Từ
năm 20 tuổi, ngực chị Loan liên tục to nhanh, đến khi mang bầu 7 tháng, mỗi bên
ngực căng phồng như chiếc xô sau đó xẹp dần, thõng dài nửa mét.
Phải
vắt ngực sang 2 bên để ngủ
Chị
Thanh Loan, 31 tuổi ở TP.HCM có gương mặt xinh xắn, vóc dáng thanh mảnh, tuy
nhiên hơn 10 năm qua, lúc nào chị cũng mặc cảm, tự ti vì bộ ngực quá khổ của
mình.
Chị
Loan cho biết, từ năm 20 tuổi, khi đang là sinh viên đại học, chị phát hiện
vòng 1 của bản thân lớn không ngừng. Để giấu dáng, chị luôn phải mặc áo thật rộng
che vòng 1.
Đến
năm 2014, khi thấy vòng ngực quá khổ gây khó thở, khó khăn đi lại và đau đớn
như kim châm vào mỗi kỳ kinh nguyệt, chị đến một bệnh viện tại TP.HCM thăm
khám, được chẩn đoán phì đại tuyến vú, bác sĩ chỉ định cắt bỏ 1/3 tuyến vú.
Ngực
sa trễ dài, kích cỡ lớn khiến chị Loan gặp nhiều khó khăn, mặc cảm trong cuộc sống
hàng ngày. Ảnh: T.Hạnh
Tuy
nhiên, sau phẫu thuật, vòng 1 của chị chỉ nhỏ được một thời gian ngắn, sau đó
to lại rất nhanh, đặc biệt vào năm 2018, khi chị mang song thai con đầu lòng.
“Ở
tháng thứ 3 thai kỳ, ngực tôi to gấp 3 lần so với thời điểm trước khi mang bầu
dù người rất gầy nên hàng ngày tôi luôn phải mặc áo ngực bó chặt. Đến tháng thứ
5, ngực to gấp 5-6 lần, tương đương chiếc mũ bảo hiểm và đến tháng thứ 8, mỗi
bên ngực to bằng chiếc xô đựng nước”, chị Loan chia sẻ.
Để
có thể vận động được, chị Loan phải mặc cùng lúc 3 chiếc áo ngực ngoại cỡ dành
cho người siêu béo ở nước ngoài, trong đó 2 chiếc vắt chéo, 1 chiếc mặc ngang.
“Dù
quai áo rất to nhưng tôi vẫn phải cắt thêm một miếng vải mềm lót lên vai nhưng
do phải kéo trọng lượng ngực quá lớn nên vai tôi lúc nào cũng đỏ rát”, vừa nói,
chị Loan vừa kéo áo, chỉ vết chai do quai áo trên vai.
Cũng
do ngực quá lớn, chị Loan đã phải nghỉ làm từ khi mang thai được 5 tháng. Chị kể,
khi mang bầu, chị không mặc vừa bất kỳ quần áo ngoại cỡ nào mua tại Việt Nam,
váy bầu cũng không vừa. Sau đó chị phải nhờ người quen xách từ nước ngoài về 2
chiếc váy dành cho người “khổng lồ”. Suốt thai kỳ, chị chỉ có 2 cái váy này để
thay đổi.
“Mỗi
khi đi ra đường, mọi người nhìn mình như người ngoài hành tinh. Đi ngang qua họ
đã nhìn nhưng có người vọt xe lên rồi lại quay xe lại để nhìn cho kĩ nên lúc
nào tôi cũng thấy mặc cảm, tự ti vô cùng”, chị Loan tâm sự.
GS
Sơn cẩn thận tính toán trước khi phẫu thuật. Ảnh: T.Hạnh
Có
bữa đi siêu thị mua đồ, vừa ra đến cửa, chị liền bị bảo vệ giữ lại hỏi: “Chị
đang giấu gì trong người vậy? Anh bảo vệ khám người xong rồi rối rít xin lỗi”.
Ở
tháng thứ 8, chị Loan sinh mổ, đón 2 bé trai khoẻ mạnh. Chị Loan kể, khi lên
bàn mổ, chị điều dưỡng hỏi chị đang để cái gì trong người vậy, đến khi mở áo
ra, mọi người đều tròn mắt, hoảng hốt.
1
tuần sau sinh, ngực chị vẫn giữ nguyên kích thước nhưng sau đó xẹp dần và thõng
xuống rất nhanh, dù 2 bé bú ngoài hoàn toàn và chị không có sữa.
