Hàng ngày bạn tiêu tốn thời gian để dưỡng da, tập thể thao, thiền, yoga… với mục đích giữ gìn cơ thể khỏe mạnh nhưng lại bỏ quên đôi chân, nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể của cả ngày.
Chân được ví như con
tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến
các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não. Tất cả máu lưu
thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch máu dưới chân. Bảo vệ đôi chân là bảo vệ
sức khỏe của cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt , cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh
được bệnh tật. Mà chân lại là nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung
nhiều huyệt đạo, nên giữ cho khí huyết lưu thông ở chân rất quan trọng.
Bài
viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giúp khí huyết lưu thông ở chân một
cách hiệu quả.
1. Để bàn chân được tự do
Hàng ngày khi đi làm, đi học, bàn chân đều được bọc kín trong tất, giày làm mồ
hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ
khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn
mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm
khuẩn.
Lúc ở nhà, nên đi chân trần, như vậy các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động,
giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu
lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu
dễ mỏi.
Theo Trung y, khi chân trần tiếp đất cũng là lúc cơ thể và mặt đất cân bằng âm
dương, giúp cơ thể giải phóng những khí dương dư thừa và bổ sung tính âm còn
thiếu.
2. Ngâm chân bằng nước ấm
Chân có hệ thống mạch máu phức tạp và dày đặc, là nơi phần lớn máu của cơ thể tập
trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua. Vì vậy chân được mệnh danh là trái
tim thứ hai, tuy nhiên trái tim này ở xa trung tâm và dễ bị nhiễm lạnh nhất.
Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh
khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu.
Vì vậy ngâm chân bằng nước ấm vào ban đêm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức
khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Nước ấm
giúp mạch máu nỡ ra, giúp cơ thể trao đổi chất được nhiều hơn.
Cách thức:
Ngâm chân với lượng nước ấm vừa phải từ 40-50 độ C, nước ngang mắt cá chân,
ngâm từ 5-10 phút trước khi đi ngủ. Có thể rắc 1 chút muối, có tác dụng diệt
khuẩn, sẽ giúp làm sạch bề mặt da và các khoé móng. Sau khi ngâm nhớ lau thật
khô bàn chân cũng như khoé móng.
3. Tắm nắng cho chân
Cũng giống như ngâm chân bằng nước ấm, tắm nắng cho chân cũng là một biện pháp
tuyệt vời để sưởi ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, trao đổi chất hiệu quả.
Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng.
Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30
phút, các chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu
của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu
rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn
máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ
phận trong cơ thể được phát huy dồi dào.
Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu
máu, viêm mũi, bệnh còi xương v.v.
4. Massage chân
Như đã trình bày ở trên, chân là nơi tập trung của hầu hết các đường kinh mạch
lớn của cơ thể, và tập trung nhiều huyệt quan trọng bổ trợ cho ngũ tạng. Vậy
nên xoa bóp, bấm huyệt giúp kinh mạch lưu thông, có thể gián tiếp điều chỉnh những
bất ổn hay thiếu xót trong cơ thể, tránh được bệnh tật.
Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì massage toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi
lần khoảng 30-40 phút.
5. Vận động ngón chân tốt cho bao tử
Các nhà y học Nhật bản gần đây đã nghiên cứu và phát hiện, thường xuyên vận động
ngón chân có thể làm mạnh khỏe bao tử. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của
dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của bao tử cũng nằm ở
vị trí đốt ngón chân. Vì vậy, chúng ta nên luyện tập ngón chân thứ 2 và thứ 3
giúp 2 ngón có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng bao tử mạnh,
khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc. Người có chức năng dạ dày yếu
thì nên thường xuyên luyện tập các ngón chân.
Cách làm rất đơn giản mỗi ngày bất cứ khi nào rảnh bạn cho các ngón chân cử động,
dùng 2 ngón thứ 2 và 3 gắp đồ… Cứ luyện tập dần dần như vậy chức năng của bao tử
sẽ mạnh dần lên.
6. Đấm chân luyện tập sức khỏe
Sau mát xa, ngâm chân nước ấm thì đấm chân cũng là 1 cách tác động lên các huyệt
đạo, giúp khí huyết lưu thông.
Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái,
làm cho chúng ta có cảm giác nhức, tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi
chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy
tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.
7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi
Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển
động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách
này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt
Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển
động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở
chân hoặc mệt mỏi quá độ.
9. Ấm chân phòng bệnh
Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng
bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của
đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy
không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió. Nếu bạn bị
nghẹt mũi, cảm lạnh, có thể dùng dầu gió thoa một ít ở lòng bàn chân, cũng là 1
cách giữ ấm và chữa bệnh hiệu quả.
10. Chăm sóc chân đuổi bệnh
Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị
viêm nhiễm do vi khuẩn. Để tránh trường hợp này chúng ta có thể thường xuyên cắt
móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không
nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng
chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong.
Qua 10 phương pháp đơn giản trên bạn đã có thể chăm sóc bàn chân để cơ thể khỏe
mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản
nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, massage chân trước khi đi ngủ.
Thư Hùng (tổng hợp)
cần chăm sóc chân chu đáo
Trả lờiXóa