Trang

30/06/2022

Cuộc sống không bán vé khứ hồi


 Tất cả rồi cũng sẽ trở thành quá khứ vậy tại sao ta không sống hết mình để có một quá khứ tuyệt vời nhất.

1. Đừng phí phạm thời gian để tìm hiểu xem người khác đánh giá bạn như thế nào. Bạn không cần quan tâm đến họ, bạn chỉ cần làm tốt công việc của mình, sống một cuộc đời hạnh phúc và thoải mái. Kể cả nếu bạn có bận tâm đến những lời người khác nói về mình, bạn cũng không thể kiểm soát được hết chúng, vậy thì chẳng việc gì phải đánh đổi những giây phút quý báu của bản thân để nhận lấy những lời bàn tán vô nghĩa.

2. Bạn không thể nào hạnh phúc nếu cứ để những thứ thuộc về quá khứ làm phiền cuộc sống hiện tại. Buông bỏ quá khứ khiến bạn có thể sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn cho ngày hôm nay.

3. Khi còn trẻ còn khỏe, ai cũng có suy nghĩ phải tìm được một công việc thật tốt, nỗ lực hết mình vì nó để kiếm được nhiều tiền lo cho cuộc sống giàu sang hạnh phúc. Nhiều người đã chấp nhận đánh đổi cả gia đình, bạn bè, sức khỏe chỉ vì công việc. Nhưng đổi lại thì sao, khi bạn ốm đau, công việc trì trệ, nhiều người sẽ la mắng nhưng gia đình thì không bao giờ quay lưng lại với bạn. Kiếm tiền cũng tốt nhưng gia đình là điều vô giá mà không một đồng tiền nào có thể mua được.

4. Hãy đi gặp những người mà bạn muốn gặp. Theo đuổi những người mà bạn thích. Làm những việc mà bạn muốn. Nhân lúc mặt trời còn đang chiếu rọi, nhân lúc gió chưa thổi to, tuổi trẻ chưa qua đi. Hãy làm điều bạn muốn đừng để mọi thứ trở thành tiếc nuối.

5. Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó.

6. Không có gì chắc chắn rằng bạn sẽ làm một công việc đến hết đời, hay được một người yêu mãi mãi. Trong xã hội nhiều ồn ào này, bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới mà không thể thỏa hiệp.

Chúc mọi người thật an lạc và hạnh phúc

ST

28/06/2022

Chuyện zdui


 Hình minh họa

Cô Tư tuổi độ tứ tuần, thường ra công viên tập thể dục mỗi sớm mai sương.  

 Vào một hôm đẹp trời, cô Tư tình cờ gặp chú Bảy.

 Chuyện trò qua lại, hai người thấy gia cảnh na ná như nhau.  

 Cô Tư góa bụa, nước trong leo lẻo, cắn răng cắm sào nuôi con gái.  

 Chú Bảy thôi vợ đã lâu, thanh bình ở vậy nuôi con trai.  

 Chuyện chỉ thế thì đã không là chuyện!  

 Sau mấy bữa chuyện trò, thấy thân tình, cô Tư mời chú Bảy về nhà chơi cho biết.  

 Chuyện chỉ có thế thì đã không là chuyện!  

 Bạn đoán coi chuyện gì xảy ra tiếp theo?  

 Xin thưa là chú Bảy phải lòng con gái cô Tư chứ không phải lòng cô Tư.  

 Đến đây mới bắt đầu thành chuyện!  

 Con gái cô Tư không chê chú bảy già, ngược lại thích chú Bảy lắm lắm.  

 Thấy cấm cản cũng chẳng ăn thua, cô Tư chấp nhận cho chú Bảy nên duyên chồng vợ với con gái mình.  

 

 Chú Bảy vui lắm, hưởng liền ba tuần trăng mật.  

 Cái này bà con mình hay gọi trâu già gặp được cỏ non!  

 Chuyện tưởng đến đây là hết chuyện.  

 Nhưng chỉ có thế thì đã không là chuyện!  

 Sau đám cưới, cô Tư ghé nhà chú Bảy thăm con gái lại phải lòng con trai chú Bảy.  

 Cũng như cô Tư, chú Bảy đâu dám ngăn cản tình yêu nảy nở giữa cô Tư và con trai mình.  

 Hơn nữa, để "lại quả" cho cô Tư, chú Bảy còn vun vén cho mối lương duyên này!

 Và, đương nhiên lại có một một đám cưới mới rình rang làng trên xóm dưới.  

 Trả thù chú Bảy, cô Tư làm luôn một lèo tám tuần trăng mật cho đã thèm.  

 Cái này bà con mình thường gọi máy bay bà già lái phi cơ trẻ!  

 Như bao câu chuyện tình kết thúc có hậu khác, hơn chín tháng sau, cô Tư và con gái cùng khai hoa nở nhụy.  

Chuyện vẫn còn tiếp tục, thế mới gọi là chuyện!  

 

 Vấn đề đặt ra là hai công dân mới chào đời sẽ xưng hô với nhau như thế nào đây?  

 Đâu phải Tây mà ai với du, du với mi. Chà, chà thiệt là nhức đầu quá đi!

 Chú Bảy, cô Tư, bà con nội ngoại nghĩ mãi không ra.  

 Chú Bảy bữa nọ kêu Grap chở đi mua cháo cho vợ mới tỏ bày tâm sự, hỏi coi có cao kiến gì giải quyết dùm vụ xưng hô.  

 Anh Grap bí rị, vì mãi lo chuyện xăng lên giá. Vậy theo các bạn thì gọi sao cho đúng.

Sưu tầm


27/06/2022

Kary Banks Mullis Một vị cứu tinh của nhân loại

        

Kary Banks Mullis (December 28, 1944 – August 7, 2019)

"Kary Banks Mullis  was an American biochemist. In recognition of his role in the invention of the polymerase chain reaction (PCR) technique, he shared the 1993 Nobel Prize in Chemistry with Michael Smith and was awarded the Japan Prize in the same year."

Bài viết đưới đây chắc đã lâu

Suốt 26 năm vừa qua, hàng nghìn người vô tội bị kết án tử hình khắp 13 bang nước Mỹ đã được giải oan và trả tự do, tất cả nhờ vào một người có tên Kary Banks Mullis

Không phải luật sư hay nhà hoạt động xã hội, Mullis là cha đẻ của chuỗi phản ứng PCR – tiền đề tạo nên phương pháp xác định DNA trong khoa học hình sự và mở đường cho nhân loại sống sót trước những căn bệnh virus nguy hiểm nhất.

Nhà khoa học dị thường

Tờ New York Times gọi Kary Mullis là nhà khoa học quái gở nhất từng nhận giải Nobel. Trong mắt đồng nghiệp, ông chẳng khác nào một kẻ gàn tự cao tự đại. Còn theo lời của 4 bà vợ trong đời Mullis, ông là gã đàn ông tồi.

Kary Mullis bắt đầu con đường khoa học từ năm 13 tuổi, tự mình thiết kế và vận hành một quả tên lửa cỡ nhỏ lấy cảm hứng từ vệ tinh Sputnik của Liên Xô. Với niềm đam mê hoá học và trí thông minh kiệt xuất, ông nhanh chóng lấy bằng thạc sĩ ngành sinh hoá của Trường Đại học California và hứa hẹn sẽ trở thành một hiện tượng trong giới khoa học.

Thế nhưng ông quyết định bỏ ngang việc nghiên cứu để… làm nhà văn và tập tành kinh doanh cửa hàng bánh. Thoát khỏi sự nghiêm túc của phòng thí nghiệm, Kary Mullis bắt đầu chìm đắm trong rượu, chất kích thích và đàn bà, với vẻ ngoài phóng khoáng đến mức cẩu thả - trông chẳng giống một người làm khoa học.


Quyết định trở lại con đường khoa học sau lời năn nỉ của người bạn thân, Kary Mullis vẫn không được lòng đồng nghiệp vì tính cách có phần đồng bóng và thói nghiện rượu khiến ông từng động tay động chân với một người trợ lý trong trung tâm vi sinh ông làm việc.

