Một niệm buông xuống,
vạn sự tự tại. Đừng lấy lỗi lầm của người khác để tự trừng phạt bản thân mình.
Khi lựa chọn tha thứ, nỗi đau ấy cũng tan biến, lòng nhẹ tựa hư không, và thực
sự sống với khoảnh khắc hiện tại.
“Tha thứ cho người khác
cũng chính là cứu vãn bản thân”
Khoa học nghiên cứu
phát hiện rằng, câu nói này không phải là “lời an ủi” sáo rỗng, mà thật sự là
bí quyết để có được một cuộc sống khỏe mạnh và an vui.
Các khoa học gia bày
tỏ: "Tha thứ sẽ khiến tâm hồn chúng ta giải thoát ra khỏi những cảm
nhận thống khổ, phóng thích ra những cảm xúc tiêu cực, khôi phục lại trạng thái
cân bằng cho cả tâm lẫn thân".
Chọn cách tha thứ, sẽ dễ
dàng quên đi sự đau khổ
Một nghiên cứu khoa
học công bố trên tạp chí “Khoa học Tâm lý” vào ngày 21 tháng 5 rằng: Những
người chọn cách tha thứ sẽ dễ dàng buông bỏ nỗi đau mà họ đang chịu đựng.
Khi chúng ta chọn tha
thứ, cơ chế của đại não sẽ tự động giúp những hồi ức đau khổ phai nhạt dần theo
năm tháng.
Các nhà nghiên cứu tại
Đại học St Andrew ở nước Anh đã yêu cầu 30 đối tượng đọc 40 loại nội dung bao
gồm những tình huống gây tổn hại nghiêm trọng cho người khác và trộm cắp v.v.
Họ để cho những người
tham gia này chấm điểm mức độ tổn thương gây ra bởi các hành vi ấy, đồng thời
nghĩ rằng: "Nếu bản thân là người bị hại, thì tính khả thi tha thứ cho
đối phương là bao nhiêu".
Hai tuần sau, cũng
nhóm người tham gia ấy đọc lại nội dung này, nhưng lần này nội dung đã được
đánh dấu phân biệt thành màu đỏ hoặc màu xanh.
Nhà nghiên cứu yêu cầu
người tham gia nhớ lại nội dung màu xanh, chứ không nghĩ đến những đoạn màu đỏ.
Tiến sĩ Saima Noreen, tác
giả của bài báo, cho biết:
“Sau khi các đối tượng
bắt đầu chọn “tha thứ”, thì sau này dẫu có nhớ lại những sự kiện ấy, họ cũng tỏ
ra khá thờ ơ và không mấy bận tâm.
Còn đối với những
người ban đầu chọn “không tha thứ”, mặc dù trong khảo nghiệm yêu cầu đừng nhớ
lại chi tiết, nhưng ký ức vẫn thấm sâu và đau khổ vẫn mạnh mẽ khôn nguôi”.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sau khi người ta quyết định “tha thứ”, cơ chế tự động quên của đại não sẽ
bắt đầu hoạt động, khiến người ta quên đi những ký ức đau khổ không có lợi cho
bản thân.
Mặc dù đôi khi thật
khó mà tha thứ cho ai đó, nhưng chỉ cần chúng ta muốn chọn cách tha thứ, thì
việc quên đi những ký ức cũng trở nên dễ dàng hơn.
Noreen, nữ minh tinh
Hoa Kỳ, người thọ 95 tuổi, đã nêu lên rằng: "Mối quan hệ giữa tha thứ và
quên là sự tương tác hai chiều, nó trở nên phức tạp hơn theo thời gian, càng
lâu càng thấm sâu và rối rắm. Năm tháng trôi qua, thuận theo việc chúng ta biết
học cách tha thứ cho người khác, thì điều này sẽ có tác động tích cực đến sức
khỏe của mỗi người chúng ta".
“Không tha thứ” mang lại
tai họa cho cuộc sống
Trong những năm gần
đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm về mối quan hệ giữa
“tha thứ” và sức khỏe:
Họ phát hiện rằng,
“tha thứ” cũng là một hình thức hoạt động tâm lý có thể cải thiện chức năng tim
mạch, giảm đau mãn tính, xoa dịu căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống,
nó chính là một “phương thuốc tốt” bảo trì sức khỏe và cuộc sống lành mạnh.
Khi một cá nhân đối
đãi với mâu thuẫn mà cứ canh cánh trong lòng, tâm lý người ấy thường ở trong
trạng thái căng thẳng, xung đột trong nội tâm không giải khai được, dẫn đến não
và dây thần kinh bị kích thích cao độ, gây căng thẳng thần kinh, co mạch, tăng
huyết áp, co thắt đường tiêu hóa, việc tiết dịch tiêu hóa bị ức chế v.v. .
