Trang

03/10/2016

5 năm nữa VN sẽ có thêm 1 triệu người bị ung thư!

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2012 số người trưởng thành được chẩn đoán mắc ung thư trên toàn thế giới là 14,1 triệu người. Còn đây là số liệu từ Hiệp hội Ung thư Việt Nam công bố năm 2012 khiến nhiều người giật mình: Mỗi năm, cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh và 75.000 ca tử vong do ung thư.

   Bản thân GS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM đã dự đoán về ‘cơn lốc’ ung thư kinh hoàng này sẽ tiếp tục tấn công người Việt. Năm 2030, sẽ có xấp xỉ 21,4 triệu ca mới và 13,2 triệu ca chết vì ung thư.

Nhiều người đặt câu hỏi, đâu là nguyên nhân khiến ung thư hoành hành như vậy?Trăn trở về điều này, trên facebook của mình, TS Lương Hoài Nam chia sẻ: “Bà con, bạn bè, đồng nghiệp của tôi bị chết ung thư nhiều vô kể. Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư cao bậc nhất thế giới.
Con số ngày sẽ còn tăng mạnh, vì nói chung đã bị ung thư thì chỉ có chết, sớm hay muộn thôi, y học chưa chữa được. Tỷ lệ ung thư ở nước ta cao là vì m
ột cuộc sống bẩn hóa chất: Ăn bẩn. Uống bẩn. Thở bẩn.
Từ thành thị đến nông thôn, khắp cả nước, chỗ nào cũng đầy bụi bặm, rác rưởi. Chợ cóc, quán xá vỉa hè khắp nơi, mất vệ sinh khủng khiếp.
Nhiều chuyên gia khác cũng đều khẳng định, một trong những nguyên nhân hàng đầu hiện nay là thực phẩm bẩn.

GS.TS Nguyễn Bá Đức

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Bá Đức, phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam khẳng định, 80% tác nhân gây ung thư từ bên ngoài gồm các yếu tố nhiễm vi khuẩn HPV, virus viêm gan B. Ô nhiễm môi trường như khói thuốc lá, bụi khói công nghiệp, hậu quả của chất độc da cam trong chiến tranh và đặc biệt là ô nhiễm thực phẩm khiến nhiều người mắc bệnh.

Còn PGS.TS Hoàng Công Đắc, bệnh viện Medlatec cho biết: “Hiện nay có
5 loại ung thư phổ biến thường gặp đó là ung thư phổi, gan, dạ dày, ung thư vú và đại tràng.

Các nhà khoa học cho rằng nhiễm xạ, nhiễm độc, siêu vi trùng, các độc tố dẫn đến ung thư.

Một trong những nguyên nhân dễ gây ung thư là thói quen ăn uống, dùng thực phẩm muối như thịt muối, dưa muối, thực phẩm lên men, thịt hun khói. Những thứ dễ lên men và đồ chế biến sinh ra nấm mốc cũng rất nguy hiểm.

Nhiều người ung thư do sử dụng thực phẩm còn tồn dư chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh. Ở Việt Nam nào thì rau muống tưới nhớt, phun thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, thu hoạch rồi, người ta còn phun tiếp”.

Ở Tiệp Khắc (cũ) và Pháp, dân người ta rất ý thức. Mỗi khi phun vào cây trồng thuốc bảo vệ thực vật, họ đều có biển ghi ngày phun để khi thu hoạch cách xa ngày đó.Hơn nữa, người ngoài thấy đề biển vậy, cấm ai dám sờ vào cây để hái, vì sợ ảnh hưởng sức khỏe”, PGS Đắc cho hay.


Vì sao ung thư ở Việt Nam tăng nhanh khủng khiếp?

Theo nghiên cứu thì ung thư do di truyền chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ, trong khi đó có đến 80% số bệnh nhân mắc ung thư là do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.   Tránh cũng không thoát. Nếu như năm 2000, Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mắc ung thư thì tới năm 2010, con số này đã tăng gần gấp đôi lên 126.000 ca. Ước tính vào năm 2020, số mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca.
Ung thư Đại tràng

Tại Việt Nam, ung thư ở nam giới tăng nhanh nhất là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản; ở nữ tăng nhanh nhất là ung thư vú, đại trực tràng, dạ dày, tuyến giáp.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính là: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, do tuổi thọ tăng. Trong đó tác nhân từ thực phẩm đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá chiếm 30%, di truyền chỉ chiếm 5-10%. “Tức cứ 10 người ung thư thì có gần 4 người do ăn phải thực phẩm không an toàn và có 3 ca từ do thuốc lá gây nên”,  GS Đức thông tin.
Tuy nhiên GS Đức cho rằng, thuốc lá là cái có thể nhìn thấy để tránh, còn thực phẩm rất đa dạng, không thể tránh hết được. Bản thân thực phẩm không có hại nhưng các hoá chất trong thực phẩm là cái nguy hại nhất, thông qua ăn uống, rất nhiều chất độc hại chui vào cơ thể mà mọi người không hay.

