Sau khi dự tang lễ của ông ngoại, bạn tôi đã kể lại cho tôi một câu chuyện mà nghe xong, hai chúng tôi cùng khóc mất một lúc lâu.
Tôi
xin trích lại nguyên văn câu chuyện của bạn tôi để chia sẻ đến quý độc giả:
Trong
những ngày ông ngoại sắp qua đời, khẩu vị ông đã rất kém, lượng thức ăn nuốt được
hàng ngày ít đến đáng thương. Vậy là mẹ đi khắp nơi tìm mua những thứ ông ngoại
chưa từng ăn, để ông được nếm thử.
Hôm
ấy, mẹ mang theo vài quả mận. Ông ngoại nửa nằm, nửa ngồi trên giường. Ông ăn hết
một quả, lại ăn thêm quả nữa, sau đó chăm chú nhìn mẹ rất lâu, rồi ông nói:
"Cảm ơn."
Mẹ
tưởng ông nói về việc mẹ cho ông ăn quả mận nên cũng không để tâm lắm, bèn trả
lời ông rằng: "Nếu thích thì bố ăn nhiều vào, lát nữa con mua thêm
cho."
Ông
ngoại lại nói: "Cảm ơn con đã làm con của bố."
"Hồi
anh chị con còn nhỏ, bố chưa từng trông nom, đều nhờ một mình mẹ con chăm sóc.
Mẹ sinh con ra rồi qua đời vì khó sinh, bố không còn ai giúp nên phải tự chăm
con. Khi ấy bố mới biết, thì ra nuôi con nhỏ vất vả như thế, nhưng cũng thật sự
rất vui. Trước kia bố luôn nghĩ, khi nào nghỉ hưu bố sẽ tự tử, không thể thêm rắc
rối cho các con.
Nhưng
thấy các con sinh con đẻ cái, lại thấy con của các con sinh con đẻ cái, bố thật
sự không nỡ. Bây giờ, lại phải để các con phải chăm sóc bố như chăm trẻ
con."
Mẹ
sớm đã nước mắt đầm đìa, nhiều lần nghẹn ngào nói: "Bố, bố đừng nói nữa."
Nhưng
ông ngoại nói: "Con không hiểu đâu, bố không còn thời gian nữa."
Ngày
hôm sau, ông ngoại qua đời.
Sau
khi ông ngoại đi, mẹ vô tình cầm quả mận ông ngoại ăn thừa lên, cắn một miếng,
chua tới mức trào nước mắt. Bà lại khóc mất rất lâu.
Bạn
bè thân thích an ủi mẹ, mẹ ngẩng đầu lên nói: "Thật là buồn cười mà! Sắp
đi đến nơi rồi còn nói linh tinh. Ông cụ nuôi tôi lớn chừng này rồi, tôi còn
chưa cảm ơn, ấy vậy mà ông cụ lại cảm ơn ngược lại tôi."
Bạn
tôi nói, thật ra điều ông ngoại muốn nói là, nhờ việc nuôi dạy mẹ, ông đã học
được cách yêu thương. Mẹ phụng dưỡng ông, ông lại học được thế nào là được yêu
thương. Vậy nên ông đã nói cảm ơn.
Ông
ngoại mất vợ sớm, cả đời không tái hôn, một mình nuôi lớn bốn người con, cả đời
có thể nói là lận đận. Nhưng khi ra đi, ông đã rất bình thản và hạnh phúc.
Người
thời ấy, cả đời nếm trải quá nhiều đau khổ, chỉ khi học được cách yêu và được
yêu từ con cái, cuộc sống mới có thêm vị ngọt. Với họ, có lẽ con cái chính là ý
nghĩa sống.
Lời bình
Thực
ra, chẳng phải người thời xưa hay người thời nay, dù ở bất cứ thời đại nào thì
tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng luôn luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng
liêng, đáng trân trọng nhất.
Người
làm con, đến khi nuôi con mới thấu hiểu hơn về tấm lòng người làm cha mẹ nhưng
ngược lại, người làm cha mẹ cũng chỉ đến khi có con rồi mới có thể cảm nhận
chân thực nhất vai trò, trách nhiệm cũng như niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến,
không gì có thể so sánh được mà con cái mang lại.
Nếu
như con cái là nguồn sống, là tương lai, là ánh sáng, là món quà vô cùng quý
giá trong cuộc đời của người làm cha mẹ thì với con cái, cha mẹ cũng là cả một
bầu trời, cả một thế giới của mình.
Ơn
sinh thành dưỡng dục, làm sao có thể đong đếm nổi?
Có
thể trở thành người một nhà, có lẽ đó là một cái duyên phải tu nhiều kiếp. Vậy
nên khi đã trở thành cha mẹ - con cái, mỗi người hãy sống trọn vẹn với vai trò
của mình, yêu thương hết lòng, trân trọng hết lòng để cuộc đời mỗi người thêm ý
nghĩa, ngập tràn hạnh phúc nhân sinh.
Khuyết
danh
Phải, Ơn sinh thành dưỡng dục, làm sao có thể đong đếm nổi?
Trả lờiXóahttps://sntv.vn/Uploads/images/2019/status/th%C6%A1%20v%E1%BB%81%20m%C3%B9a%20thu/tho-mua-thu-2.jpg
https://scdn.thitruongsi.com/image/cached/size/w800-h0/img/product/2017/10/19/b0efc7f0-b4a4-11e7-8a71-8595530c80ca.jpg
Xóa