Du lịch trở thành ngành công nghệ ở nhiều quốc gia kể từ thập niên 1990. Có những quốc gia đầu tư rầm rộ, xây khách sạn, spa, nhà nghỉ mát, nơi cờ bạc, vũ trường... Những cảnh thiên nhiên và núi đồi trắc trở giờ trở thành điểm nóng của ngành du lịch. Chúng tạo nên hiếu kỳ và thu hút nhiều hơn các thành phổ cổ hay tân thời.
Đất nước Na Uy,
sau năm 1940 họ đã có chính sách tân trang đường cũ và mở những con đường mới là huyết mạch giao
thông vận chuyển từ nam đến bắc và đông sang tây. Vì trước kia, đường thủy là
chính. Đường cong vòng thì đục núi, bắc qua cầu qua vịnh. Những dự án làm đường hầu như
không bao giờ
chấm dứt.
Vậy những con đường xây dựng trước năm 1940 thì sao? Vào năm 1993 có một nhóm người và Bộ Giao thông Na Uy họp với nhau để đưa ra sáng kiến sử dụng lại những con đường này với mục đích cho ngành du lịch. Đơn được trình lên Quốc Hội cho đến năm 1998 mới được chấp thuận và ngân sách để tiến hành những công trình trên những con đường xưa chạy dài từ nam chí bắc và đông sang tây với điều kiện, đường và du lịch song hành với nhau và trở thành tên gọi Đường Du Lịch Quốc Gia.
Sáng tạo mới trong kiến trúc.
Từ khi Quốc
Hội phê chuẩn công trình Đường Du Lịch Quốc Gia, có những kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và những kiến trúc sự trẻ
trong thế hệ thiết kế đã đóng góp cho những con đường du lịch đầy dấu ấn của nó. Họ sáng tạo những kiến trúc phù hợp với thiên nhiên độc đáo, với bầu không khí, cảnh quan hùng vĩ. Kiến
trúc đi liền với thiên nhiên và hài hoà trong cảnh quan một cách tự
nhiên. Họ giảm thiểu
sự can thiệp của bàn tay con người làm
hư hại thiên nhiên, bằng cách không phá núi, chặt cây…
Từ đó họ chọn ra những địa điểm
có phong cảnh độc đáo, quyến rũ, thơ mộng và sự hùng vĩ của thiên nhiên. Mục đích là
khách lữ hành bằng xe có thể dừng lại nghỉ chân, xong họ có thể chiêm ngắm phong cảnh, nên lãng mạn hay hùng
vĩ nhờ được con người biết phối hợp giữa trời, đất
và con người.
Kiến trúc đơn sơ và giản dị, không phô trương hay cạnh
tranh với thiên nhiên. Kiến trúc được chia hai bố cục, kiến trúc cảnh quan và
kiến trúc nhà vệ sinh.
Kiến trúc cảnh quan.
Kiến trúc cảnh quan bao gồm những vật
thể bàn ghế, sàn, bệ, cầu… Tất nhiên đều lệ thuộc vào cảnh quan cho phép. Có địa
điểm chỉ vài bộ bàn ghế hay chiếc cầu - sàn được bố trí theo vị trí phong cảnh
để du khách chiêm ngắm, thả hồn theo non nước. Những thành phần đó là nguyên tố
mới do bàn tay con người đưa vào thiên nhiên để phối hợp hài hòa. Lữ khách có
thể đi đứng thoải mái, tiện nghi và an toàn.
Kiến trúc nhà vệ sinh.
Kiến trúc nhà vệ sinh không phải là thành phần chính trong mục đích của những dự
án trên Đường Du Lịch Quốc Gia. Nó chỉ có chức năng để du khách đi vệ sinh,
nhưng ngược lại, nó chiếm không ít sự chú ý và tò mò của du khách trên thế giới
– mà thậm chí giới kiến trúc sư cũng ghé đến để xem tận mắt.