Thái độ cợt nhả ấy còn theo chân ông lên tận bục trao giải khoa học ở Nhật Bản, nơi ông cả gan buông lời tán tỉnh hoàng hậu của đất nước mặt trời mọc. Hay như chuyện ông suýt bị bắt ở Stockholm ngay trước đêm nhận giải Nobel vì hành vi quấy rối người qua đường cũng khiến người ta không thể cắt nghĩa.

Cuộc sống phóng túng của ông đến từ một quan niệm kỳ lạ, rằng “không phải cứ chăm chỉ là làm khoa học tốt đâu, bạn phải là một người ham vui”. Chính vì không bị áp lực bởi danh vọng, hình tượng bản thân hay tiền tài, Kary Mullis thoải mái rong chơi trong khu vườn khoa học – nơi ông như biến thành con người khác, đầy đam mê và trách nhiệm.

Phút ơ-rê-ka của thiên tài

Năm 1983, Kary Mullis, khi ấy là giám đốc phòng thí nghiệm của Công ty hoá sinh Cetus, đang nghiên cứu một phương cách giải quyết những khó khăn trong việc phân tách nghiên cứu DNA của con người nhưng mọi thứ dường như đi vào ngõ cụt.

Vào một tối thứ sáu nọ, Kary Mullis lái xe hơi chở bạn gái vượt hơn trăm dặm trong sự tĩnh mịch hun hút của màn đêm. Giữa miên man suy nghĩ và tiếng ngáy đều đều của người tình, tâm trí ông bỗng bất động với một tia sáng loé lên trong 1/1000 giây. Chiếc xe thắng gấp và tiếng Mullis reo to trong bóng tối, đúng như cái cách Archimedes đã từng làm: Ereuka! Ereuka! Eureka! Tại sao mình không nghĩ ra chứ?

Sẵn giấy bút trong hộp xe, Mullis nhanh chóng phác thảo ra ý tưởng về phản ứng chuỗi polymerase (sau đây gọi là phản ứng chuỗi PCR) giúp khuyếch đại một đoạn DNA bất kỳ và dành trọn đêm hôm đó để vui sướng vì ông biết chắc mình sẽ giành giải Nobel!

Những người đồng nghiệp của Mullis đón nhận ý tưởng của ông với sự thờ ơ vì không ai tin vào điều không tưởng mà ông vẽ ra trước mắt. Nhưng thật may mắn cho nhân loại, Mulllis đủ nhiệt huyết và tài năng để hiện thực hoá phản ứng chuỗi PCR – một trong những phát minh vĩ đại nhất của lịc sử loài người.

Vậy phản ứng PCR là gì mà ghê gớm đến thế?

Nói nôm na, PCR cho phép khuyếch đại một đoạn DNA dù là nhỏ nhất thành một chuỗi DNA có thể dài đến vô tận. Phát minh này giúp cho việc giải mã DNA trở nên dễ dàng và nhanh chóng, quá trình xác định tác nhân virus gây các bệnh như viêm gan siêu vi, SARS, N5N1 hay chẩn đoán ung thư được rút ngắn từ vài tuần xuống còn vài ngày hoặc thậm chí, chỉ vài giờ mà không cần thông qua các vi khuẩn khác.

Thời gian được rút ngắn khiến việc lên phác đồ điều trị và nghiên cứu về bệnh hiệu quả hơn, qua đó giúp cứu sống hàng triệu bệnh nhân. Hứa hẹn hơn, phát minh của Mullis tạo điều kiện cho việc tạo lập bản đồ gen người có những bước tiến sâu sắc, đưa nhân loại đến gần hơn tham vọng điều trị tất cả bệnh lý của con người.

Chưa dừng lại ở đó, phản ứng PCR còn cho phép khoa học hình sự khiến những kẻ thủ ác phải đền tội, trả lại công lý cho người bị oan sai. Chỉ cần một chút da hay sợi tóc của hung thủ để lại hiện trường là đủ để lực lượng chức năng xác định đúng đối tượng.

Gary Dotson (tù nhân người Mỹ) là người đầu tiên trên thế giới được trả tự do nhờ vào xét nghiệm DNA. Năm 1979, Dotson bị tuyên án 50 năm tù với cáo buộc cưỡng hiếp và bắt cóc dựa trên chứng cứ không rõ ràng. Mãi đến năm 1988, chứng cứ DNA chỉ ra rằng Dotson vô tội.

5 năm sau đó, cựu binh Kirk N. Bloodsworth thoát án tử hình nhờ vào giám định DNA, cũng là trường hợp đầu tiên. Sự xuất hiện của công nghệ DNA trong khoa học hình sự đã đưa ra ánh sáng hàng trăm nghìn vụ án bí ẩn – điều mà Kary Mullis chẳng thể ngờ đến trong cái đêm lái xe định mệnh ấy.

Phản ứng PCR còn được ứng dụng trong việc xác định huyết thống cũng như danh tính của nạn nhân trong các vụ tai nạn hoặc thảm hoạ thiên nhiên. Phát minh của Mullis là nguồn cảm hứng cho loạt phim Công viên kỷ Jura – tác phẩm hư cấu tin rằng có thể dùng phản ứng PCR để phóng đại đoạn DNA cổ đại của những con khủng long!

Tuy thế, Kary Mullis lại chẳng thể làm giàu nhờ phát minh để đời của mình. Công ty nơi Mullis làm việc trả cho ông 10 nghìn USD phần thưởng để rồi bán bản quyền phản ứng chuỗi PCR cho một tập đoàn khác với giá 300 triệu USD.

Chán nản, Mulllis trở về viết sách và đi thuyết giảng khắp nơi để kiếm sống, cho đến khi một tin dữ khiến ông thức tỉnh lần nữa: Người bạn của ông qua đời vì lờn thuốc kháng sinh.

Con đường để lại

Cái chết của người bạn thôi thúc Mullis nghiên cứu và phát hiện ra cách thức chống bệnh nhiễm trùng ở người. Ông tìm thấy một loại chất có trong van tim lợn, thứ có thể ngay lập tức đánh thức hệ miễn dịch của chúng ta. Bất kể khi nào phân tử chất này xuất hiện trong cơ thể con người, hệ miễn dịch sẽ tự động phản ứng với chúng.

Ý tưởng của Mullis là ông sẽ cố gắng đính kèm phân tử này vào các vi khuẩn gây bệnh cho người để làm mồi nhử giúp hệ miễn dịch kích hoạt ngay mà không cần đợi đến vài ngày. 14 con chuột bị nhiễm bệnh than đã sống sót 100% nhờ phương pháp này của Mullis vì hệ miễn dịch của chúng đã hoạt động ngay trước khi bệnh than kịp giết chúng.

So với phản ứng chuỗi PCR, ý tưởng táo bạo này cũng có giá trị đột phá không kém và rất có thể, nó sẽ là cách giải quyết triệt để tình trạng lờn thuốc kháng sinh đang ở mức báo động hiện nay.

Bên cạnh những phát minh để đời, Mullis còn biết đến với phát ngôn mạnh mẽ nhắm thẳng vào giới khoa học. “Các nhà khoa học đang phá hoại thế giới này nhiều hơn là xây dựng nó như họ vẫn nhân danh”, là câu nói rất đáng suy ngẫm của ông.

Có thể ông đã cay đắng trải qua những góc khuất của khoa học. Hoặc có thể, đó là lời răn với chính ông và các đồng nghiệp, rằng đừng nhân danh khoa học để đạt được những mục đích vị kỷ mà quên đi trách nhiệm lớn lao nhất: Cải biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Ngày 7-8-2019, Kary Mullis qua đời sau một cơn bạo bệnh ở tuổi 74. Nhân loại mất đi một nhà khoa học kiệt xuất, giới chuyên môn tiễn biệt một trong những cá tính dị thường nhất.