Sau
7 tháng sinh con, 2 bên ngực của chị trễ dài quá cạp quần, trong đó bên phải
dài 49 cm, bên trái dài 46 cm, gây cản trở sinh hoạt rất lớn.
“Nếu
để ngực thẳng trên bụng, tôi sẽ không thở nổi. Do đó hàng đêm, tôi phải vắt ngực
sang 2 bên để ngủ”, chị Loan chia sẻ.
Vỡ
oà hạnh phúc vì trút bỏ được 4 kg ngực
Mong
muốn được giải thoát bộ ngực khổng lồ, chị Loan đã lên mạng tự tìm hiểu các
thông tin và liên hệ với GS Trần Thiết Sơn, Quyền trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo
hình, ĐH Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, BV đa khoa Xanh
Pôn, Hà Nội để nhờ tư vấn.
Đợi
2 con cứng cáp, chị đã bay ra Hà Nội để thực hiện phẫu thuật vào trưa 17/2. GS
Trần Thiết Sơn trực tiếp phẫu thuật.
GS
Sơn cùng ekip phẫu thuật cho chị Loan. Ảnh: T.Hạnh
GS
Sơn cho biết, chị Loan bị phì đại tuyến vú khiến ngực to nhanh rồi chảy xệ, tỉ
lệ phụ nữ mắc bệnh này trên thế giới rất hiếm. Với tình trạng hiện tại, nếu
không phẫu thuật, mỗi tháng ngực chị Loan sẽ dài thêm khoảng 5 cm.
Khác
với nhiều nước vẫn đang sử dụng phương pháp phẫu thuật cổ điển Thorek - cắt rời
tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên trên để tạo hình thẩm mỹ, từ nhiều
năm nay, GS Sơn đã áp dụng phương pháp thu gọn vú có bảo tồn, giúp bệnh nhân giữ
nguyên được cảm giác, cho con bú bình thường và vẫn đảm bảo hình thể tuyến vú.
“Phương
pháp cũ chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, các ống tuyến bị cắt đứt lìa, dây thần kinh
cảm giác cũng đứt nên bệnh nhân mất cảm giác, mất tuyến sữa”, GS Sơn chia sẻ.
Với
phương pháp của GS Sơn, bác sĩ sẽ siêu âm doppler để xác định được mạch máu
nuôi quầng núm vú, lần theo đường đi của cuống nuôi để thiết kế vạt mang quần
núm vú. Sau khi cắt thu nhỏ tuyến vú, bác sĩ sẽ cuộn vạt lên để tạo hình bầu vú.
Kĩ thuật này sẽ giúp quần núm vú có tỉ lệ sống cao, tỉ lệ rối loạn cảm giác rất
thấp.
Trước
khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng thước đo, tính toán chi tiết các phần da thừa cần
cắt bỏ, vị trí cuộn lên cũng như kích thước vú sau khi tạo.
Ca
mổ hoàn tất sau hơn 2 giờ. Bác sĩ đã cắt bỏ mỗi bên ngực gần 2 kg, để đảm bảo
kích thước ngực về mức trung bình 200 – 300 cc.
Hiện
tại sau mổ 1 ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, ăn uống bình thường, có thể
đi lại nhẹ nhàng, vết mổ khô. Dự kiến sau khoảng 4 ngày nữa, chị Loan sẽ được
xuất viện.
1
ngày sau phẫu thuật, vết mổ trên ngực chị Loan đã khô, sức khỏe tiến
triển tốt. Ảnh: T.Hạnh
“Tôi
không nghĩ ca phẫu thuật nhẹ nhàng đến vậy. Hạnh phúc quá chị ạ! Đã lâu lắm rồi
tôi không có được cảm giác nhẹ nhõm như này để có thể quay lại cuộc sống bình
thường, không còn bị coi như dị nhân nữa”, chị Loan hạnh phúc chia sẻ.
GS
Sơn cho biết, đến nay ông đã mổ khoảng 50 ca phì đại tuyến vú khổng lồ với thể
tích vú từ 1.000 cc – 2000 cc, tuy nhiên những ca phì đại và sa trễ đến nửa mét
như trường hợp của chị Loan rất hiếm gặp.
Tại
Việt Nam, chi phí cho mỗi ca thu gọn vú do phì đại dao động từ 30-50 triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.