Nếu như Paris hiện bị quá tải khách du lịch và bối rối với tình
trạng người nhập cư, thì thành phố lãng mạn này chỉ mấy chục năm trước thôi vẫn
được biết đến là có phong thái lịch sự, văn hóa ăn mặc, giao tiếp đều rất trang
trọng, lịch lãm… Ngay những ngôi nhà, bờ tường cũng thể hiện một nền văn hóa
truyền thống lâu đời. Nền văn hóa ấy cũng hình thành nên triết lý sống hạnh
phúc của người Paris xưa.
Hồi
đó, có một cô gái mới tới Paris sinh sống đã vô cùng ngạc nhiên với con người
nơi đây. Sau nhiều năm sinh sống cùng họ, cô đã hiểu ra rất nhiều điều về văn
hóa của người Paris bấy giờ…
Quán cà phê hơn 50 năm tuổi không thay đổi
Lần
đầu tiên tới Paris, tôi mang theo lời ủy thác của ông nội tôi, đó là thay ông đến
thăm hỏi quán cà phê năm xưa mà ông yêu thích nhất ở Paris.
Tôi
thầm nghĩ, hương vị của cà phê Paris có thể lưu lại đến nửa thế kỷ sao? Tôi thực
sự không tin! Tôi liền kiểm tra một chút về nó, thật không ngờ quán cà phê đó vẫn
còn tồn tại, ngay cả địa chỉ cũng không thay đổi. Tôi bị kích động rất mạnh và
quyết định đi tới đó ngay lập tức.
Đi
tới quán cà phê, bước vào cửa và nhìn xung quanh, điều khiến tôi giật mình
chính là trong quầy bar, một bà lão tóc bạc đang chăm chú điều chế cà phê.
Tôi
đi đến trước mặt bà và xúc động lấy ra bức ảnh mà năm đó ông tôi chụp ở đây. Bà
cũng rất xúc động, rồi bà chỉ vào một cô gái bán cà phê trong ảnh và nói đó là
bà, tên là Sophia.
Lúc
này tôi không chỉ là xúc động vì đã tìm được bạn cũ của ông nội, mà còn là thực
sự cảm động về Paris.
Quán
cà phê đã nửa thế kỷ, ngay cả nhân viên phục vụ cũng không thay đổi, những bông
hoa ở trước cửa vẫn là loài hoa năm xưa, cảm tưởng dường như mọi thứ có lẽ đã
không hề thay đổi.
Tôi
hỏi bà Sophia: “Bà ơi! Tại sao bà không mở rộng quán cà phê này ra? Ít
nhất trước cửa cũng treo biển hiệu ‘Quán cà phê lâu năm’ chẳng hạn?”
Bà
Sophia cười và nói: “Nếu làm như vậy, quán cà phê của ta còn có thể khiến
ông nội cháu nhớ mãi không quên được sao?”
Tôi
chợt nhận ra rằng, quán cà phê ấy cũng giống như bà Sophia và giống cả Paris thời
bấy giờ, đều nằm ngoài sự truy cầu ham muốn, đều là rất an phận làm chính mình
chứ không ào ào bắt chước hay làm theo người khác mà thay đổi.
50
năm trước một người đàn ông trẻ tuổi ngồi đó thưởng thức cà phê, 50 năm sau
cháu gái của ông ấy cũng ngồi ở chính nơi đó thưởng thức cà phê. Hơn nữa, chủ
quán cà phê vẫn là người ấy, chỉ khác là đầu bà đã bạc trắng, nhưng vẫn với
thái độ vui tươi, say sưa pha cà phê như cũ. Đây thực sự là một loại cảm giác hạnh
phúc không gì có thể thay thế được.
Ông chủ cửa hàng phomai luôn vui vẻ
Ở
Paris, phô mai Matthew là loại thực phẩm duy nhất khiến tôi bỏ tiền
mua ngay mà không cần phải suy nghĩ gì bởi hương vị tuyệt vời của nó.
