Đến Huế, thưởng
thức những món được gọi là đặc sản Huế là điều đương nhiên, nhưng vừa nhâm nhi,
vừa được thả hồn mình theo những dòng thơ lục bát giới thiệu tỉ mỉ từng món ăn ấy
mới gọi là thưởng thức.
Huế, từ lâu
luôn nổi danh là xứ sở cầu kỳ, chuẩn mực trong từng lời ăn, tiếng nói, luôn đa
dạng trong hệ thống thảm thực vật, đó là nguồn nguyên liệu cho những món ăn hấp
dẫn, đẹp mắt qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đảm đang xứ Huế. Cùng
điểm qua những món ăn quen thuộc đã trở thành nét văn hóa ẩm thực rất riêng, đặc
trưng cho mảnh đất cố đô :
Mè xửng
Mè xửng là
thức quà nổi tiếng nhất của xứ Huế, được làm từ các nguyên liệu chính là đậu phộng,
mè, đường trắng và bột gạo. Khi ăn, mè xửng có vị ngọt thanh, bùi bùi,
dai dai rất ấn tượng. Nhưng nếu chỉ giới thiệu sơ lược như vậy sẽ chẳng mấy ai
nhớ đến món đặc sản đất Thần Kinh, mà phải là:
Thơm tho
mềm dẻo ngọt ngào
Mè vàng bột
nhuyễn ôi chao! Tuyệt vời!
Món quà xứ
Huế em ơi
Kẹo ngon
mè xửng tặng người tình chung
Tôm chua
Tôm chua
là một trong rất nhiều món ăn được biết đến là đặc sản Huế vì chất lượng hơn hẳn
các nơi khác, nhưng Huế lại không phải là nơi cho ra đời món tôm chua. Người Huế
rất khiêm nhường và ý nhị, vì vậy, dù thừa nhận là món ngon cố đô, vẫn không
quên nhắc nhở, tâm tình:
Nguyên là
đặc sản miền trong
Theo bà Từ
Dũ ra cùng Hương Giang
Tôm hồng,
ớt đỏ, riềng vàng…
Vị chua
thấm lưỡi nhớ hàng thịt phay
Nem chua
Thanh Hóa
cũng có nem, Huế cũng có nem nhưng mỗi nơi mỗi khác.
Mời em khai
vị món nem
Em nem
anh chả tình thêm mặn mà
Nem thơm,
chua, ngọt đậm đà
Nhờ ai quết
nhuyễn thịt thà đêm đêm
Chả Huế
Mời anh thử
miếng chả này
Nâng ly hào
sảng hương say tận lòng
Cung đình chả
phượng nem công
Đôi ta nem
chả vốn dòng dân gian
Tré Huế
Không cần
rườm lời, chỉ bốn câu thơ dưới đây đã đủ khái quát được món ngon khó cưỡng của
Huế:
Tai heo,
riềng, thính, tỏi, mè…
Các
nguyên liệu chính mới nghe đã thèm
Gói trong
lá ổi tươi nguyên
Tré cùng
nem chả ông ghiền, bà mê
Bún thịt
nướng
“Kim Long có gái mỹ miều”, có chùa
Thiên Mụ, có quà giáng châu, có “đặc sản” nhà vườn… và hơn hết là có món bún thịt
nướng miễn chê…
Thịt thơm
bún trắng rau tươi
Nước mắm ớt
tỏi em mời anh chan
Kim Long
vườn cũ nắng tràn
Mời nhau
“chút Huế” duyên càng đượm duyên
Bánh khoái
cá kình
Bánh
khoái cá kình là một món ăn dân dã nhưng rất đặc trưng của sông nước làng Chuồn (làng
An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang). Vào mùa này, cá kình vừa ngon vừa rẻ, ai
có duyên qua mà không nỡ ngồi lại, được tận mắt xem người dân nơi đây đổ bánh
thoăn thoắt, vừa ăn vừa thổi nóng giòn, lại có tác dụng an thần, ngủ ngon…
Cá kình vừa
béo vừa ngon
Em đổ bánh
khoái xương dòn thịt thơm
Vừa ăn vừa
nhấp rượu Chuồn
Món quê dân
dã tiếng đồn gần xa
Bánh canh
cá lóc Thủy Dương
Bánh canh cá
lóc Thủy Dương
Đang thành đặc
sản phố phường Huế thơ
Sáng trưa
chiều tối đêm khuya
Trẻ già trai
gái tìm mê vị nhà
Bánh canh
Nam Phổ
Bánh canh
Nam Phổ là món ăn vừa dân dã, vừa thanh tao và thể hiện chuẩn mực sự
tài tình trong cách chế biến của người phụ nữ Huế. Phải nấu đúng quy trình và
đong đếm nguyên liệu theo đúng tỉ lệ thì mới cho sản phẩm bánh canh Nam Phổ sền
sệt, ăn lại không bị ngấy và rất dậy mùi.
