“Xạ thủ mặt trăng” - tàu thăm dò của Cơ quan thám hiểm hàng
không vũ trụ Nhật Bản.
Cơ quan vũ trụ Nhật Bản
vào sáng sớm ngày 20/1 cho biết tàu vũ trụ của họ đã ở trên mặt trăng, nhưng vẫn
đang "kiểm tra tình trạng của tàu", theo AP. Các quan chức cho
biết thêm rằng thông tin chi tiết sẽ được đưa ra tại một cuộc họp báo.
Tàu
đổ bộ Thông minh Điều tra Mặt trăng, hay SLIM, đã đáp xuống bề mặt mặt trăng
vào khoảng 12:20 sáng ngày 20/1 theo giờ Tokyo (15:20 GMT ngày 19/1). Không có
phi hành gia nào trên tàu vũ trụ này, theo AP.
Nếu
SLIM hạ cánh thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 lập được kỳ tích
này sau Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Ấn Độ.
Việc
hạ cánh trên mặt trăng là nhằm thúc đẩy chương trình không gian đã phải hứng chịu
một loạt thất bại của Nhật Bản và bị đối thủ Trung Quốc lấn át, theo Reuters.
Được
mệnh danh là “xạ thủ mặt trăng”, tàu thăm dò của Cơ quan thám hiểm hàng
không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đặt mục tiêu hạ cánh cách mục tiêu trong vòng
100m, một công nghệ mà JAXA cho biết là chưa từng có và cần thiết trong việc
tìm kiếm nước và khả năng sinh sống của con người trên mặt trăng.
Nhật
Bản đang tìm cách đóng một vai trò lớn hơn trong không gian, hợp tác với đồng
minh thân cận Washington để đáp trả sức mạnh quân sự và công nghệ của Trung Quốc,
bao gồm cả trong lĩnh vực không gian. Nhật Bản tự hào có một số công ty khởi
nghiệp về không gian thuộc khu vực tư nhân và đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên
mặt trăng như một phần của chương trình Artemis của NASA.
Nhưng
JAXA đã phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm cả vụ phóng rocket hàng đầu H3
thất bại vào tháng 3. Rocket H3 nhằm mục tiêu cạnh tranh về chi phí với các nhà
cung cấp tên lửa thương mại như SpaceX.
Tàu
SLIM của JAXA đã bắt đầu giai đoạn hạ cánh kéo dài 20 phút trong sứ mệnh một
chiều của nó từ nửa đêm ngày 20/1 (15:00 GMT ngày 19/1), cố gắng hạ cánh xuống
một địa điểm mục tiêu có kích thước gần bằng hai đường đua thể thao trên sườn dốc
của một miệng núi lửa ở phía nam đường xích đạo mặt trăng.
Ông
Shinichiro Sakai, giám đốc dự án SLIM của JAXA, nói: “Chưa có quốc gia nào đạt
được điều này. Việc chứng minh rằng Nhật Bản có công nghệ này sẽ mang lại cho
chúng tôi lợi thế rất lớn trong các sứ mệnh quốc tế sắp tới như Artemis”.
Tàu
Chandrayaan-3 của Ấn Độ vào tháng 8 đã thực hiện chuyến hạ cánh lịch sử xuống cực
nam của mặt trăng, một kỳ tích công nghệ lớn với địa hình gồ ghề, làm nổi bật sự
trỗi dậy của Ấn Độ như một nước đóng vai trò quan trọng trong không gian.
JAXA
nhấn mạnh công nghệ có độ chính xác cao của họ sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ
trong việc khám phá các cực của mặt trăng trong tương lai, được coi là nguồn
cung cấp tiềm năng về oxy, nhiên liệu và nước. Nhật Bản cũng có kế hoạch tham
gia chung chuyến thăm dò vùng cực mặt trăng không người lái với Ấn Độ vào năm
2025.
“Để phát triển dự án mặt trăng, Nhật Bản không thể đánh bại Mỹ,
Trung Quốc hay Ấn Độ về nguồn lực”, Kazuto Saiki, giáo sư Đại học Ritsumeikan,
người đã phát triển camera cận hồng ngoại của SLIM có nhiệm vụ phân tích đá mặt
trăng sau khi hạ cánh, nói.
“Chúng ta nên tập trung vào việc xây dựng các công nghệ được săn
đón như các camera hạ cánh chính xác và cận hồng ngoại mà các dự án thăm dò ở
nước ngoài sẽ tìm cách có được nó”.
JAXA
đã hai lần hạ cánh xuống các tiểu hành tinh nhỏ, nhưng việc hạ cánh lên mặt
trăng khó khăn hơn nhiều do lực hấp dẫn của nó, như đã thấy trong một số thất bại
gần đây.
Năm
ngoái, một tàu thăm dò thuộc công ty khởi nghiệp Nhật Bản ispace inc đã rơi xuống
bề mặt mặt trăng, và Luna 25 của Nga cũng theo sau đó. Một tàu thăm dò của công
ty khởi nghiệp Astrobotic của Mỹ vào tuần trước đã bị rò rỉ nhiên liệu, buộc nó
phải từ bỏ nỗ lực hạ cánh.
JAXA
cho biết sẽ mất tới một tháng để xác minh xem SLIM có đạt được mục tiêu có độ
chính xác cao sau khi hạ cánh hay không.
Khi
hạ cánh, SLIM cũng sẽ triển khai hai máy thăm dò mini để chụp ảnh tàu vũ trụ. Tập
đoàn công nghệ khổng lồ Sony, nhà sản xuất đồ chơi Tomy và một số trường đại học
Nhật Bản cùng nhau phát triển các máy trên.
Nguồn: AP- Reuters - VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.