Nhưng những gì tuyệt vời nhất của Mullis vẫn ở lại trong những phòng thí nghiệm và hàng trăm nghìn ứng dụng từ phát minh của mình. Tên ông đã, đang và sẽ có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử khoa học thế giới

Sưu tầm

 

26/06/2022

Gỏi Đu Đủ bò khô


 Tôi bị gỏi đu đủ bò khô nắm cẳng, cho tới bây giờ. Đĩa đu đủ bò khô đầu tiên tôi ăn là ở cổng trường Dũng Lạc, bên hông Nhà Thờ Lớn Hà Nội, khoảng đầu thập niên 1950. Ngày đó trước cửa trường có nhiều hàng quà vặt, điểm đặc biệt là hầu hết người bán là đàn ông. Ừ thì là trường con trai nhưng sao người bán lại cùng dòng giống, chuyệncho tới nay tôi vẫn cứ thắc mắc. Ông nào cũng có tên không phải do cha mẹ các ông ấy đặt. Bánh mì giò chả có ông Lý Toét, ông Đại Quấy bán cái chi chi tôi quên béng mất. Nhưng ông được tôi mến mộ nhất, ngày nào cũng dúi cho ông ấy ít tiền là ông bán món đu đủ bò khô thì lại không có tên. Tay ông cầm cái kéo cắt thịt bò dập tanh tách không ngừng, như một cách rao hàng. Khi có khách, hai tay đó cầm hai chai, một nước tương đen đen, một miệngTôi đã chết mệt với món đu đủ bò dấm trắng có pha chút ớt hồng hồng xịt lia lịa xuống chiếc đĩa nhôm đu đủ bò khô có vương chút rau thơm rau răm xanh xanh trên mặt. Chỉ nhìn hai cánh tay khua khua đã thấy nước bọt túa ra đầy khô từ những ngày non dại đó.

Cho tới ngày nay tôi vẫn…non dại. Vẫn mê món đu đủ bò khô. Vào nhà hàng nào có bán là tôi ít khi bỏ qua. “Bệnh” này bắt nguồn từ những ngày Hà Nội nhưng nặng thêm từ khi di cư vào Sài Gòn, khi nếm mùi gỏi đu đủ của ông già áo đen trước cửa tiệm nước mía Viễn Đông nơi góc đường Lê Lợi và Pasteur. Thời sinh viên, đậu chiếc xe Goebel hai màu vàng và cam bên lề, anh chàng tuổi trẻ ngày đó nhào vào hàng ông già áo đen, bưng chiếc đĩa nhôm ra ngồi trên yên xe đắm đuối với cái vị mằn mặn, chua chua, cay cay, nồng nồng không thể có trong các món ăn khác. Đĩa gọi đĩa, thường phải ít nhất hai đĩa mới dứt áo ra đi được. Có những ngày nặng túi, hai đĩa còn chưa ra đâu vào đâu, hai đĩa tiếp nữa mới…đủ. Còn tiếc rẻ húp hết nước trong đĩa. Báo hại bữa cơm chiều đó sao thờ ơ uể oải khiến bà già đưa mắt dò hỏi

Anh bạn trẻ tuổi Phạm Công Luận, quen trên giấy bút nhưng chưa bao giờ giáp mặt, nhắc nhớ tới ông già áo đen của thời đó. “Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường Pasteur. Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài Gòn nửa thế kỷ trước, tan trường Sư Phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngã tư Lê Lợi – Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy đĩa khô bò đu đủ cùng một lúc. Từ xa đã thấy bóng ông chủ xe khô bò, luôn luôn bận áo đen nên chết tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô bò của “ông già chemise noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô bò đu đủ bào. Không mấy ai biết tên gì, chỉ gọi biệt danh như vậy”.

Món khô bò đu đủ bào ngon như thế nào phải nghe ông tổ sư ẩm thực Vũ Bằng tán. “Có ai một chiều nào nhàn tản trên con đường Pasteur, ở ngã ba Lê Lợi, có thấy hàng toán người tề tựu ở trước chùa Chà (Chùa Ấn Độ) như dự một cuộc mết tinh vĩ đại? Không, họ không phản đối gì hết mà cũng chẳng yêu cầu gì hết. Khẩu hiệu của họ căng lên ở trong lòng: họ ăn, họ uống, và uống và ăn để làm thỏa mãn cái dạ dầy nhiều đòi hỏi. Có người đứng ăn; có người ngồi ghế ăn; có người ngồi ở xe máy dầu gác chân lên hè để ăn; có người ngồi xổm trên hè để ăn; lại có người hãm xe hơi lại, thò đầu ra ngoài kêu ăn. Họ ăn gì vậy? Ăn bánh tôm; ăn bì bún; ăn bánh mì phá lấu; ăn ốc; ăn bánh canh giò heo; nhưng muốn gì thì gì, món được người ta thưởng thức nhiều nhất, nồng nhiệt nhất và thành tín nhất vẫn là món đu đủ bào, rưới rất nhiều giấm ớt lên trên. Ở cái đất quanh năm nắng chói như đây, tạng người ta nhiệt lắm, lòng lúc nào cũng cứ xót như cào: ăn cái món ấy vào mát ruột. Các ông ưa quá, mà các bà các cô lại ưa hơn; ăn một đĩa rồi lại muốn ăn đĩa thứ hai, thứ ba…thứ sáu. Chính tôi đã thấy có một bà ăn chơi sơ sơ một lúc sáu đĩa như thế rồi xuýt xuýt xoa xoa, chảy cả nước mắt nước mũi mà có vẻ như vẫn còn thèm ăn nữa. Ờ, cái món đu đủ bào trộn giấm ớt đó là gì vậy? Thưa, đó là khô bò. Đu đủ bào, trên đặt mấy miếng khô bò, tưới giấm ớt rồi rắc mấy lá ngò lên trên đó, chỉ giản dị có thế thôi, vậy mà ăn vào…phải biết! Ngon chết người đi được!”.

Cái món ngon chết người đi được này là món ta hay món tầu, nhiều người cắc cớ đặt câu hỏi. Tác giả Lưu Khâm Hưng có vợ người Tàu thắc mắc. Ông cũng nghĩ đây không phải là món của người Hoa nên hỏi vợ cho chắc ăn. Ai ngờ bà vợ trả lời tỉnh queo: “Hồi đó đi học ăn hoài, dường như món này của người Tàu. Mấy xe bán gỏi đu đủ khô bò ở Chợ Lớn đều do mấy ông Tiều bán. Bởi vậy ăn gỏi khô bò đâu có chan nước mắm mà là chan nước tương pha giấm ớt”. Thiệt hôn? Cái món làm say đắm nhiều người Việt này là một món ngoại lai sao? Tác giả Minh Lê trong bài “Gỏi Khô Bò” đã cất công tìm kiếm. Theo ông, thành phần chính của món ăn hớp hồn này là đu đủ và bò. Đu đủ có gốc ở châu Mỹ, được mang sang trồng tại châu Á từ đầu thế kỷ 19. Trong từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhode, xuất bản năm 1651, chưa có từ đu đủ. Nhưng trong cuốn  Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản năm 1895, từ “đu đủ” đã có ở trang 327, chứng tỏ khi đó đu đủ đã khá phổ biến ở Việt Nam. Về thịt bò, dân Việt chuộng nuôi trâu hơn nuôi bò. Nhưng tới năm 1915, cụ Phan Kế Bính đã liệt kê trong cuốn “Việt Nam Phong Tục”: “Về thứ đồ ăn thì nhất là hay dùng những thịt trâu, bò, dê, lợn, gà ,vịt, chim, ếch, tôm, cá, cua, ốc..v..v..mà thịt lợn là thứ cần dùng hơn hết”. Tác giả Minh Lê viết: “Vậy vào thời điểm cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, điều kiện “cần và đủ” cho gỏi khô bò đã có, chuyện còn lại là khoảng năm nào và có ở đâu trước?Nói về miền Bắc, tôi “chộp” được câu này: “Hà Nội 1953 đã thay đổi khác đi nhiều rồi…bây giờ phố xá Hà Nội có những món ngon mới, như món thịt bò khô gồm đu đủ thái nhỏ, mùi và giấm, “lạp chín chương”, ăn vào thấy đủ vị cay chua mặn chát. Tác giả Nguyễn Duy Hảo, bút hiệu Ba Lăng, ăn gỏi khô bò từ 1948: “Thú thật là tôi không được biết rõ món đu đủ bò khô có từ bao giờ và nguồn gốc của nó cũng như do ai sáng chế ra món ăn đáng nhớ này. Riêng cá nhân tôi đã được thưởng thức món quà đặc biệt này từ năm 1948 tại cổng trường tiểu học Hàng Than Hà-Nội”.