“Ngày xưa rau củ đâu có thuốc trừ sâu, đâu có chất kích thích tăng trưởng. Giờ bơm hôm trước hôm sau đã thu hoạch. Vì chạy theo lợi nhuận, mọi người đang đầu độc lẫn nhau”, GS Đức nói.

Ngoài ra để thức ăn được đẹp, để được lâu, người bán không ngần ngại đổ chất bảo quản vào thịt cá, hoa quả, đồ ăn chín, đồ đóng hộp, dùng hoá chất công nghiệp nhuộm màu thực phẩm... chưa kể thực phẩm ôi thối như lòng thối, thịt thối, mực thối vẫn được tái chế lại như thường... 
Theo GS Đức, khi ăn phải thực bẩn, thực phẩm tồn dư hoá chất sẽ không bị ung thư ngay nhưng sẽ tích tụ trong cơ thể, đến thời điểm nhất định sẽ trở thành tác nhân gây ung thư.

Chế biến thực phẩm sai cách

GS Đức cho rằng, ngoài nguồn gốc thực phẩm, một tác nhân gây ung thư phổ biến ở Việt Nam là do chế biến thực phẩm sai cách xuất phát từ thói quen, sở thích ăn uống. Các loại đồ chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các amin dị vòng có khả năng gây ung thư.
Đồ nướng trên than như thịt xiên nướng, bún chả sẽ hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng, đơn cử như pyrene (có trong nhựa đường và bồ hóng) gây ung thư”, GS Đức phân tích.

Nhiều người Việt cũng có tâm lý tiếc của khi ăn gạo mốc, các loại hạt mốc, đồ khô bị nấm mốc... hoặc tập quán ăn mắm tôm, dưa muối, hành muối mà không biết đây đều là những tác nhân gây ung thư.
“Ăn nóng quá, mặn quá cũng là tác nhân gây một số loại ung thư. Hay ăn nóng dễ gây ung thư thực quản, mặn quá gây ung thư đường tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày, ruột. Ăn nhiều chất béo, mỡ động vật làm tăng tỉ lệ mắc ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt”, GS Đức dẫn chứng.

Do đó, để phòng chống ung thư, GS Đức khuyên mọi người cần từ bỏ thuốc lá, chọn thực phẩm sạch, ăn nhiều rau củ, tập luyện thường xuyên và khám sức khoẻ định kỳ, để từ đó phát hiện ung thư sớm, tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn.

Tuy nhiên GS Đức thừa nhận, dù biết thực phẩm là nguyên nhân chính gây ung thư nhưng với tình hình hiện tại, người dân không biết đâu mà tránh.“Cứ nói rau sạch, thịt sạch nhưng người dân muốn truy nguồn gốc rất khó. Rau, thịt đã vậy, ngay cả đến nguồn nước cũng không được sạch hoàn toàn” - GS Đức nói và cho biết không phải cứ mắc ung thư là dấu chấm hết. Nếu được phát hiện kịp thời, hoàn toàn có thể chữa khỏi.

“Tôi từng có người bạn mắc ung thư gan sống đến hơn 20 năm, một bệnh nhân mắc ung thư vú đến nay đã 43 năm và vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Đáng tiếc, những trường hợp đó không nhiều, còn tới 70% bệnh nhân ung thư ở nước ta đều đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Khi đó   hiệu quả điều trị sẽ hạn chế hơn”, GS Đức trăn trở.
ST

2 nhận xét:

  1. Khủng khiếp !
    https://3.bp.blogspot.com/-ptk-INIMAeM/V--2FtOsOHI/AAAAAAAAJDQ/jJ3a4EhH-PIwze-8KRUBTpaEbPXpCKU4ACLcB/s400/2.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/unnamed_zps3pxtw2mv.gif
      Chúc chị luôn khỏe mạnh.

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.