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim,
bệnh tâm thần và nhiều chứng bệnh khác
Thực tế cuộc sống cũng
chứng minh rằng, khi một người gặp sự cố mà không bình tĩnh, không thể tha thứ
cho người khác, thường sẽ khiến chuyện bé xé to, làm cho mâu thuẫn trở nên gay
gắt, vô hình chung sẽ mang lại vô vàn rắc rối cho chính mình.
Trong cuốn sách Y
sơn dạ thoại được tổng hợp từ những trường hợp bệnh có thật, nó kể về trắc
trở và khó khăn trong cuộc sống của những người “không biết tha thứ” gây ra.
Người bệnh trong quyển
sách ấy tên Thụy, cô đã đến phòng khám Đông y để điều trị bệnh Parkinson. Y học
Trung Quốc gọi Parkinson là bệnh tê liệt run rẩy.
Thụy mắc bệnh này gần
3 năm nay, hai tay của cô đều run rẩy, khi ăn cơm thường run dữ dội hơn, cơm
chưa đưa tới miệng đã rơi xuống đất rồi.
Sau khi cô đến bệnh
viện Đông y trị liệu một thời gian, bệnh tình vẫn vậy, cũng không có khởi sắc
gì, trạng thái lúc ổn lúc không, hết rồi lại tái phát.
Điều này khiến các bác
sĩ Đông y cũng phân vân khó hiểu, trong lúc hỏi thăm mới biết rằng có một số
chuyện đã xảy ra trong cuộc sống của cô, cô kể:
“Tôi và chồng quản lý
một công ty vận chuyển tàu container, chúng tôi có một biệt thự trên một hòn
đảo, và chia sẻ con đường riêng với hàng xóm, chỉ có hai gia đình chúng tôi
sống trên đảo.
Do đường bị hỏng,
chúng tôi đề nghị hai gia đình chi tiền để sửa đường, nhưng hàng xóm phản đối,
nên chúng tôi đành tự trả khoản phí sửa chữa này. Nào ngờ những công nhân làm
đường không chú ý, trong quá trình thi công lại đổ đá ngay giữa đường gây bất
tiện giao thông cho hàng xóm.
Họ nghi ngờ rằng chúng
tôi vì giận mà cố ý làm như vậy, nên họ đã đóng một cổng thuộc một phần trên
đất của họ, nơi mà vừa thuận tiện lại vừa gần mỗi khi chúng tôi về nhà. Điều
này khiến cho chúng tôi phải đi đường vòng xa thêm mấy dặm so với bình thường
mới về đến nhà được.
Chồng tôi bắt đầu la
mắng, và trong lúc tức giận đã khóa nước sinh hoạt lại. Nước là do gia đình
chúng tôi lắp đặt trước, vì tiết kiệm nên họ câu nước lại từ nhà chúng tôi.
Việc khóa này đã cắt đứt nguồn cấp nước cho nhà hàng xóm.
Khi cắt nước như vậy
khiến họ gần như giận phát điên, và đã đổ xi măng vào đống đá trên đường làm
tắc nghẽn hoàn toàn đường lái xe về nhà của chúng tôi.
Thế đó, chúng tôi vừa mất
phí sửa đường hết mấy trăm triệu, vừa trở thành oan gia không đội trời chung
với nhau.
Không ai có thể chịu
đựng hơn được nữa, giọt nước tràn ly khi hai chúng tôi đều tìm luật sư, vụ kiện
này đã kéo dài gần 3 năm và phí luật sư lên tới mấy trăm triệu đồng.
Trong 3 năm qua, chúng
tôi không thể về nhà, còn họ cũng không thể ở lại trên đảo. Hiện mâu thuẫn của
chúng tôi đã đến cao trào, ví như anh chết, tôi sống và ngược lại. Thật trớ
trêu là ngôi nhà vướng kiện tụng nên không thể bán, cũng không thể ở, còn phải
duy tu…”
Vì không thể hòa giải mâu
thuẫn, cả hai gia đình đã trở nên thù địch lẫn nhau, khiến cả đôi bên đều cảm
thấy thân tâm mệt mỏi.
Trong quá trình thuật
lại, Thụy càng nói càng kích động, và tay của cô bắt đầu run, mặt giận đỏ lên,
dường như cảm xúc đã đến ranh giới của sự sụp đổ.
Bấy giờ vị bác sĩ Đông
y đã hiểu được nguyên nhân vì sao bệnh của cô không thể cải thiện mà còn lặp đi
lặp lại phức tạp như thế.