Kiến trúc nhà vệ sinh rất đơn sơ và nhỏ, nhưng đầy đủ tiện nghi, nhất là tiêu chuẩn cho người tàn tật, họ có thể tự vào để đi vệ sinh mà không lệ thuộc người khác giúp đỡ. Có kiến trúc nhà vệ sinh thường được tọa lạc ở cảnh quan trống vắng, bơ vơ một mình như một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo. Mới nhìn vào người ta không biết cái đó là nhà vệ sinh, vì nó quá đẹp và duyên giáng ở giữa thiên nhiên. Ngược lại, có kiến trúc nhà vệ sinh ép mình sát vách núi hay con suối. Vật liệu thông thường được sử dụng ở mọi địa phương sẵn có, bằng đá miếng và gỗ. Cho nên nó không bị chói mắt hay tương phản với cảnh quan thiên nhiên. Một đặc điểm của lối kiến trúc này vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của địa phương, nhưng nó lại rất tân thời và diễn tả được một thế hệ kiến trúc ở thế kỷ 21, đặc thù của Na Uy. Kiến trúc truyền thống có hai mái theo chiều dài và mái lòi ra ngoài bốn vách tường. Mái nhà lợp bằng đá miếng, vách thì bằng gỗ, rất đơn sơ và giản dị. Từ truyền thống đã có, họ thu gọn những cái mái lòi ra ở bốn vách tường lại, vách và mái chạm vào nhau thành một đường nét rõ giữa vách và mái. Đây là một kỹ thuật rất chi tiết, nếu không thì nước mưa và tuyết chảy vào vách và sẽ bị hư mục rất nhanh. Những kiến trúc nhà vệ sinh này được nhiều giải thưởng kiến trúc nổi tiếng trên thế giới.
Mục tiêu ngành du lịch trên con Đường Du Lịch Quốc Gia.
Thành phần nào trong xã hội được hưởng nhiều nhất trong những công trình Đường
Du Lịch Quốc Gia? Chúng ta thường nghĩ rằng những nhà đầu tư được lợi ích nhất.
Thật ra những công trình kiến trúc trên con Đường Du Lịch Quốc Gia, không phải
là kiến trúc khách sạn, spa, nhà nghỉ mát, nơi cờ bạc hay vũ trường, như chúng
ta thấy trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây ở Việt Nam mọc lên như nấm, mà
người dân địa phương đó họ được hưởng.
Ngày xưa ngành nghề chính của họ là nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, kỹ nghệ nặng hay nhà máy thủy điện. Đương nhiên mỗi địa
phương đều có khách sạn, nhà nghỉ mát hay camping bên cạnh vịnh, suối hay thác
nước từ trước đến nay. Và cũng có những khu nhà nghỉ mát mới. Khách sạn thì hầu
như không có mới. Một đặc điểm là từ Quốc Hội đến chính quyền địa phương không
tham gia cạnh tranh xây cất trong ngành du lịch ở những vùng này hay bất cứ ở
đâu. Quốc hội tạo thuận lợi cho người địa phương sinh sống và khích lệ người
dân đến đó ở. Quốc Hội giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông phát triển, cai quản và bảo trì tất cả công trình trên Đường Du Lịch Quốc
Gia, cũng là ngân sách của chính phủ. Người dân không tốn một xu, nhưng ngược lại
họ được việc làm qua Bộ Giao thông. Nhờ những công trình kiến trúc này mà đã
thu hút du khách đến Na Uy
ngày càng nhiều.
. . . . . . . . . . . . .
M.Arch. Ch.S
Na Uy 2.10.2020
Na Uy nhiều cảnh đẹp thật! :)
Trả lờiXóahttps://wiki-travel.com.vn/Uploads/picture/thanhhuong-181812111814-na-uy.jpg
Đẹp thật.
Xóahttps://topviettravel.com/wp-content/uploads/2019/11/nauy-top-viet-travel-3.gif
Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và những tiện nghi được đầu tư thỏa đáng đã làm nên thành công cho ngành du lịch.
Trả lờiXóaKinh tế du lịch ngày nay các nước đều chú trọng,là nguồn lợi lớn cho ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân.
VN mình cũng vây.Nhưng cách làm chưa được thấu đáo,vì cái tính "tham bát bỏ mâm",thiếu kế hoạch lâu dài,thiếu tầm chiến lược vĩ mô....Mong sao VN mình có những nhà kỹ trị giỏi để phát triển có hiệu quả và ổn định như các nước Bắc Âu.
Anh nói rất đúng. Mong du lịch Việt Nam sau nạn dịch sẽ phát triển nhiều hơn.
Xóahttps://beetours.vn/images/news/hinh-anh-dat-nuoc-na-uy-1589.jpg
Cám ơn em đã chia sẻ,cách phát triển du lịch của Na Uy rất hay.
Trả lờiXóaChúc em luôn vui khỏe .
https://4.bp.blogspot.com/-BuQox3PSmZk/XI0sB8X2utI/AAAAAAAAK0U/-qhh9oPwwM4q7YJmEz-HqJJPOjCBB6EcACLcBGAs/s320/7.gif
Chúc chị luôn hạnh phúc.
Xóahttps://vitracotourism.com/wp-content/uploads/2018/06/copenhagen-1.jpg