Từ
khi cửa hàng này được một vị đạo diễn nổi tiếng của Hollywood tới quay hình cho
một buổi giao lưu doanh nhân thành đạt thì nó càng trở nên nổi tiếng hơn rất
nhiều. Cũng chính vì vậy, tôi đã nghĩ rằng từ nay mình có thể không còn được chứng
kiến nụ cười xán lạn của ông Matthew trước quầy hàng mỗi lần tới đây mua phô
mai nữa.
Nhưng
mà ông Matthew vẫn y như trước đây, vẫn tươi cười niềm nở với những sinh viên
khi vào quán của ông mua hàng và giới thiệu: “Xin chào! Phô mai Matthew
là tự tay Matthew làm nhé!”
Mặc
dù bây giờ người đến mua phô mai Matthew đều phải đứng xếp thành hàng dài chờ đợi,
nhưng ông Matthew vẫn nhận rằng: “Tôi chỉ là một người yêu thích làm phô
mai, miệt mài làm việc, rời xa phiền toái.”
Ông
thậm chí còn từ chối rất nhiều những đơn đặt hàng lớn do các chuỗi siêu thị
chào mời. Ông nói: “Chúng tôi ở đây vô cùng vui vẻ, hết thảy những gì
đang có hiện tại đều khiến tôi cảm thấy rất hài lòng, tôi cảm thấy đã đủ rồi!”
Ông
Matthew cũng nói: “Tôi cũng không giàu có! Nhưng tiền đối với tôi mà
nói giống như bánh pudding vậy, nếu nhiều quá nó sẽ phá hủy răng của tôi!”
Tôi
đã hiểu rằng trong con người ông Matthew dường như luôn có tồn tại một loại cảm
giác “thấy đủ rồi!”.
Xưởng thêu truyền thống muốn được là chính mình
Gia
tộc nhà bạn tôi – Malena nổi tiếng với nghề kinh doanh hàng thêu, xưởng thêu
nhà họ là một trong hai công xưởng thêu thủ công còn tồn tại của Paris. Một xưởng
thêu kia mới bán lại cho hãng Chanel.
Hàng
năm, các nhà thiết kế nổi tiếng ở nước Pháp sẽ gửi những bản vẽ phác thảo đến đặt
hàng họ thêu. Những thương hiệu nổi tiếng như LV, Chanel, Dior… đều cho người đến
đàm phán với xưởng thêu để ký kết hợp tác.
Nhưng
mẹ của Malena không bao giờ muốn nhận đơn hàng quá lớn: “Như vậy thì
chúng tôi sẽ biến thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất hàng xa xỉ phẩm
của các tập đoàn nổi tiếng và sẽ bận rộn hết ngày này sang ngày khác. Tiếp đó,
ngay cả thời gian để may váy cưới hay lễ phục tốt nghiệp cho con gái của mình
tôi cũng không có nữa. Tôi còn muốn may cả váy cưới cho cháu gái của tôi nữa.
Trên thế giới này thực sự còn thiếu thứ gì đây? Chẳng qua là một chút thời gian
và sự nhẫn nại. Chúng tôi không cần phải khiến mình trở nên lớn mạnh, bởi vì
chúng tôi luôn được làm điều mình muốn, thế là đủ rồi!”
Sau
khi sống ở Paris một thời gian lâu dài, tôi phát hiện ra rằng, mỗi người ở đây
đều tự có vị trí riêng của mình. Sự tự tin của họ không phải được xây dựng từ
việc phải ở vị trí cao hơn người khác, mà nằm ở chỗ họ có thể là chính mình bất
kể lúc nào.
Thầy
giáo của tôi thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Kỳ thực, hạnh phúc chính
là khi chúng ta không có quá nhiều ham muốn.”
Một
người sáng suốt luôn có một âm thanh trong lòng tự nhắc nhở mình: “Càng
có nhiều không đồng nghĩa với càng hạnh phúc. Hạnh phúc không phải nằm ở việc
đã có được bao nhiêu mà nằm ở chỗ thấy đủ rồi!”
An Hòa biên tập
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa