu trắng, áo ngực thì ẩm ướt. Ngay lập tức, Jessica đã phải chạy ngay vào nhà vệ sinh và lấy thật nhiều khăn giấy đặt vào trong áo ngực của mình để ngăn cho sữa không chảy ra nữa.

Jessica Buck được chẩn đoán mắc bệnh Prolactinoma khiến ngực tiết ra sữa dù cô không hề có thai.

Sau đó, Jessica đã trở về nhà và nói chuyện với mẹ của mình, bà khuyên cô nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân sớm.

Gia đình của Jessica Buck.

Tại bệnh viện Churchill, Oxford, Jessica đã phải làm các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Cô còn được yêu cầu đi chụp MRI và bác sĩ đã phát hiện ra một khối u ở tuyến yên trong vùng trung tâm não, gọi là prolactinoma. Khối u này chính là nguyên nhân khiến tuyến yên tiết ra nhiều hormone prolactin - loại hormone kích thích cơ thể sản sinh ra sữa sau khi sinh. Tuy nhiên, điều khó hiểu là Jessica không hề có thai và cũng chưa từng sinh con thì tại sao ngực lại tiết ra sữa như vậy?
Prolactinoma bao gồm các triệu chứng xảy ra ở nữ giới như chảy sữa ở ngực, khô rát âm đạo, nổi mụn trứng cá, rối loạn nội tiết hoặc không thấy kinh nguyệt diễn ra... Còn với nam giới thì có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn cương dương, nữ hóa tuyến vú... Ngoài ra, căn bệnh này còn gây nhức đầu, ảnh hưởng đến thị lực, vô sinh và giảm mật độ xương trong cả hai giới.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, Jessica đã phải lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị là tiến hành phẫu thuật hoặc uống thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, cũng như có thể giảm được kích thước của khối u. Và Jessica đã quyết định lựa chọn điều trị bằng thuốc để khôi phục nồng độ prolactin trong máu trở về mức bình thường. Mặc dù, trong quá trình điều trị thì Jessica vẫn thỉnh thoảng gặp phải một vài triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu nhưng tần suất đã ít dần hơn trước.

Sau 3 năm, Jessica đã dừng điều trị bằng thuốc nhưng không may thay, các triệu chứng và khối u lại bắt đầu phát triển trở lại. Jessica quyết định tiếp tục điều trị bệnh lâu dài hơn, nhưng dù phải chiến đấu với bệnh tật nhiều năm, cô vẫn rất lạc quan và cố gắng tận hưởng cuộc sống của mình. Năm 2016, Jessica còn từ bỏ công việc để đi du lịch thế giới, Jessica đến Mỹ trong 1 tháng và vòng quanh Châu Âu trong năm 2017.

Mới đây, Jessica đã trở thành đại sứ của Tổ chức Pituitary Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên hỗ trợ và cung cấp thông tin cho những người mắc các bệnh về tuyến yên và gia đình của họ.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.