Hiện tượng cực kỳ hiếm gặp khiến các bác sĩ
đau đầu
Đây
là kết quả do các bác sĩ ở New York (Mỹ) trưởng khoa điều trị tích cực (ICU) tại
bệnh viện Massachusetts đúc kết lại sau khi liên tiếp các bệnh nhân nhiễm
Covid-19 ở thành phố này có hiện tượng máu đông.
Tiến
sĩ Kathryn Hibbert – trưởng khoa điều trị tích cực (ICU) tại bệnh viện
Massachusetts, kể rằng, bệnh nhân Covid-19 của bà đang trong tình trạng sức khỏe
xấu. Khi huyết áp của bệnh nhân giảm mạnh, bà đã cố chèn một đường truyền tĩnh
mạch vào động mạch ở cổ tay bệnh nhân thế nhưng một cục máu đông đã làm nghẽn ống
truyền. Lúc này, bác sĩ Hibbert thử dùng một ống khác và lần này vẫn tiếp tục bị
nghẽn, mãi đến lần thứ 3 bà mới thành công.
Virus
corona đang gây nên tình trạng đông máu ở các bệnh nhân bị nhiễm và khiến họ dễ
rơi vào tình trạng nguy kịch. Bà cho rằng, hiện tượng máu đông gặp một lần đã
hiếm, gặp hai lần liên tiếp là cực kỳ hiếm.
Bà
Hibbert và các bác sĩ khác cũng phát hiện thêm một số bệnh nhân nhiễm Covid-19
có những cục máu đông. Hiện tượng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu
máu đông đi vào tim hoặc phổi. Điều khiến họ lo ngại là số lượng bệnh nhân nhiễm
Covid-19 có máu đông là nhiều chưa từng có, nhất là ở các bệnh nhân nguy kịch
vì virus corona.
Trong
một nghiên cứu công bố vào tuần trước, tiến sĩ huyết học Laurence và các đồng
nghiệp cho biết đã khám nghiệm thi thể 2 bệnh nhân nhiễm Covid-19 và phát hiện
máu đông trong phổi, ngay dưới bề mặt da. Họ cũng tìm thấy máu đông dưới da của
3 bệnh nhân đang được điều trị khác.
Một
nhóm chuyên gia thế giới từ hơn 30 bệnh viện khác nhau mới đây cũng đã đưa ra một
kết luận tương tự, dù chưa rõ nguyên nhân nhưng các bệnh nhân nhiễm Covid-19
trong tình trạng nguy kịch thường có nguy cơ xuất hiện máu đông.
Các
bác sĩ ở New York cho rằng, đây là một trong những vấn đề được bàn luận nhiều
nhất về dịch bệnh, bởi lẽ sử dụng liều thấp các loại thuốc chống đông máu có thể
giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ nhưng không có nghĩa có thể ngăn hoàn toàn khả
năng bị đông máu. Còn nếu dùng thuốc đông máu liều cáu, bệnh nhân có thể bị chảy
máu không ngừng và cũng gây tử vong. Vì thế, vấn đề này đang trở thành câu hỏi
khiến các bác sĩ đau đầu.
Dịch Covid-19 ngày càng phức
tạp và khó lường hơn.
Các
bác sĩ tại Harvard cũng đang đề xuất nghiên cứu trên quy mô lớn về việc sử dụng
thuốc chống đông máu ở các bệnh nhân Covid-19.
Tiến
sĩ Hibbert cho biết, bà vẫn đang chờ đợi ngày có nghiên cứu chứng minh tại sao
bệnh nhân COVID-19 lại có hiện tượng bị đông máu, và giải pháp cho tình trạng
này là gì.
“Đây
là một trong những thách thức trong việc điều trị cho bệnh nhân nguy kịch.
Chúng tôi phải cố gắng quyết định xem liệu đây có phải tình trạng hiếm gặp hay
là một xu hướng thường thấy và cần phải thay đổi cách điều trị trên quy mô lớn”
– bà nói.
Khả
năng đột biến của virus corona đã bị đánh giá thấp
Đó
là kết quả của một nhóm nghiên cứu mới ở Trung Quốc, khi họ phát hiện những đột
biến mới của virus SARS-CoV-2. Họ đã nhận ra virus này có những đột biến và có
khả năng thay đổi đáng kể mức độ gây bệnh.
Nhóm
nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy đột biến có thể ảnh hưởng
đến mức độ nghiêm trọng của virus gây bệnh hoặc mức độ gây hại tới vật chủ. Trong
hơn 30 đột biến được nhóm nghiên cứu tìm ra, có 19 đột biến mới trong đó một số
đột biến thay đổi về cấu trúc đặc thù trên vỏ virus cho phép liên kết với tế
bào người. Điều này có thể làm tăng tính lây nhiễm.
Nghiên
cứu mới cho rằng các biến thể của virus corona chưa được đánh giá đúng mức.
Những
chủng hoạt động mạnh nhất có thể tạo ra lượng virus gấp 270 lần so với loại yếu
nhất và giết chết các tế bào nhanh hơn. Trước đó, các nhà khoa học đặt vấn đề tỷ
lệ tử vong khác nhau có thể một phần do đột biến về chủng virus ở từng khu vực
nhưng không có bằng chứng trực tiếp. Với kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng khả
năng đột biến của SARS-CoV-2 vẫn chưa được đánh giá đúng mức.
Sưu
tầm
:((
Trả lờiXóaBác sĩ đau đầu. Các Nguyên thủ quốc gia cũng đau đầu không kém. WHO thì càng đau đầu hơn.
Xóahttps://leofitness.vn/wp-content/uploads/2020/03/phong-dich-corona.jpg