Khoảng
95% các trường hợp cao huyết áp là không có nguyên nhân rõ ràng, và do đó cần
phải uống thuốc hạ huyết áp hầu như suốt đời.
Không
phải bệnh nhân nào cũng cần phải được làm các xét nghiệm đặc biệt để tìm nguyên
nhân cao huyết áp. (Minh họa: LillyCantabile/Pixabay)
Khoảng
5% còn lại, cao huyết áp có thể do một nguyên nhân nào đó, và được gọi cao huyết
áp thứ phát (secondary hypertension).
Trong
các trường hợp này, thường thì nếu giải quyết được các nguyên nhân (không phải
nguyên nhân nào cũng có thể giải quyết được), huyết áp sẽ có thể trở lại bình
thường (nếu bệnh nhân không bị cùng lúc cả cao huyết áp nguyên phát).
Không
phải bệnh nhân nào cũng cần phải được làm các xét nghiệm đặc biệt để tìm nguyên
nhân. Thường thì các bệnh nhân mới được chẩn đoán là bị cao huyết áp chỉ cần được
làm các xét nghiệm rất căn bản.
Chỉ
trong các trường hợp sau mới cần phải làm thêm các nghiên cứu xem có phải bị
cao huyết áp thứ phát từ một nguyên nhân nào khác hay không:
-Cao
huyết áp trầm trọng, hoặc không đáp ứng với các điều trị thông thường.
-Huyết
áp đột ngột tăng lên bất thường, không kiểm soát được sau một thời gian tương đối
bình ổn.
-Bị
cao huyết áp từ trước tuổi dậy thì.
-Hoặc
bị cao huyết áp trước tuổi 30 ở những người không có người trong gia đình bị
cao huyết áp, không bị mập phì, và không phải là người da đen (các yếu tố kể
trên có thể dẫn đến cao huyết áp sớm trước tuổi 30).
Một
số các nguyên nhân có thể liên quan đến việc tăng huyết áp là:
-Các
bệnh thận nguyên phát (primary renal disease): Cao huyết áp là một dấu hiệu thường
thấy ở những người bị thận cấp tính hay mạn tính, nhất là ở những người bị bệnh
cầu thận hay mạch máu thận (glomerular or vascular disorders).
-Các
thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone cho người có triệu chứng khó chịu của thời
kỳ mãn kinh (oral contraceptives or hormone replacement therapy). Một số thuốc
ngừa thai hoặc nội tiết tố cho người mãn kinh có thể làm tăng huyết áp. Sự tăng
huyết áp này thường vẫn trong mức dưới 140/90 (tiêu chuẩn cao huyết áp như đã
trình bày). Tuy nhiên, đôi khi nó có thể làm cho huyết áp tăng đến tiêu chuẩn để
chẩn đoán bệnh cao huyết áp.
-Bị
(một loại) bướu (gọi là) pheochromocytoma. Đây là một loại bướu tiết ra loại nội
tiết tố (hormone) có thể làm cao huyết áp từng cơn (paroxysmal hypertension)
trong khoảng phân nửa các trường hợp. Trong phân nửa các trường hợp còn lại,
huyết áp có thể cao đều đều như trong các trường hợp cao huyết áp tiên phát.
-Bị
một rối loạn về nội tiết (hormone), gọi là primary hyperaldosteronism. Những
người bị rối loạn này thường có ba dấu hiệu là:
+Cao
huyết áp.
+Thử
máu thấy giảm chất potassium không giải thích được tại sao.
+Bị
kiềm hóa (unexplained hypokalemia, and metabolic alkalosis).
Cao
huyết áp thường không có nguyên nhân rõ ràng. (Minh họa: Mohamed
Hassan/Pixabay)
-Bị
một hội chứng gọi là Cushing’s syndrome: Cao huyết áp tâm trương một cách vừa
phải, lại thường là nguyên nhân gây bệnh và tử vong ở các bệnh nhân bị hội chứng
này (moderate diastolic hypertension, is a major cause of morbidity and death
in patients with Cushing’s syndrome).
-Một
số rối loạn nội tiết khác: Các rối loạn cường hoặc suy giáp, cường cận giáp
cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát.
-Chứng
ngưng thở trong khi ngủ: Cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp khi thức
giấc. Bệnh nhân có những đợt ngưng thở trong lúc ngủ, khiến có nhưng cơn buồn
ngủ khủng khiếp ban ngày. Chẩn đoán thường bằng cách vào các phòng xét nghiệm về
giấc ngủ để được theo dõi các triệu chứng và nồng độ dưỡng khí (oxygen) trong
máu trong lúc ngủ.
-Phình
động mạch chủ (coarctation of the aorta): Là một trong những nguyên nhân thường
gặp dẫn đến cao huyết áp ở trẻ em nhỏ.
Trong
các trường hợp kể trên, nếu không bị cao huyết áp nguyên phát đi kèm, và nếu
nguyên nhân có thể chữa được và được chữa khỏi, huyết áp bệnh nhân có thể trở lại
bình thường.
Tuy
nhiên, bất cứ khi nào mà huyết áp vẫn còn cao, thì vẫn phải cần uống thuốc hạ
huyết áp, để giữ cho các biến chứng không xảy ra. Khi nào huyết áp đã ổn định,
kiểm soát được, bác sĩ sẽ giảm thuốc từ từ, để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
HN sang thăm xem bài đăng rất bổ ích cầm thiết cho mọi người.
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới tốt lành thật vui nhé anh!
http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/125B04484D85AECF0BA3A0_zpswhasrrru.gif
cao huyết áp rất nguy hiểm
Trả lờiXóa