Người tức giận, gan và
mật cũng đau, khiến cho men gan tăng nghịch với nhiệt lượng nơi tim, khí nghịch
không thuận, nghẽn mà không thông, tổn khí, tổn tâm và tổn cả thân.
Trong trường hợp này,
bác sĩ Đông y đã sử dụng cái gọi là “liệu pháp tha thứ” trong tâm lý học hiện
đại để giúp cho bệnh nhân có thể bước ra khỏi oán hận, dần dần rộng lượng bỏ
qua cho đối phương, cũng là bỏ qua cho bản thân mình.
Khi bệnh nhân nói với
bác sĩ rằng: “Anh đã chỉ ra nỗi oán hận và cảm giác tức giận hết sức ngột
ngạt mà tôi đã chịu đựng trong suốt 3 năm qua”, lúc ấy tay cô cũng ngừng
run rẩy và khuôn mặt trở nên bình tĩnh hơn.
Học cách tha thứ
Khi gặp phải mâu thuẫn
với hàng xóm, hay vợ chồng bất hòa, hoặc đồng nghiệp không hợp tác... tất cả
những điều này đều khiến người ta chìm vào hố sâu cảm xúc, khiến người ta trở
nên bi thương, đau khổ, tức giận, thậm chí là căm hận.
Muốn thoát ra khỏi cái
vòng cảm xúc tiêu cực này, phương thức thông minh nhất chính là học cách tha
thứ. Điều này sẽ có lợi ích lâu dài cho cảm xúc và sinh lý của mọi người.
Tất nhiên, nói ra điều
này không phải để tha thứ hay bào chữa cho một số hành vi vô đạo đức, nó cũng
không buộc chúng ta phải tha thứ cho những hành động sai trái ấy. Thay vào đó,
chúng ta hãy tạm gác những cảm xúc tiêu cực cực đoan đó lại và tự cho mình một
khoảng trống trong tâm hồn.
Muốn thoát ra khỏi cái
vòng cảm xúc tiêu cực này, phương thức thông minh nhất chính là học cách tha
thứ.
Tóm lại, các nhà tâm
lý học cho rằng khi gặp mâu thuẫn, chúng ta có thể xem xét vấn đề từ bốn khía
cạnh sau:
1. Nếu bạn có thể tha thứ cho
người khác, bạn có thể giải phóng nhiều cảm xúc tiêu cực của bản thân.
2. Tha thứ cho người khác,
hoàn toàn không phải vì người khác, mà là vì chính bản thân bạn.
3. Tha thứ có thể làm cho bạn
khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn.
4. Nếu tôi là người khác, tôi
sẽ đối đãi như thế nào với những gì đã xảy ra lúc đó.
Các nhà khoa học đã
phát hiện rằng khi mọi người có thể nhìn vào xung đột từ quan điểm của nhau, sẽ
có những thay đổi lớn về sinh lý.
Cho dù là tốc độ nhịp
tim hay huyết áp đều sẽ hạ, tình trạng nhăn nhó hay cau mày cũng ít đi, và tỉ
lệ lão hóa da cũng giảm - đây là những chỉ tiêu tốt về chức năng của hệ thần
kinh giao cảm.
“Tha thứ” mang lại lợi
ích cho chúng ta về thể chất và tinh thần, vì vậy nếu một số ký ức không vui
nào đó vẫn khiến bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn, huyết áp tăng, đường tiêu
hóa bị xáo trộn ... vậy lúc này hãy thử “thay đổi cách suy nghĩ” xem sao.
Một lần nữa từ góc độ
của đối phương mà suy nghĩ về mâu thuẫn, xem việc này họ có chịu đựng được
không, đồng thời quan tâm đến hoàn cảnh và hạn chế của đối phương, hãy phóng
tầm nhìn xa hơn, hãy học cách bỏ qua cho thế giới không hoàn mỹ này, cũng chính
là bỏ qua cho những thiếu sót của bản thân mình.
Bạn có từng nghĩ chưa,
tha thứ và bao dung ấy không bao giờ là vì người khác, mà chính vì bản thân bạn
đấy thôi.
Mặc dù hiện nay bạn
không thể lập tức tha thứ cho tất cả những gì đã từng tổn thương bạn, vậy hãy
học cách thực hiện sự cao thượng ấy một cách từ từ, vì mình mà cố gắng hơn một
chút xem sao.
Quẳng đi gánh nặng
cuộc sống mới có thể sống nhẹ nhàng, vui vẻ và hạnh phúc, bạn nhé!
Cao Nguyên