Năm 1939, Phần lan chỉ là quốc gia tí hon với
4 triệu dân, còn Liên Xô là siêu cường có lãnh thổ lớn nhất thế giới với 170
triệu dân.
Stalin đề nghị Phần Lan trao đổi một phần
lãnh thổ của nước này với Liên Xô, Chính phủ Phần Lan đã từ chối, Stalin liền
huy động quân đội tấn công Phần Lan.
Tham gia vào Chiến tranh Mùa Đông 1939- 1940,
phía Phần Lan chỉ có khoảng 300.000 quân trong khi đó phía Liên Xô huy động khoảng
1 triệu quân (gấp >3 lần), cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh hạng nặng
vượt trội Phần Lan như 5000 xe tăng (gấp 100 lần), 3800 máy bay (gấp >30 lần).
Ngày 30/11/1939, quân Liên Xô tấn công tám điểm
dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô
Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ
dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư
đoàn của 4 tập đoàn quân với 425.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với
hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.000 máy bay vượt biên giới Phần
Lan.
Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công
trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel. Tuy nhiên xe tăng Liên
Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần Lan nên nhiều chiếc bị phá huỷ, còn binh
sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình
cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan dựa vào địa
hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động
rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ.
Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại
tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ
dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga phải
rút lui về điểm xuất kích với tổn thất nặng nề.
Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng
loạt tấn công ồ ạt trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều
thất bại.
Từ ngày 7/12/ 1939 đến ngày 8/1/1940, khoảng
45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần
Lan ở Suomussalmi, kết quả là khoảng 13.000 lính Nga bị thương vong và 2.100 bị
bắt làm tù binh để đổi lấy 2.000 thương vong về phía quân Phần Lan. Đặc biệt là
trong khoảng từ 4/1 đến 7/1/1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng
Xô viết khoảng 25.000 quân trên đường Raate, quân Phần Lan có 402 người chết để
đổi lấy 7.000-9.000 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn
163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy nên bị chết rét dần dần, trong số
44.000 quân thì đã tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm mất hơn 30.000, bị
mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10
xe cơ giới các loại. Tàn quân Liên Xô rút chạy về hậu cứ.
Quân Nga thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục
điều thêm 300.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ
Ladoga, tại vịnh Phần Lan. Quân và dân Phần Lan kiên cường chống trả khiến quân
Nga thiệt hại nặng nề.
Ngày 12/3/1940 sau 100 ngày quyết chiến, Hai
bên chấp nhận ngừng bắn.
Thất bại thảm hại của Liên Xô trong Cuộc chiến
Mùa đông này không chỉ là do mùa đông quá khắc nghiệt mà còn đến từ sự chủ
quan, khinh địch và hậu cần yếu kém của quốc gia lớn nhất châu Âu này.
Cụ thể, trong khi những người lính Phần Lan
có quân phục với quần áo đủ dày để giữ ấm và quan trọng nhất là những tấm áo
choàng màu trắng để ngụy trang thì Hồng quân Liên Xô lại sử dụng quân phục
màu... nâu. Điều này đồng nghĩa với việc, giữa nền tuyết trắng những người lính
Liên Xô sẽ nổi bật hơn bao giờ hết và trở thành bia tập bắn cho lính Phần Lan
trên chiến trường.
Hậu cần cũng là một vấn đề khó khăn mà Liên
Xô gặp phải, nhất là khi cuộc chiến diễn ra trong mùa đông khắc nghiệt nhất thế
kỷ 20 này.
Những đoàn hậu cần của Liên Xô bị tắc lại
trên đường, kẹt cứng nhiều tuần lễ do bão tuyết khiến các đơn vị ở tiền tuyến
phải buộc rút lui do súng đạn dự trữ đã không còn và quan trọng nhất là quần áo
ấm không kịp chuyển ra mặt trận đã khiến hàng chục nghìn lính Liên Xô chết rét
trước khi kịp tham chiến.
Thêm vào đó, người Phần Lan đã chiến đấu cực
kỳ quả cảm để bảo vệ đất nước mình khiến người Liên Xô dần dần bị sa lầy trong
cuộc chiến này dù mới chỉ tham chiến được thời gian ngắn.
Phía Phần Lan cũng nắm được địa hình phức tạp
ở vùng biên giới nên chủ yếu sử dụng tuần lộc và xe chó kéo làm nhiệm vụ tiếp vận
cho tiền tuyến một cách hiệu quả thay vì việc sử dụng xe tải và không thể di
chuyển được của Liên Xô.
Tổng cộng trong cuộc chiến này, phía Liên Xô
đã chịu thương vong khoảng 400.000 lính trong khi đó, phía Phần Lan chỉ chịu
thương vong khoảng 70.000 người. Phần Lan đã giành chiến thắng oanh liệt.
Ngày nay Phần Lan là một trong những quốc gia
phồn vinh nhất thế giới.
(Biên tập theo Kiến Thức, wikipedia và
Internet)
Phạm Văn Hải
Phần Lan rất giàu đó
Trả lờiXóa