Sáng nay rỗi việc, tôi nhận lời ủy thác của anh bạn nhờ tôi chở một bà cụ với hai cái va li và một tấm nệm từ Dallas đi Arlington, vì xe anh không chở được tấm nệm nên anh mới nhờ tôi.
Tôi
đến căn nhà mới xây (theo địa chỉ). Nhìn qua cũng biết giá trị căn nhà hơn hai
trăm ngàn. Tôi nghĩ nhà đất ở đây rẻ, chứ căn nhà mới này ở Cali, hay Boston,
thì bạc triệu. Người Việt Dallas giàu quá khi tôi vừa lái qua những căn nhà xập
xệ của người Mễ chừng vài chục ngàn.
Xe
lăn bánh, tôi không khỏi ngậm ngùi với hành trang nghèo nàn của bà cụ nhỏ thó,
bệnh hoạn. Ngoài tấm nệm, hai cái va li cũ, lớn nhỏ không đều, lại khác hiệu, đủ
biết chủ nhân không giàu; một bà cụ gần đất xa trời còn lỉnh kỉnh túi xách, rổ
nhựa đựng quần áo chưa giặt-có cả hũ thức ăn khô gì trong đó nữa… "Người
đàn bà đi cầu hôn thần chết". Tôi đặt tên cho cụ trong tư tưởng kín bưng của
mình.
Thấy
cụ thở không ra hơi lúc lên xe làm tôi cũng hơi lo. Nhưng nhìn kiếng chiếu hậu
thì cụ không đến nỗi khiến tôi phải đổi lộ trình vô bệnh viện gần nhất. Tôi
mong đến nơi càng sớm càng tốt.
Xe
ra xa lộ bon bon rồi. Cụ khoẻ lại sau cú leo lên cái xe hơi cao.
Cụ
hỏi tôi, "Anh được mấy cháu?" -để mở đầu tâm sự của người mẹ cô đơn
trên nước Mỹ bao la… Cụ vô chuyện lòng nhẹ hều như hơi thở của cụ ban nãy…
"…Ông
nhà tôi ngày xưa là sĩ quan Phòng 7 – Tổng tham mưu. Sau 75 đi học tập. Nhưng
tôi nhờ được ông cán bộ lớn bảo lãnh chồng tôi ra. Tôi chỉ nói chồng tôi là người
bắt điện thoại ở Tổng tham mưu ngày trước… Vì thế, ông nhà tôi về sớm, nhưng
không được đi theo diện H.O là vậy! Ông ấy về sớm, nhưng buồn chán nên chết sớm…"
Bà
cụ khóc trong kính chiếu hậu – thật cay đắng! Tôi nghĩ thế, nhưng không hiểu
cay đắng lẽ gì? Cay đắng cho người vợ lính trong chiến tranh và hoà bình ở quê
xưa, hay cay đắng cho chuyện nhờ cậy bên thắng cuộc, và hậu quả…
Cụ
tỉ tê cho tôi nghe, từ băng sau xe, tiếng cụ rặt giọng bắc làm tôi nhớ mẹ tôi
nhiều…
"…
tôi kém phước anh ạ! Tôi có mười hai người con. Chín đứa còn ở Việt nam, ba đứa
bên Mỹ. Tôi không đi ở nhà con này, con kia như anh nghĩ đâu. Tôi đi ở thuê nhà
người ta đây! Vì con gái tôi ở Arlington thì nó đang sống chung với chồng con
và bố mẹ chồng của nó. Tôi đâu ở chung được. Thằng con trai thì cũng sống chung
nhà với vợ con và bố mẹ vợ của nó. Tôi cũng không ở chung được. Còn căn nhà mà
anh đến đón tôi là nhà thằng con cả. Cả đời tôi mới ở nhà con đúng mười ngày
thì phải nhờ anh đến dọn đi đây…"
"Bác qua Mỹ lâu chưa? Trước đây, bác ở đâu?" Tôi hỏi cụ,
"Tôi
qua Mỹ được 9 năm. Mỗi năm tôi ở Mỹ 9 tháng, về Việt nam 3 tháng – toàn ở mướn
chứ không ở với con cái nào được, như tôi đã nói. Nhưng bây giờ tôi phải ở Mỹ
lâu dài để trị bệnh. Khổ là tôi không thể ở nhà thằng con cả được. Hôm tôi mới
từ Việt nam qua, tháng trước. Tôi ở nhờ con cháu ở Apartment vì tôi bệnh quá
nên cũng cần có người ở bên tôi đêm hôm. Nhưng phòng nó chật chội và phiền phức
quá nên thằng cả đến đón tôi về nhà nó ở. Tôi cũng bất đắc dĩ vì bệnh hoạn chứ
đâu muốn làm phiền con cái. Nhưng buồn lắm anh ạ! Tôi ở được đúng mười ngày thì
hôm nay phải dọn đi thôi. Tôi định dọn về Houston, ở với đứa con gái của người
hàng xóm với tôi bên Việt nam xưa kia. Nó hứa giúp tôi. Nhưng con gái tôi đã
xin trị bệnh cho tôi ở Arlington, nên tôi phải dọn về Arlington để trị bệnh vài
tháng. Không chết thì tôi dọn về Houston với con gái người hàng xóm…"
Tôi
nghe tâm sự buồn nên cũng kém vui mà thưa cụ, "Bác lớn tuổi rồi, lại bệnh
hoạn. Đâu thể xa con cái ruột của bác được, vì khi hữu sự thì ai lo cho bác. Và
sao lại đi sống với người con của người bạn ở mãi Houston. Bác nên suy xét lại
chuyện đó cho cảm giác của con cái bác. Các anh chị có hoàn cảnh đã khó, bác
làm mẹ nên không nên… xử sự như thế! Bác hiểu ý cháu chứ! Bác ở share phòng ở
nhà người dưng vì hoàn cảnh, nhưng gần con gái bác là ổn lắm rồi! "
"Thì
bây giờ tôi dọn đến ở với hai vợ chồng ông này ở Arlington. Họ đã hơn sáu mươi
tuổi, nhà không con cái. Ông chồng ở nhà ăn tiền bệnh, vợ còn đi làm. Tôi cũng
gần con gái tôi rồi, có gì nó chạy sang giúp tôi… Anh nói cũng phải nhỉ!"
"Cháu
xin lỗi…"
"Anh
ạ! Họ cho tôi thuê một phòng, không hạn chế sử dụng restroom anh ạ! Tôi thật mừng.."
"Bác
nói sao…?"
"Cơ
khổ. Ở nhà thằng con cả, thì con trai lớn nó ở riêng phòng lớn nhất, có
restroom riêng trong đó. Không ai được vào phòng nó."
"Rồi!
Thằng đó là bác sĩ hay nha sĩ?"
"Không..
Nó là dược sĩ. Nhưng sao anh hỏi vậy?"
"Cháu
đoán thôi! Bác đừng nghĩ xấu về những người tuyệt đối vệ sinh nên không chung
chạ được với ai! Hiểu thế, tốt hơn cho bác. Mọi phiền não nhẹ bay… ô-kê!
"Ô-kê.
Tôi hiểu ý anh rồi…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.