Trang

19/10/2020

THẢM HỌA CỦA THỦY ĐIỆN "CÓC" XÂY DỰNG Ở MIỀN TRUNG.


 Cả đêm đọc những mẫu tin kêu cứu và cả (ít oi) những tin nhắn trả lời là chưa cứu được, hãy chờ trời sáng...


Đến giờ, Quảng Trị đã chìm trong nước cứ đang dâng, dâng cao. Đến Hà Tĩnh cũng bắt đầu ngập nặng.

Sài Gòn, ngay lúc này cũng bắt đầu mưa.

Không thể không nghĩ đến những ngôi nhà toàn bằng gỗ quí, cột kèo, ghế bàn, tủ kệ. Gọi là đẹp, là sang, là nở mặt mày với xóm làng. Lệnh đóng cửa rừng ban hành từ tháng 7-2016 mà không được thực thi? Vì sao? Vì sản phẩm gỗ rừng tự nhiên vẫn cứ được ưa dùng và được tự nhiên bán buôn khắp các tỉnh, còn xuất khẩu tự do sang nước bạn (?). Và thủy điện vẫn cứ được cấp giấy phép. Rào Trăng là một cảnh báo quá bi thảm, đau thương liệu có đủ sức nặng để có biện pháp tức thì ngăn thảm họa?

Thiên tai và nhân tai, thứ tai họa nào lớn hơn. Thảm họa kinh hoàng không chừa ai. Mà phá rừng, đắp đập, chỉ một số người ký, một số người làm và hưởng lợi.

Tôi đọc thấy bài này của Giám đốc Sở khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An. Xin dừng một phút để nghĩ tới hàng triệu người miền Trung oằn mình trong bão lũ và triệu triệu nạn nhân tiềm năng nữa đang được ghi tên nếu rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá và thủy điện cóc vẫn đều đều mọc lên, bất chấp...


THẢM HỌA CỦA THỦY ĐIỆN "CÓC" XÂY DỰNG Ở MIỀN TRUNG.

Trần Quốc Thành

Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này các doanh nghiệp rất ham và kéo theo một số lãnh đạo có quyền rất mê!

Nhưng nếu đầu tư ở khu vực miền Trung nhất là Bắc Trung bộ thì đúng là lợi bất cập hại! Vì rằng đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên! Hơn nữa địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở!

Việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính! Hơn nữa, lại góp phần gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du! Vì mùa khô hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích thấp không thể tích!

Bình quân các nhà máy thủy điện cóc 1MW tiêu tốn 1 ha rừng đầu nguồn. Ví dụ dự án Rào Trăng 3 công suất 11 MW chiếm mất 11 ha rừng vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Huyện Phong Điền và đầu tư hết 290 tỷ VND ( theo báo cáo đăng ký).

So với điện mặt trời thì sao nhỉ?

Để xây dựng nhà máy điện 11 MW điện mặt trời cần khoảng 0,6 ha. Giả sử công suất hữu ích khoảng 50% thì cũng chỉ mất 1,2 ha đất! Như vậy so với thủy điện là tương đương vì thủy điện công suất hữu ích cũng khoảng 70% là quá oách! Mà đất giá trị canh tác nông nghiệp thấp ở vùng miền Trung cũng như Bắc trung bộ đầy! Suất đầu tư của hai hình thức này cũng ngang nhau!

Sao cứ phải nhăm nhe lên rú?! Hay còn có thứ đàng sau dự án là tận dụng gỗ rừng khi tích nước?! Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế còn có 11 dự án thủy điện cóc tổng công suất chỉ 105 MW! Rất cần rà lại để loại bỏ không chỉ ở tỉnh này mà tất cả!

Nghệ An, thời gian qua nhờ sự phản biện của các nhà khoa học mà đã loại bỏ tối đa các dự án thủy điện cóc thể hiện sự tiếp thu, cầu thị của lãnh đạo tỉnh!

Hy vọng có sự điều chỉnh kịp thời khi chưa quá muộn!

TQT

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.