Kể từ những năm 1970, một đài phát thanh bí ẩn của Nga
liên tục phát ra tiếng rè rè chèn cùng với mật mã và những con số.
Đài
phát thanh này, được biết đến với tên gọi "The Buzzer" hoặc "MDZhB", thường xuất hiện giữa
vùng đầm lầy của Nga gần TP St. Petersburg.
Ai phát thanh?
Tuy
nhiên, hoạt động của Buzzer và danh tính của người phát sóng nó vẫn là một bí
ẩn với nhiều suy đoán có liên quan đến quân đội Nga và cả người ngoài hành
tinh.
Buzzer
là một đài phát thanh
sóng ngắn có nguồn gốc không rõ ràng, được nghe thấy lần đầu tiên
vào cuối năm 1970 và thu âm lần đầu vào năm 1982. Mặc dù tiếng ồn của Buzzer đã
thay đổi chút ít qua nhiều năm nhưng nó luôn phát ra những tiếng rè đều đặn,
đôi lúc bị chen vào bằng một giọng nói như đang phát đi một thông điệp.
24
giờ một ngày, bảy ngày một tuần kể từ năm 1982, MDZhB, hay gọi là
"MJB" đã phát ra thứ giai điệu buồn tẻ, đơn điệu, sau đó cứ sau vài
giây lại phát ra âm thanh giống như tín hiệu báo thời tiết sương mù.
Nhưng
thỉnh thoảng, khoảng một hoặc hai lần mỗi tuần, người ta nghe thấy tiếng ai đó
phát ra ngẫu nhiên một số cụm từ bằng tiếng Nga.
Bí
ẩn về MDZhB đã thu hút những người đam mê vô tuyến trên khắp thế giới trong
nhiều thế kỷ đi tìm lời giải. Nhiều lý thuyết đưa ra liên quan đến mục đích của
MDZhB, trong đó bao gồm việc giao tiếp với người ngoài hành tinh hoặc thiết bị
kích hoạt chiến tranh hạt nhân... Tuy nhiên, sau gần 4 thập kỷ, vẫn chưa ai có
thể vén màn bí ẩn về đài phát thanh này.
Buzzer
vẫn thường xuất hiện ở
tần số 4625 kHZ và có thể được dò từ bất kỳ đâu trên thế giới.
Nguồn phát thanh dường như xuất hiện từ một vùng đầm lầy gần TP St. Petersburg
nhưng không ai biết gì về người phát sóng của Buzzer.
Mặc
dù chưa bao giờ thừa nhận nhưng quân đội Nga được cho là đơn vị sở hữu đài phát
thanh này. Và một loạt những giả thuyết về mục đích sử dụng Buzzer cũng được
đưa ra, trong đó bao gồm cả liên lạc với người ngoài hành tinh và các gián điệp
quân sự.
Tần số của Buzzer có thể được phát hiện tại bất kỳ đâu trên thế giới. (Ảnh: Websdr.ewi).
"Công tắc an
toàn"?
Một
giả thuyết khác cho rằng Buzzer chính là một loại "công tắc an toàn". Nếu giả thuyết
này đúng, trong trường hợp Nga bị tấn công hạt nhân, đài phát thanh MDZhB sẽ
ngừng phát tiếng rè và khởi động một cuộc phản công tự động.
Mặc
dù các giả thuyết này chưa được chứng minh nhưng tiếng rè vẫn để lộ ra rất
nhiều manh mối. Tín hiệu này thuộc loại "sóng
ngắn", hoạt động ở tần số tương đối thấp so với tín hiệu
radio và điện thoại. Tần số này cho phép việc phát thanh bao quát được cả vùng
diện tích lớn. Vì vậy, đối với một mạng lưới quân sự hoặc gián điệp toàn cầu,
đài vô tuyến này có thể truyền đi các thông điệp.
MDZhB
còn được cho là dùng để phát hiện khoảng cách của tên lửa. Tuy nhiên, giáo sư
David Stupples, một chuyên gia về tình báo điện tử tại trường ĐH City (Anh),
lại cho rằng giả thuyết này không có cơ sở vì sóng để phát hiện tên lửa sẽ nghe
giống như tiếng còi báo động của xe hơi.
Không ai hiểu được
Vì
vậy, giả thuyết được tin tưởng nhất chính là Buzzer là sự kết hợp của 2 điều. Thứ nhất, tiếng rè
phát ra liên tục chỉ đơn giản là một loại đánh dấu ngăn người khác sử dụng đài
phát thanh này. Thứ hai,
Nga có thể sử dụng Buzzer trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, ví dụ như chỉ
đạo mạng lưới gián điệp và lực lượng quân sự chờ đợi tại một số khu vực nhất
định.
Gần
đây, tính năng này đã được thử nghiệm bởi bà Maris Goldmanis, một người đam mê
đài radio và thường xuyên lắng nghe Buzzer. Trả lời phỏng vấn đài BBC, bà
Goldmanis nói: "Vào năm
2013, họ đã phát ra một thông điệp đặc biệt "Ban hành lệnh 135". Đây
được cho là một loại thông điệp thử nghiệm để kêu gọi sẵn sàng chiến đấu".
Mặc
dù có hàng loạt giả thuyết được đưa ra nhưng có một điều vẫn mãi là bí ẩn:
Không ai hiểu được thông điệp của Buzzer hay cách giải mã. Vì vậy, trong khi
nguồn gốc, vị trí và lịch sử của đài phát thanh này khá rối rắm, mục đích thật
sự của nó vẫn chưa được hé lộ.
ST
Công khai mà bí ẩn!
Trả lờiXóa:)
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0f/M%C3%B9a_thu_nh%E1%BA%ADt_b%E1%BA%A3n.jpg
Đúng là thách đố!
Trả lờiXóahttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b9/Secret_logo.JPG/220px-Secret_logo.JPG