Khô bò có cách chế biến giống với món phá lấu chiên của người Tiều nhưng người Tiều ăn phá lấu với cơm chứ không làm gỏi đu đủ. Ngoài khô bò, xì dầu là dấu ấn của người Hoa. Nhưng đu đủ bào và đậu phọng lại tương tự như món tam maak hung của người Lào và món som tam của người Thái. Không biết có nên kết luận là một người Việt nào đó đã kết hợp hài hòa các món trên để chế ra món gỏi đu đủ khô bò thần sầu mà tôi là một đệ tử không.

Tôi đã một phen thất vọng với món som tam của Thái Lan. Trong một lần tới Bangkok vào cuối năm 2019, trước khi có dịch covid, tôi đã háo hức thử món gỏi đu đủ phổ biến của Thái Lan. Tới Thái Lan mà không thưởng thức som tam, một di sản văn hóa ẩm thực của đất nước hiền hòa này là một thiếu sót to lớn. Món này được bán khắp các nhà hàng và xe bán rong tại Bangkok. Tôi order và thích thú chờ đợi. Cô hàng khá xinh bắt đầu chế biến. Nhìn mà chóng mặt với cái tay thoăn thoắt vứt nguyên liệu vào một chiếc cối. Đu đủ xanh, đậu đũa, xoài xanh, cóc Thái, cà chua, chanh, nước mắm, đậu phọng, tỏi, tôm khô, đường thốt nốt và ớt. Hình như có cả ba khía nữa. Đĩa gỏi được tôi khới khới cố ăn vài miếng rồi chịu thua. Cay xé lưỡi, cũng chua chua, chát chát, mặn mặn, ngọt ngọt nhưng đó là một thứ hầm bà lằng giã nát trong cối. Nhìn đĩa gỏi dở dang mà không dám nói năng chi. Lỗi tại tôi không biết tiếng Thái. Nếu biết som có nghĩa là chua và tum có nghĩa là giã thì tôi đã không tốn vài chục baht!

Som tum là một hóa thân tồi của gỏi đu đủ khô bò của ta. Cái miệng đã nếm qua gỏi khô bò sẽ không bao giờ rời được cái vị chua chua, cay, ngọt, mằn mặn bùi bùi của món ăn đường phố hấp dẫn này. Vét hết những sợi đu đủ, nhai xong những miếng khô bò nho nhỏ, người sành điệu phải húp cho bằng hết phần nước còn sót lại. Đây là một hậu vị, kết thúc hoàn chỉnh một thức ăn làm mê mệt những cái miệng sành sỏi. Tôi bao giờ cũng dành miếng gan nướng sém cạnh bùi, béo, cho những miếng cuối cùng. Chính miếng gan này đã gọi đĩa thứ hai, rồi thứ ba, thứ n. Hình như đã lậm món ăn dân dã nhưng ngon chết người này thì chẳng bao giờ có thể rời xa được. Không lẽ lại ví cái nghiện gỏi đu đủ khô bò này với mấy ông hít tô phe ôm ấp nàng tiên nâu nhưng tôi e rằng cả hai đều chung một quyến rũ.

Phạm Công Luận, người tương đối trẻ, sống thời nay nhưng miệt mài đi tìm những dấu vết xưa của Sài Gòn đã có duyên gặp được anh Nguyễn văn Tuynh, con trai của ông già áo đen. Anh Tuynh, người phụ cha bán đu đủ bò khô suốt 9 năm trước khi đi quân dịch, nhớ lại: Sài Gòn thời ấy không có nhiều hàng quán cầu kỳ như bây giờ. Không chỉ giới bình dân, giới có học không câu nệ phải ăn hàng quán sang trọng mắc tiền. Do đó các xe bán hàng ăn trên lề đường rất đông khách, có đủ cả sinh viên, thầy cô giáo, tiểu thương, công tư chức và quân nhân. Anh Tuynh tiết lộ cách làm khô bò của ông già áo đen: “Nhà tôi làm khô bằng lá lách bò, thịt thì bằng thịt ở má bò vì má bò có gân nên vừa mềm vừa dai, khi chín tới ăn rất thơm ngon. Lá lách bò dài như miếng gan heo, luộc chín, khứa từng khứa để khi xào nấu thì gia vị thấm vào bên trong mới ngon. Xong đem xào với sả, ngũ vị hương, muối, đường, gừng (để khử mùi nồng của lá lách bò) rồi đổ nước vào cho ngập mặt, đun hơn một giờ cho sệt lại. Sau đó vớt ra cho vào chảo chiên. Qua ba công đoạn luộc, xào rồi lại chiên nên mới có miếng sém cạnh, vừa bùi vừa giòn, ngon vô cùng”.

 

Nước mía Viễn Đông.

 Khu nước mía Viễn Đông thời của chúng tôi là một khu ăn hàng số một ở Sài Gòn. Ngày đó chúng tôi tấp vào ăn, thấy có đủ các…bộ môn: gỏi khô bò, hủ tiếu, bò viên, bánh cuốn, bò bía, phá lấu. Người bán tấp nập, người ăn cũng tấp nập. Thấy khu bán hàng quà vặt này đông vui, chẳng ai trong chúng tôi thắc mắc. Nhưng nay anh Tuynh cho biết chính cha anh, ông già áo đen bán gỏi bò khô là người đứng ra tổ chức khu ăn uống nhộn nhịp được đặt tên không chính thức là “bến nước mía Viễn Đông”. Bến nằm trên đường Pasteur, khúc từ đường Tôn Thất Đạm đến Lê Lợi. Cha anh Tuynh đã từng dừng xe bán ở trường Chu văn An, góc đường Lê Thánh Tôn và Tạ Thu Thâu quanh chợ Bến Thành và đều bị đuổi chạy trối chết. Khi ông tới bán ở góc đường Pasteur và Lê Lợi, xế cửa hàng nước mía Viễn Đông, cảnh sát ở bót Lê văn Ken cũng đuổi. Sau khi bàn bạc với các bạn hàng cùng bán tại địa điểm này, ông đến bót Lê văn Ken xin thành lập một “bến” tập trung buôn bán, đóng thuế đàng hoàng. Ông sẽ là người thu thuế nộp lại cho cảnh sát. Vậy là khu ăn hàng của Sài Gòn thành hình. Có bốn người bán gỏi bò khô, tất cả đều là dân di cư. Ngoài ông già áo đen, còn có các ông Thung, ông Chiếu và ông Dần. Tôi luôn luôn là khách trung thành của ông già áo đen, chưa bao giờ biết các ông khác. Ông bác sĩ Lê văn Lân ngày đó có một bài thơ về “bến” Viễn Đông mang tên “Quà Rong” được nhiều người biết.

 

Người đi trăm nhớ ngàn mong

Người về còn nhớ quà rong năm nào

Đầu đường nghe thoáng lời rao

Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon

Dăm bông, thịt nguội, mì giòn

Hai đồng một ổ bà con mua giùm

Anh ơi, nước mía Viễn Đông

Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn

Thêm đĩa bò bía chấm tương

Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều

Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu

La ve, củ kiệu càng nghèo càng ham

Cóc chua, tầm ruột, ổi dầm

Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua.

 

Bài thơ đã ghi lại một thời Sài Gòn nhộn nhịp ăn uống xôn xao. Có điều tại Bến Viễn Đông có tới bốn ông bán gỏi bò khô mà ông bác sĩ không nhắc tới món này. Thiệt là một người đãng trí!

Tôi phải nói thêm là, những ngày hoa mộng đó, chúng tôi thường không bỏ về sau khi vét hết vài đĩa gỏi bò khô mà còn một chuyện luôn luôn chẳng bao giờ đãng trí. Đó là phải xếp hàng uống bằng được một ly nước mía Viễn Đông. Ly nước mía mát lạnh, vắt thêm trái tắc, uống vào tới đâu biết tới đó. Đó là một kết thúc hoàn hảo cho một buổi rong chơi với quà rong.

Tôi muốn kết thúc bằng một tiết lộ nho nhỏ. Bà chủ nước mía Viễn Đông hiện sống ở thành phố Montréal chúng tôi. Tôi có gặp bà một lần, chưa tiện hỏi về cửa hàng nước mía huyền thoại ngày đó thì mất liên lạc với bà. Thiệt đáng tiếc! Tiếc như gan ruột cồn cào khi nhớ lại những ngày hoa mộng đẹp đẽ đó.

 SONG THAO

05/2022

25/06/2022

Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein

 Chắc hẳn nhiều người sẽ phải "kinh ngạc" khi tìm hiểu về cuộc đời của Đào Triết Hiên.

Đào Triết Hiên sinh ngày 17/7/1975 tại thành phố Adelaide, Úc. Ông là người Trung Quốc, mang quốc tịch Úc - Mỹ. Ông được mệnh danh là thiên tài Toán học và từng nhận vô số giải thưởng quốc tế với những công trình nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, Đào Triết Hiên có IQ cao ngất ngưỡng, nằm trong khoảng 220 - 230. Thậm chí chỉ số này còn cao hơn các nhà khoa học lớn như Stephen Hawking (160) hay Albert Einstein (khoảng 160 - 190)...

Thần đồng Toán học được cả thế giới chú ý, quá khứ từng bị cho nghỉ học vì... quá thông minh

Có thể nói, Đào Triết Hiên sinh ra với trí thông minh chỉ có ở những đứa trẻ thiên tài. Dẫu vậy, nếu theo dõi quá trình trưởng thành và phát triển của ông thì nhận thấy, nền tảng giáo dục từ gia đình cũng đóng góp rất lớn vào sự thành công của người đàn ông này.


Đào Triết Hiên sớm bộc lộ trí tuệ thông minh ngay khi còn nhỏ

Đào Triết Hiên sinh ra trong gia đình gia giáo. Bố ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Đại học Hong Kong, trong khi mẹ ông hoàn thành chương trình cử nhân chuyên ngành Toán - Lý tại Đại học Hong Kong với thành tích học xuất sắc. Cả hai nảy sinh tình cảm khi vẫn đang học đại học, sau đó cả gia đình chuyển sang Úc sinh sống vào năm 1972.

Mới lên 2 tuổi, Đào Triết Hiên đã bộc lộ năng khiếu Toán học phi thường, khi bố mẹ ông phát hiện con trai đang dạy một đứa trẻ 5 tuổi đọc chữ và viết các con số. Khi được bố mẹ hỏi học những điều này từ đâu, Đào Triết Hiên cho biết cậu học được kiến thức chỉ thông qua việc coi chương trình Sesame Street trên TV.

Ngay khi lên 3 tuổi, bố mẹ đã gửi Đào Triết Hiên theo học tại một trường Tiểu học tư thục. Thế nhưng, do độ tuổi còn quá nhỏ và không thể hoà nhập cùng các bạn học lớn hơn mình vài tuổi, Đào Triết Hiên đã được gửi trở lại nhà trẻ. Bên cạnh đó, lý do mà phía nhà trường Tiểu học đưa ra là cậu học sinh quá thông minh. Toàn bộ giáo viên đều từ chối giảng dạy Đào Triết Hiên vì họ không đủ trình độ và khả năng để dạy thần đồng này.


Năm 4 tuổi, Đào Triết Hiên bị cho thôi học ở trường cấp 1 vì giáo viên không đủ năng lực giảng dạy cậu

Sau đó, chỉ trong vòng 1 năm rưỡi, Đào Triết Hiên đã tự mình hoàn thành tất cả chương trình Tiểu học chỉ nhờ sự kèm cặp của bố mẹ. Bố mẹ ông sau đó cũng gửi con trai đến Hiệp hội trẻ em tài năng của Úc để học.

Dưới sự giảng dạy chuyên tâm của bố mẹ và định hướng rõ ràng từ các chuyên gia giáo dục, trí tuệ Đào Triết Hiên ngày càng phát triển vượt bậc. Ông nhanh chóng bỏ xa những người bạn đồng trang lứa, đặc biệt thể hiện trí thông minh vượt trội ở môn Toán học. Được biết, phương pháp giáo dục được thiết lập riêng cho Đào Triết Hiên ưu tiên sự linh hoạt và tự do phát triển. Do đó ngay từ nhỏ, ông có thể nuôi dưỡng tình yêu với công việc nghiên cứu mà không bị áp lực như nhiều đứa trẻ thần đồng khác.

Năm 5 tuổi, Đào Triết Hiên quay trở lại học Tiểu học và bắt đầu học chương trình Toán của bậc Trung học cơ sở. Lên 7 tuổi, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên về Toán học. Năm 8 tuổi, ông đã học xong chương trình cấp 2, đồng thời đạt 760/800 điểm trong kỳ thi SAT. Trước đó, chỉ có 2 thí sinh từng đạt số điểm trên 700 trong kỳ thi SAT nhưng đều là học sinh Trung học. Điều này chứng tỏ trí thông minh vượt trội của Đào Triết Hiên.

Năm 9 tuổi, Đào Triết Hiên theo học chương trình Toán ở Đại học và các môn học liên quan đến lập trình cho máy điện toán. Năm 10, 11 và 12 tuổi, Đào Triết Hiên trở thành thí sinh trẻ nhất tham dự kỳ thi Toán quốc tế dành cho học sinh trung học với thành tích lần lượt là huy chương đồng, bạc và vàng cho 3 năm liên tiếp.


Cậu bé Đào Triết Hiên đang được giảng dạy riêng bởi nhà Toán học nổi tiếng người Hungary - ông Paul Erdős.

Những năm sau đó, Đào Triết Hiên ngày càng đạt được nhiều thành tích khiến bao người nể phục. Năm 14 tuổi, ông chính thức trở thành tân sinh viên của trường Đại học Flinders (Úc). Hai năm sau ông tốt nghiệp chương trình cử nhân, sau đó hoàn thành chương trình thạc sĩ ở tuổi 17. Năm 21 tuổi, ông Đào nhận nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Princeton, đồng thời được nhận làm giảng viên chính thức của trường Đại học California (Mỹ). Khi mới tròn 24 tuổi, Đào Triết Hiên trở thành Giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử của trường Đại học California.

Tính đến hiện nay, Đào Triết Hiên đã nắm giữ vô số kỷ lục như: Người có chỉ số IQ cao nhất; Nhà Toán học còn sống đoạt nhiều giải thưởng, danh dự, huy chương quốc gia và quốc tế nhất cho đến nay. Năm 29 tuổi, ông đạt giải thưởng MacArthur Fellowship. Được biết, mỗi năm giải thưởng danh giá này chỉ trao tặng 20-40 cá nhân là công dân Hoa Kỳ hoặc cư dân đang thường trú, có thành tích xuất sắc ở nhiều lĩnh vực.

Cũng trong năm đó, ông đạt giải Nobel Toán học. Chỉ sau đó 2 năm, ông nhận huy chương Fields, một trong những danh hiệu cao quý nhất trong ngành Toán học. Đến nay, ông đã có nhiều đóng góp cho Toán học thế giới khi có hơn 300 bài báo, 17 cuốn sách, và hàng trăm công trình nghiên cứu về Toán. Với trí tuệ vượt trước thời đại, ông được nhiều người ưu ái gọi với biệt danh "Mozart trong Toán học".


Chân dung Đào Triết Hiên - một trong những nhà Toán học xuất sắc nhất hiện nay

Cuộc sống viên mãn của thần đồng: Kết hôn với 1 người bình thường, cống hiến trọn đời với đam mê Toán học

Có thể nhận thấy, Đào Triết Hiên đã sớm bộc lộ trí tuệ thần đồng và trở nên nổi tiếng ngay khi còn nhỏ. Tuy nhiên không giống như nhiều đứa trẻ thần đồng khác, tài năng của ông Đào ngày càng phát triển. Đồng thời ông cũng không gặp bất ổn tâm lý, vốn được xem là một trong những vấn đề thường gặp của các đứa trẻ có trí thông minh vượt trội.

