Khi Vua Lia (King Lear) của Vương quốc Anh về
già, ông đem giang sơn phân cho con gái lớn và con gái thứ hai nhanh mồm nhanh
miệng và giỏi a dua nịnh nọt. Công chúa thứ ba Cordelia, với tấm lòng lương thiện
nhưng không biết nói lời ngọt ngào, đã khiến người cha cáu kỉnh của cô tức giận,
vì thế đã tước quyền thừa kế của cô. Sau đó, hai cô con gái lớn đã trở mặt
không chịu thừa nhận cha, ngược đãi, lăng nhục và bắt nạt cha. Vua Lia vô cùng
hối hận và trở nên điên loạn, chạy vào rừng và trong cuồng phong bão vũ ông đã
gào lên, “Báo thù! Bệnh dịch! Cái chết! Mê hoặc!”, quả thực khiến người ta xót
xa. Sau đó, ba công chúa xuất hiện và đối xử tử tế với nhau, từ từ có chuyển biến.
Nhưng sau đó, Cordelia đã bị giết trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của
triều đình, và vua Lia cũng chết trong bi thương. Cao trào của kịch bản liên tục
xuất hiện, khiến người ta kinh tâm động phách. Tác phẩm được công nhận là một
trong những kiệt tác vĩ đại nhất của Shakespeare.
Bức tranh sơn dầu “Vua Lia và chú hề trong rừng”.
(Ảnh: Phòng trưng bày Scotland/Wikimedia Commons)
“Macbeth”
Tướng quân người Scotland Macbeth ham muốn
quyền lực, và dưới sự giật dây của vợ là phu nhân Macbeth, đã giết vua để soán
vị một cách không có lương tâm. Trước khi Macbeth muốn giết Vua Duncan của
Scotland, ông đã rất do dự, ông nói rằng ông sợ “bệnh dịch sẽ nhiễm cho kẻ khởi
lên âm mưu này”, nhưng rốt cuộc bị vợ mỉa mai thúc giục và ông đã ra tay sát hại.
Trong vở kịch, một mặt cặp vợ chồng Macbeth
ham muốn quyền lực, mặt khác thì lương tâm bất an, ma quỷ bức bách, cuối cùng
hoảng hốt lo sợ, vở kịch diễn tả nội tâm rất sâu sắc. Bà phù thủy đã tiên đoán
rằng khi Khu Rừng Đen chuyển động, đó sẽ là ngày Macbeth bị diệt vong. Kết quả
là quân khởi nghĩa thực sự yêu cầu binh sĩ buộc cành cây rừng trên đầu làm ngụy
trang, nhìn từ xa trông như khu rừng đang chuyển động, vô cùng thần bí và có hiệu
ứng siêu tả thực. Cho nên trong những năm đầu, vở kịch này còn được dịch thành
“Sự phục sinh của khu rừng”.
“Anthony và Cleopatra”
Vị tướng của Rome, Anthony, mê đắm sắc đẹp của
nữ hoàng Cleopatra, vui thú quên cả lối về, và cuối cùng quyết định từ bỏ đất
nước và gia đình của mình, dẫn đến cuộc chinh chiến. Anthony xuất trận với đầu
óc mê mụ, dẫn đến thất bại và tự sát chết. Thư thỉnh cầu đầu hàng của Cleopatra
bị từ chối và bà đã tự sát bằng cách hôn lên con rắn độc. Người ta nói rằng nhiều
khả năng bà đã bị vị tướng La Mã Octavius sát hại. Các chủ đề về cuộc đấu tranh
của con người giữa sự vui hưởng vinh hoa phú quý và chức trách đối với quốc gia
đều rất sâu sắc và rắc rối phức tạp.
Những câu chuyện này đã diễn giải sâu sắc lịch
trình con người vì nhược điểm của mình mà rơi vào bi kịch. Nó cũng miêu tả một
cách tỉ mỉ chân lý của thiện ác hữu báo, khiến con người tỉnh ngộ. Shakespeare không
hổ thẹn là một bậc kỳ tài, trong giai đoạn trầm mịch này, ông đã nghỉ ngơi lấy
sức và đã cho ra đời những kiệt tác trong lịch sử văn học.
Da Vinci: Vì dịch bệnh tàn phá
MiLan mà làm quy hoạch đô thị
Câu chuyện tiếp theo đưa chúng ta đến Milan,
Ý vào năm 1485. Vào thời điểm đó, họa sĩ/nhà điêu khắc/nhà phát minh nổi tiếng
Leonardo da Vinci làm việc cho Công tước Ludovico Sforza ở Milan.
Trang bìa trong của “Tuyển tập các vở kịch của
Shakespeare, First Folio” xuất bản năm 1623. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Milan khi đó đang bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch
xảy ra khoảng từ năm 1484 đến năm 1485, khiến tổng cộng 50,000 người chết, khoảng
một phần ba dân số Milan.
Da Vinci đã tận mắt thấy được thảm trạng của
thành phố Milan chật hẹp, bẩn thỉu và đông đúc bị bệnh dịch hoành hành, trong
lòng bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để cải thiện cấu trúc quy hoạch đô thị, để
thành phố có thể phục hồi và trở nên lành mạnh hơn trong tương lai. Các ý tưởng
của ông bao gồm sự tích hợp của các kênh đào và đường nước ngầm, sự phát triển
theo chiều dọc của thành phố đến những nơi cao, mở ra làn đường dành cho người
đi bộ v.v.
Vào thế kỷ 15, Da Vinci đã hình dung ra nhiều
vấn đề mà các thành phố lớn phải đối mặt. Từ các bản vẽ tay và các chú thích bản
thảo của ông, có thể thấy, trong quy hoạch bao gồm: giao thông, đường nước ngầm,
khu vực mới cũ cùng tồn tại, sự phát triển về nhân khẩu v.v. Hơn nữa ông nhấn mạnh
nhiều hơn và đồng đều về sự sạch sẽ, tính thẩm mỹ và hiệu quả. Mặc dù ý tưởng
quá cấp tiến (trong con mắt thời đại khi đó) của ông không được thực hiện ngay
lập tức, nhưng quy hoạch đô thị đương đại có rất nhiều điều để học hỏi. Việc kiến
thiết lại Paris vào thế kỷ 19 và ý tưởng của Leonardo có điểm chung một cách kỳ
diệu. Bậc thầy đa tài đa nghệ thời văn hóa phục hưng này một lần nữa chứng minh
rằng những sáng kiến trác việt của ông đã đi trước thời đại nhiều thế kỷ.
Bản vẽ tay về dự án thành phố lý tưởng của Da
Vinci. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Khó khăn hiện nay hạn chế các hoạt động đông
người, khi đơn độc tịch mịch, lại vừa khéo có thể tĩnh tâm lại, điều chỉnh tâm
thái. Như vậy, những hạn chế do dịch bệnh gây ra vừa hay là thời cơ tốt để
chúng ta rèn luyện sức mạnh của mình. Nhìn lại ba câu chuyện trên, ba vị danh
sư trong lúc khốn khó đã thiện dụng tất cả những gì của mình, phát huy hết được
những khả năng thiên phú của họ, đợi sau khi đại dịch qua đi, gươm báu sẽ xuất
thế và tỏa sáng rực rỡ.
“Trong họa có phúc!” Xem ra, việc “cách ly xã
hội” do virus Vũ Hán gây ra có thể không đáng sợ như vậy. Hoặc giả còn có
thể là thời điểm tuyệt vời để bạn và tôi khám phá bản thân!
Do Moli thực hiện
Sương Sương biên dịch
rất tuyệt vời
Trả lờiXóa