Áo sơ mi là trang phục
rất được cả nam và nữ ưa thích và cũng khá giống nhau, thế nhưng nếu để 2 áo sơ
mi đó một chỗ, liệu bạn có thể phân biệt không?
Có một điều khá thú vị
mà ít người để ý: Cúc áo của nam và nữ ngược nhau!
Cụ thể: Hàng cúc áo
của nam thường được “đơm” trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được
“đơm” trên tà áo bên trái.
Tại sao lại như vậy?
Dưới đây là những giả
thuyết về sự trái ngược khó hiểu này.
Một giả thuyết cho
rằng Napoleon có một số vấn đề với các cúc áo trên áo sơ mi của ông.
Trong tất cả các bức
chân dung của mình, Napoleon đều đặt tay phải của ông vào trong áo khoác và đó
là một dấu hiệu chứng tỏ một người thuộc tầng lớp quý tộc vào thời đó. Bởi vì
Napoleon cảm thấy đàn ông thì cao quý hơn và ông không chịu được nếu thấy phụ nữ
cũng “tạo dáng” như vậy nên đã yêu cầu nút áo của phụ nữ phải được đơm ở phía
đối diện.
Một giả thuyết khác
liên quan đến việc cầm nắm vũ khí.
Đàn ông thường cầm
kiếm bằng tay phải, vì vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm
vụ “cởi phanh” cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.
Vậy tại sao cúc áo của
phụ nữ lại nằm ở bên trái?
Một giả thuyết liên
quan đến thiên chức của người phụ nữ, đó là sinh con và cho con bú.
Phụ nữ thường ẵm bồng
con bằng tay trái để tay phải rảnh rang làm việc khác. Vì vậy cúc áo được thiết
kế nằm bên trái sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú!
Một giả thuyết khác
cho rằng vào thời xưa, phụ nữ quý tộc thường được các cô hầu gái giúp mặc những
bộ quần áo cầu kỳ.
Do đó việc thiết kế
hàng cúc bên trái sẽ giúp những người hầu (thường là thuận tay phải) thuận lợi
hơn khi thao tác.
Ngoài ra còn có giả
thuyết liên quan đến việc cưỡi ngựa.
Phụ nữ bước lên ngựa
từ phía bên trái, nên cúc áo bên trái sẽ tránh gió luồn vào người. Trái lại,
đàn ông khi cưỡi ngựa bên trái thường đeo kiếm nên cúc áo được đơm bên phải để
giữ kiếm khỏi vướng vào áo.
Nhưng tại sao “quy
ước” này không thay đổi cho đến ngày nay?
Sau này, sau thời kỳ
diễn ra quá trình công nghiệp hóa rầm rộ ở phương Tây hồi thế kỷ 19, mà mở đầu
là nghành công nghiệp may, khi đó đòi hỏi phải có những chuẩn mực để thống nhất
quy trình thực hiện sản phẩm.
Một quy chuẩn tồn tại
mãi cho tới hôm nay đó là hàng cúc của nam và nữ được may ngược nhau như trên.
Như vậy bắt nguồn từ vai trò khác nhau, cũng như sự phân chia giai cấp, tầng
lớp mà câu chuyện chiếc cúc áo lại có sự khác nhau giữa nam và nữ.
Liên Hoa tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.