Điều này có thể lý giải nhờ phương pháp giáo dục tiến bộ của gia đình ông Đào Triết Hiên. Bố mẹ ông từng trả lời phỏng vấn, cho biết họ luôn đề cao sự tự do và thoải mái trong quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ. Mặc dù ông Đào luôn phải học tập với những đứa trẻ lớn hơn nhiều tuổi, song ông vẫn được gia đình tạo điều kiện hết mực để tham gia hoạt động thể chất, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cố gắng xây dựng chương trình giáo dục ông Đào Triết Hiên theo hướng phát triển toàn diện và thuận theo khả năng của đứa trẻ. Chính vì vậy, ông Đào luôn giữ được tình yêu với Toán học, yêu công việc và có khả năng giao tiếp và hoà hợp với mọi người xung quanh.


Gia đình nhỏ hạnh phúc của thiên tài Đào Triết Hiên

Hiện nay, ông đang định cư tại Mỹ, có cuộc sống hôn nhân viên mãn với một cậu con trai và một cô con gái. Một số người cho rằng vợ ông chỉ là một người bình thường, nhan sắc chỉ ở mức tầm trung, do đó cô không xứng đôi với một người tài năng và có vẻ ngoài cuốn hút như Đào Triết Hiên. Tuy nhiên, sau bao năm, ông Đào và vợ vẫn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và chứng tỏ tình cảm bền chặt của cả hai.

Sưu tầm

24/06/2022

Ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau cuộc chiến Ukraina: Ai được, ai mất?

 Xung đột Nga – Ukraina đang làm suy yếu ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Sau cùng, Mỹ và Trung Quốc dường như là những nước hưởng lợi nhất.

Trong khi Mỹ và các đồng minh tiêu tốn nhiều tiền của nhằm trang bị vũ khí cho Ukraina, thì Nga cũng hao tổn không ít vũ khí và nhân lực vào cuộc xung đột này.

Bối cảnh này cũng khiến các quốc gia trên thế giới phải cân nhắc về ngân sách quốc phòng, trang bị vũ khí và tăng cường các mối quan hệ quân sự. Các quốc gia trước đây có mức chi tiêu quốc phòng thấp như Nhật Bản hay Đức cũng phải tăng lên, trong khi các khách hàng vũ khí Nga đang đặt câu hỏi về khả năng giao hàng trong tương lai của nước này.

Các chuyên gia nhận định, dù cuộc xung đột này có kết thúc, thì hậu quả đối với ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu và đối với các quốc gia có các công ty thống trị lĩnh vực này, sẽ rất lớn. Dưới đây là 4 điều cần rút ra.

Nga chịu thua thiệt nhất

Nga từng quảng cáo với các khách hàng rằng vũ khí của họ rẻ hơn và dễ bảo trì hơn so với của phương Tây. Đó cũng là lý do tại sao Nga chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của thế giới từ năm 2017-2021, chỉ đứng sau Mỹ, quốc gia chiếm 39% thị trường.

Tuy nhiên, những lời quảng cáo này sẽ giảm giá trị sau những tổn thất và hỏng hóc thiết bị của Nga ở Ukraina.

Theo Business Insider, đến nay, Mỹ ước tính Nga đã mất gần 1.000 xe tăng, ít nhất 50 máy bay trực thăng, 36 máy bay chiến đấu-ném bom và 350 khẩu pháo nhưng nước này vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát không phận Ukraina.

Báo chí phương Tây cũng chỉ ra một số vấn đề hỏng hóc, trục trặc trong quá trình thực chiến của các loại vũ khí tấn công Nga.

Những vấn đề này đã gây nhiều lo ngại với các khách hàng truyền thống của Nga đối với khả năng xuất khẩu vũ khí vào thời điểm hiện tại. Hiện Nga bán gần 90% vũ khí của mình cho 10 quốc gia, trong đó chủ yếu là Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc.

Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga cũng gây khó khăn cho khả năng thay thế các thiết bị gặp tổn thất của nước này. Và gần như chắc chắn Nga sẽ cần phải thay thế khí tài quân sự của mình trước khi xuất khẩu.

Điều đó có nghĩa là các quốc gia muốn tiếp tục mua xe tăng và máy bay chiến đấu của Nga cũng sẽ phải xếp hàng chờ đợi hoặc quay sang nơi khác để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của họ.

Lợi ích của Trung Quốc

Ứng viên số 1 thay thế vị trí nhà cung cấp vũ khí của Nga chính là Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chiếm 4,6% thị phần buôn bán vũ khí toàn cầu, xếp thứ 4 sau Pháp (11%). Ngoài ra, 7 trong số 20 công ty quốc phòng có doanh thu hàng đầu toàn cầu là của Trung Quốc, báo hiệu tham vọng lớn của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc mua phần lớn vũ khí và phương tiện từ các nhà sản xuất vũ khí nội địa, và nước này đang có khả năng xuất khẩu nhiều sản phẩm quân sự ra nước ngoài hơn.

Đơn cử như Trung Quốc đang là nước đóng tàu lớn nhất thế giới, vì vậy việc xuất khẩu nhiều tàu hải quân hơn là một bước tiếp theo. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang mở rộng vai trò thích hợp của mình trong công nghệ máy bay không người lái (UAV) và tận dụng hiện đại hóa lực lượng không quân với các máy bay được chế tạo trong nước để tăng cường xuất khẩu.

Hiện tại, chỉ có 3 trong số 40 nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, bao gồm Pakistan, Bangladesh và Myanmar, mua phần lớn vũ khí từ Trung Quốc. Điều này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tận dụng sự sao nhãng của Nga vào thời điểm hiện tại để định vị mình là một đối tác an ninh quốc gia, kinh tế và chính trị đáng tin cậy, một đặc điểm cốt lõi trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của họ.

Trung Quốc vốn không có khả năng thay thế vũ khí của Mỹ và châu Âu, những vũ khí được coi là hàng đầu vì chất lượng và giá thành cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể lấp đầy thị trường ngách mà các nhà sản xuất vũ khí Nga thống trị, do đó tăng cường vai trò của Bắc Kinh như một nhà xuất khẩu vũ khí lớn, đồng thời thu được những lợi ích kinh tế và chính trị đi kèm.

Một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc đang gặp phải là chứng minh rằng vũ khí của họ hoạt động tốt trong các tình huống chiến đấu trực tiếp.

Mỹ cũng thắng lớn

Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ vốn thống trị ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu từ trước đến nay và xung đột Nga-Ukraina có thể sẽ bảo đảm vị thế của Mỹ trong thời gian tới.

Năm công ty vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay đều là của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics. Trên thực tế, một nửa trong số 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, 20 nhà sản xuất ở châu Âu, trong khi Nga chỉ có 2 nhà sản xuất trong tốp này mặc dù Moskva là nguồn cung vũ khí lớn thứ hai trên thế giới.

Một lượng lớn vũ khí được Mỹ hỗ trợ cho Ukraina sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí xứ cờ hoa bận rộn trong thời gian tới. Ví dụ như Mỹ đã chuyển khoảng 1/3 kho tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraina và sẽ mất từ 3-4 năm để liên doanh Raytheon-Lockheed Martin thay thế “khoảng trống” này. Gói viện trợ 40 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden ký gần đây cũng bao gồm 8,7 tỷ USD nhằm bổ sung kho vũ khí của Mỹ.

Giá cổ phiếu tăng vọt của các công ty vũ khí Mỹ cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng những tháng ngày có lãi đang ở phía trước. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraina nổ ra, giá cổ phiếu của Lockheed Martin đã tăng hơn 12%, trong khi giá cổ phiếu của Northrop Grumman tăng 20%.

Xu hướng tự cung tự cấp

Mặt trái của cuộc xung đột là một số quốc gia phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu có thể tìm cách tự sản xuất vì nhu cầu quốc phòng của họ.

Ấn Độ, khách hàng thân quen của vũ khí Nga đã nhập khẩu gần một nửa lượng vũ khí trong những năm gần đây, đang đứng trước nhiều khả năng chậm giao hàng từ phía Moskva do nước này đang tập trung năng lực sản xuất để thay thế xe tăng, tên lửa, máy bay và các loại vũ khí khác đã tiêu tốn ở Ukraina.