Nhờ em
dáo bột tài ba
Bánh canh
Nam Phổ nhà nhà đều ưa
Nhụy tôm
hồng thắm màu xưa
Tiếng rao
thánh thót bài thơ Ưng Bình
Ngày xưa,
cụ Ưng Bình cũng có bài thơ về Bánh canh Nam Phổ vẫn mãi lưu truyền như sau:
Mời chị mời
anh chén bánh canh Nam Phổ
Xơi vô bổ
khỏe, có chất bổ có mùi hương
Lại thêm
mát mẻ can trường
Sâm Cao
Ly cũng sút, rượu Quỳnh Tương cũng không bì
Không biết
tự bao giờ, món quà quê này đã theo chân các bà, các mẹ gánh gồng từ Nam Phổ
lên phố bán. Hiện nay, vào tầm buổi chiều tối, con đường Phạm Hồng Thái, thành
phố Huế là nơi bán bánh canh Nam Phổ được ưa chuộng và luôn hút khách.
Bánh phu
thê
Lá dừa ôm bột
lọc trong
Ngọt ngào
thơm nhụy đậu xanh ửng vàng
Phu thê vui
chuyện xóm làng
Mừng nhau
tác hợp thiếp chàng hòa duyên.
Bánh bèo
Gọi là bánh
bèo vì hình dáng của chiếc bánh trông như cánh bèo trôi nổi, khi ăn kèm với nước
mắm, miếng bánh vừa trong khuôn miệng, vừa đủ để cảm nhận hết vị ngon nhưng
trông hết sức thanh lịch, đó là người Huế.
Tôm chấy
hồng thắm cánh bèo
Dẻo thơm
bột gạo quê nghèo nên thương
Hẹn em ngồi
quán ven đường
Bánh bèo
kết mối tơ duyên đôi lòng
Bánh Nậm
Mảnh mai
xanh sắc lá dong
Mềm mại
bánh nậm ấm trong tay người
Nhụy hồng
bột trắng tươi mươi
Xuýt xoa
nước mắm ngọt lời tỉ tê
Bánh Ram
ít
Mời em ăn
ngậm mà nghe
Bánh ram
dòn rụm đắm mê vị nhà
Bánh ít mềm
dịu tình ta
Ít ram
khăng khít đôi ta chung lòng
Chè bột lọc
thịt quay
Ngọt ngào
bùi béo tìm nhau
Thịt quay
nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau
tình đã nên duyên
Chè ngon
xứ Huế ngỡ quên đường về
Xứ Huế còn rất
đa dạng các món chè khác cũng hết sức thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)
Nghệ thuật ẩm
thực khi được kết hợp với nghệ thuật văn chương, đó sẽ là những hành trang nhỏ
cho những thế hệ sau tiếp nối, để bất cứ ai khi đến với Cố đô, sẽ nhớ thêm và
mang về “một chút gì rất Huế”, để rồi:
Ra đi mà
chẳng đành lòng
Nón che
tay ngoắc chạnh lòng quay lui…
Sưu tầm