Trang

16/06/2022

CƠM VÀ PHỞ

Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành, thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.

Dân gian (hay đúng hơn là đàn ông trong giân dan) gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì 2 “nguyên tố” ấy đều có 2 giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng xét về giá trị “nhận thức” rõ ràng có ưu thế, vì phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. 

Thật vậy, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn hàng ngàn trang giấy tán tụng phở như Thuần Việt, Hồn Việt hay Đặc Việt. Chính một quan chức cấp cao đã từng kêu: Thương hiệu Việt dường như chỉ có phở, áo dài, và nón lá. Rất ít bài viết về cơm. Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về bài ký “Phở”, chưa có nhà văn, thơ nào nổi tiếng về bài ký “Cơm”. Thật quá ngạc nhiên. 

Trở lại vấn đề chán “cơm” thèm “phở”, đã có rất nhiều bài vè bài thơ và chuyện hài về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc buồn cười là “phở” xấu hoặc già hơn “cơm”.

Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề “cơm” và “phở”. Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:

 


1. Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc

3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

5. “Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

6. “Phở’ có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng, thêm cả nước “béo”. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.

8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,”cơm” sẽ dừng ngay.

10. Bỏ tiệm “phở” này dễ dàng tìm tiệm “phở” khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

11. Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”, dễ húp hơn cơm, cơm muốn có nước thì phải thêm canh, phức tạp

(st)

 

 

3 nhận xét:

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.