Điều đó có nghĩa là Ấn Độ sẽ cần cung cấp phụ tùng thay thế cho phương tiện và vũ khí từ các khách hàng vũ khí cũ khác của Nga như Bulgaria, Georgia và Ba Lan, hoặc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình.

Vào tháng 4, Ấn Độ tuyên bố sẽ tăng cường sản xuất máy bay trực thăng, động cơ xe tăng, tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm trên không để bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu của Nga.

Ấn Độ cũng đã hủy hợp đồng mua trực thăng với Nga trị giá 520 triệu USD hồi tháng 5. Mặc dù có thông tin cho rằng áp lực từ Mỹ có thể đóng vai trò nào đó trong quyết định này, nhưng dường như đây cũng là một phần trong chiến lược của chính phủ Ấn Độ trong vài năm qua nhằm xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng nội địa.

Trong khi đó, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường vũ khí mới nổi khác cũng đã và đang phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng của riêng họ trong hai thập kỷ qua để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí. Và xung đột ở Ukraina sẽ đẩy nhanh quá trình này.

Sưu tầm

22/06/2022

MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH… ĐỂ RA ĐỜI NHẠC PHẨM BẤT HỦ "Nắng Chiều"

 Xin chia sẻ với bà con cô bác. Mời thưởng thức nhạc Việt hát bằng tiếng Nhật bởi ca sĩ Nhật. Một ca khúc lan tỏa được đến nước Mỹ, Nhật, thế mà người Việt mãi tận đến hôm nay mới biết và cũng chưa biết hiện tại tác giả Lê Trọng Nguyễn sống chết ra sao.

Một điều đáng tiếc cho giòng nhạc Việt trước 75 hầu như những bản nhạc bất hủ người ta chỉ biết tên của ca sĩ chứ không ai quan tâm đến tác giả, mãi cho dến khi ra hải ngoại nhờ các trung tâm ca nhạc giới thiệu tên và hình ảnh tác giả của bản nhạc trình bày thì mọi người mới biết. (ĐHC)

 

Ca sĩ Satsuki Midori (五月みどり) Sinh năm 1939 , năm nay đã 76 tuổi nhưng hiện tại vẫn còn đứng trên sân khấu. Thuộc về nhóm ca sĩ chuyên hát về thể loại Enca (= nhạc dân tộc NB), làn hơi không được tốt lắm nhưng khá nổi tiếng vì Bà còn lấn sân qua nhiều lĩnh vực khác như : đóng Film, kịch, viết sách, và còn là nhà thiết kế Kimono … Cuộc sống rất năng động, cho nên Bà còn rất đẹp và rất trẻ so với số tuổi.

CÂU CHUYỆN “NẮNG CHIỀU” SÀI GÒN

 


Giữa thập niên 1960, trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi dàn nhạc Symphony of the New York City. Có thể nói, đấy là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, thỉnh thoảng, vẫn còn được nghe. Tuy nhiên, ít biết được lai lịch hay định mệnh khốc liệt về nhạc phẩm Nắng Chiều.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, một người bạn rất thân với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn kể rằng, nhạc phẩm Nắng Chiều là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn. Giữa thập niên 1950, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản, làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigòn, hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết ca khúc Nắng Chiều. Ghi lại kỷ niệm cuộc tình của hai người.


Cuối thập niên 50s, hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này, mang nhạc phẩm Nắng Chiều về nước, chuyển sang lời Nhật, cho trình bày trên đài phát thanh Nhật Bản… chỉ một sớm một chiều nhạc phẩm Nắng Chiều đã nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đấy là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt.

 Đầu thập niên 60, Shoshi Koe vận động với Bộ Ngoại Giao Nhật, xin trở lại làm việc tại Saigòn.

 Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp. Ở thời điểm 1963, Lê Trọng Nguyễn sáng tác thêm hai ca khúc. Đó là các bài Sao Đêm và Chiều Bên Giáo Đường. Cả hai ca khúc vừa kể của ông, đều được những người làm nhạc và yêu nhạc ở Saigòn, đón nhận như những hạt ngọc quý của tân nhạc Việt Nam thời gian ấy, vì tính nghệ thuật cao của chúng.

Vẫn theo dư luận thì cuộc tình của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm, thình lình bị đứt đoạn. Cuối năm 1963, Shoshi bị gia đình gọi về nước.

Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói, cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa Lê Trọng Nguyễn qua Nhật Bản, để chính thức thành hôn. Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ chấm dứt đời sống của mình. Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo, đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được nhắc tới…

 (Theo Du Tử Lê)

20/06/2022

LỜI NÓI DỐI CỦA CHA

Gia đình nghèo, mẹ cha lớn tuổi
Mới cưới nhau, không hỏi, không xin.
Suốt cuộc đời bẩy nổi ba chìm,
Tần tảo nuôi bầy con bốn đứa.
Cuộc sống là một chuỗi gian khổ.
Thường cơm rau, ba bữa lót lòng.
Nhà ven sông, nhưng cá cũng không.
Vì cha yếu, mẹ thường bệnh hoạn.
Có cá ăn, kể là thịnh soạn.
Nhưng luôn luôn tôi nhận thấy rằng
Cha chỉ dành ăn đầu và xương.
Tôi thắc mắc hỏi ông sao vậy.
Cha nghiêm nghị, nói như răn dậy:
"Cha già rồi, thường thấy nhức đầu.
Các Cụ dậy hễ đau ở đâu
Thì cứ ăn thật nhiều thứ đó.
Cha lại còn bị đau xương nữa.
Nên xương, đầu phải cố mà ăn.
Cốt là để bồi dưỡng bản thân!"
Chúng tôi nghe, đinh ninh là thật.
Năm mẹ con chia nhau phần thịt,
Còn xương, đầu dồn hết cho cha.
Một đôi lúc tôi cũng nghi ngờ,
Phân vân hỏi, thì cha cười bảo:
"Lúc trước đây, khi Cha còn nhỏ,
Nội cho ăn thịt đã đời luôn,
Đến bây giờ còn ớn tởn thần!
Khi các con lớn khôn sẽ hiểu!"
Rồi sau này qua thời niên thiếu,
Anh em tôi có thể thay cha
Mò cua, bắt cá, lội sông hồ.
Cuộc sống đỡ vất vơ, vất vưởng.
Cha cũng có thịt ăn thỉnh thoảng,
Nhưng vẫn dành từng mảng xương, đầu.
Có lẽ muốn chứng tỏ trước sau
Ông không hề tào lao, nói dối.
Tháng ngày qua, vật dời, sao đổi,
Cha ra đi, về cõi vĩnh hằng.
Còn phần tôi, theo với tháng năm
Đã ổn định, không giầu sang lắm,
Cũng gọi là dư dả, êm ấm.
Vợ con hiền, thảo, chẳng thua ai.
Những bữa ăn, thỉnh thoảng đôi ngày
Có món cá, vợ tôi sửa soạn.
Tôi nhớ lại những ngày cay đắng
Dặn vợ giữ những mảng đầu, xương
Cho riêng tôi. Nàng rất cảm thông
Nên đầu, xương xẻ riêng một chỗ.
Con gái tôi, ngạc nhiên, hỏi bố:
"Sao Bố ăn lạ thế, Bố ơi?"
Tôi mỉm cười: "Bố lớn tuổi rồi
Đầu thường đau, xương hay nhức nhối!
Ăn đầu, xương tốt thôi, con gái!
Sẽ giúp Bố khỏe lại mấy hồi!"
Nói vậy rồi, nhớ đến cha tôi,
Nước mắt bỗng tuôn rơi trên má!

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác)
06/03/2014

 

18/06/2022

Dinh Dưỡng Cho Người Cao Tuổi

    

Định nghĩa “cao tuổi” trong thời đại hiện nay rất khó phân biệt biên giới rõ rệt.

Ngày xưa, trên 50 đã gọi là cao tuổi, là “cụ”, thế mới có câu: “ngũ thập tri thiên mệnh”. Ngày nay, 60 tuổi được cho là còn trẻ như 50 của thế kỷ trước. Tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng cao hơn so với thế kỷ trước: ở Mỹ là 77 cho đàn ông, và 81 cho đàn bà, còn ở Việt Nam thì 72 cho đàn ông bà 80 cho đàn bà. Sống trên 90 được cho là quá thọ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho biết, tuổi thọ tối đa của con người là 121 tuổi, chỉ trừ một vài trường hợp hiếm có thì có thể kéo dài thêm một hai năm nữa mà thôi.

Vì mức độ già cỗi thay đổi theo mỗi cá nhân tùy theo điều kiện sống, môi trường, và yếu tố di truyền, có thể nói, “cao tuổi” hay không tùy theo mỗi người. Có khi trên 50 được kể là cao tuổi, nhưng nói chung chung, trước tuổi thọ trung bình độ 5, 10 năm thì được kể là cao tuổi, không còn chối cãi được.

Khi còn trẻ chúng ta được dạy, phải ăn nhiều rau cải, nhiều trái cây, giữ cân bằng trong tất cả các loại thực phẩm, và nhất là không quên uống nước. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần phải thay đổi. Người cao tuổi có khi cần nhiều thành phần thức ăn hơn, thí dụ như chất vôi calcium, và cần ít số lượng calories hơn. Sự thay đổi còn tùy theo mỗi cá nhân, và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Trên mạng internet, bạn đọc có thể tham khảo nhiều nơi để tìm hiểu thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi. Ở đây, bạn có thể tham khảo thêm cách ăn uống để sống lâu, sống khoẻ, sống minh mẫn.

Một cách tổng quát, người cao tuổi nên:

Ăn nhiều trái cây, tương đương khoảng 2, hay 3 nắm tay trái cây đủ loại mỗi ngày.
Ăn khoảng 2, hay 3 nắm tay rau tươi mỗi ngày
Tiêu thụ khoảng 1,200 mg calcium mỗi ngày. Nguồn của calcium nên đến từ sữa tươi, hay nước cốt xương. Nghiên cứu mới cho biết, uống thuốc bổ xương không có lợi mà có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
Ăn cơm, tốt nhất là cơm gạo lứt thay vì ăn nhiều tinh bột và đường.
Ăn khoảng 1 gram protein cho mỗi pound cân sức nặng, tối thiểu là 1 gram protein cho mỗi kilo sức nặng. Nguồn protein có thể đến từ sữa, thịt cá, trứng gà, các loại đậu…
Thí dụ, trung bình một con cá thu nhỏ bằng cổ tay đã có đủ 80 gram protein, hay một lát thịt bằng ½ bàn tay có đủ 40 gram protein. Nếu ăn không đủ thì có thể uống thêm sữa Ensure. Tuy nhiên vì trong sữa Ensure có nhiều đường, bạn có thể thay bằng whey protein và pha với sữa tươi hay sữa đậu nành. Một muỗng bột whey protein có chứa khoảng 23 gram protein.
Ở đây cũng cần nêu lên một số quan niệm nhầm lẫn về nhu cầu dinh dưỡng cho người già:

1. Người trên 60 tuổi không cần nhiều chất bổ – Sai !

Sự thật là nhu cầu calories khi lớn tuổi không nhiều so với thanh niên trai trẻ, nhưng ngược lại, người lớn tuổi cần nhiều chất bổ hơn vì khả năng hấp thụ từ đồ ăn kém đi, thí dụ như vitamin D và vitamin B12. Người lớn tuổi nên uống thuốc đa sinh tố multivitamin nhưng không nên uống những loại vitamin với nồng độ cao, lại độc cho cơ thể.

2. Người lớn tuổi không lo sợ béo phì, trên cân – Sai !

Trên cân hay béo phì là vấn nạn cho dân Mỹ, kể cả người Việt ở Mỹ. Đừng lầm tưởng là người Việt mình nhỏ con, không thấy béo. Thật ra có tình trạng gọi là “ốm mà béo” (skinny fat), có nghĩa là nhỏ con, nhẹ cân nhưng tỉ lệ mỡ so với thịt bắp rất cao, nhất là kích thước vòng bụng. Ai cũng biết, trên cân, càng ít hoạt động, càng dễ bị bệnh tật kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Như thế, người cao tuổi lại càng nên bớt ngồi yên một chỗ.

3. Người cao tuổi không cần ăn nhiều, và nên nhịn đói – Sai !

Tôi vẫn thường khuyên bạn đọc thỉnh thoảng nên nhịn đói. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cẩn thận. Người già có thể biếng ăn, vì ăn không ngon miệng, tuy nhiên không nên viện cớ này mà bỏ bữa ăn. Càng thường xuyên bỏ ăn càng làm cho người cao tuổi thành thói quen biếng ăn, và như thế, ăn không đủ dinh dưỡng. Cho dù không ăn được nhiều cũng nên ráng ăn chút đỉnh cho mỗi bữa ăn.

4. Người cao tuổi không cần uống nước nhiều, chỉ khi nào khát mới uống, sợ són tiểu – Sai !

Cảm nhận khát nước của người cao tuổi thường ít bén nhạy, vì thế khi biết khát thì có thể đã cạn khô. Thí dụ như bà Hillary Clinton chẳng hạn, bi xỉu vì không uống nước đầy đủ khiến huyết áp giảm tuột cấp kỳ. Sự khát nước còn gây ra bởi các loại thuốc men đang uống, và trái thận đã suy. Vì thế, nên uống nước thường xuyên, nước trà, nước lạnh, ít ít suốt ngày.

5. Người già không cần ăn nhiều, uống thuốc bổ là đủ – Sai !

Thuốc bổ không thể thay thế cho đồ ăn. Uống thuốc bổ nhiều chỉ là thuốc độc, có hại cho lá gan, trái thận, gây ra táo bón hay đi tiêu chảy bất thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, chỉ có thức ăn thật mới cung cấp đủ chất bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Cho dù bạn đang có bệnh như cao huyết áp, hay tiểu đường cũng không nên kiêng cử. Theo ý tôi, nếu đã trên 70 tuổi thì cũng không nên kiêng cử một cách tuyệt đối, thái quá.

Một điều cuối cùng không kém phần quan trọng là người già không nên ăn một mình. Ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Ngược lại con cháu cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ. Khi ăn một mình, các cụ sẽ kém vui, và kém ăn đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.

Gần đây, một số bệnh nhân của tôi, độ tuổi 30, đã bắt đầu xưng “con” với tôi. Hóa ra mình đã già?

Tôi than thở với các cô thư ký, và được nhắc nhở: “Bộ bác sĩ không nghĩ là bác sĩ già rồi hay sao?”

Hình như tôi đang viết những lời khuyên về cách ăn uống cho chính mình thì phải?

BS. Hồ Ngọc Minh

 

16/06/2022

CƠM VÀ PHỞ

Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành, thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.

Dân gian (hay đúng hơn là đàn ông trong giân dan) gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì 2 “nguyên tố” ấy đều có 2 giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng xét về giá trị “nhận thức” rõ ràng có ưu thế, vì phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. 

Thật vậy, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn hàng ngàn trang giấy tán tụng phở như Thuần Việt, Hồn Việt hay Đặc Việt. Chính một quan chức cấp cao đã từng kêu: Thương hiệu Việt dường như chỉ có phở, áo dài, và nón lá. Rất ít bài viết về cơm. Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về bài ký “Phở”, chưa có nhà văn, thơ nào nổi tiếng về bài ký “Cơm”. Thật quá ngạc nhiên. 

Trở lại vấn đề chán “cơm” thèm “phở”, đã có rất nhiều bài vè bài thơ và chuyện hài về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc buồn cười là “phở” xấu hoặc già hơn “cơm”.

Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề “cơm” và “phở”. Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:

 


1. Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc

3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

5. “Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

6. “Phở’ có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng, thêm cả nước “béo”. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.

8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,”cơm” sẽ dừng ngay.

10. Bỏ tiệm “phở” này dễ dàng tìm tiệm “phở” khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

11. Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”, dễ húp hơn cơm, cơm muốn có nước thì phải thêm canh, phức tạp

(st)