Chú Hoả tên theo tiếng Việt là Huỳnh Văn Hoa, phiên âm theo tiếng Hoa là Hui Bon Hoa người Phước Kiến di cư sang Việt Nam ngay sau khi Pháp chiếm Sài Gòn. Lúc mới đến đất lạ quê người còn nghèo lắm, phải kiếm sống bằng đủ mọi nghề.
Văn phòng công ty gia đình Hui Bon Hoa (Ảnh Internet)
Chú Hoả và gánh ve chai
chỉ là thêu dệt
Chuyện
dân gian kể rằng, một lần chú Hoả mua được mớ tĩn nước mắm của một nhà nọ,
trong đó có một tĩn còn hàn kín nắp sành. Khi về mở ra thì ôi thánh Quan Công
ơi, bên trong toàn là vàng sáng chói. Nhờ có của Trời cho làm vốn, chú Hoả chuyển
nghề mở các tiệm cầm đồ. Thời buổi bấy giờ, ở Sài Gòn nghề cầm đồ làm ăn phát đạt
lắm. Người Pháp mở Sở Thuốc phiện, cho người Hoa kinh doanh hàng trăm tiệm hút
khắp Sài Gòn Chợ Lớn để thu tiền thuế và làm cho dân chúng mê mệt “nàng tiên
nâu” với mục đích làm cho dân Việt sức tàn lực kiệt, mất đi ý chí đấu tranh chống
Pháp.
Dân nghiện xì ke (thuốc phiện), con bạc cháy túi, cầm cố đồ đạc trong nhà rất nhiều. Cầm rồi không bao giờ chuộc, nên chú Hoả bán ra lại càng giàu thêm. Sau nghề cầm đồ, có được vốn liếng lớn trong tay, chú Hoả chuyển sang nghề mua bán đất đai, xây cất nhà cho thuê. Ông cho xây một căn nhà to lớn trên đường A-sặc – Lô-rai (Alsace-Lorraine – Phó Đức Chính ngày nay), tầng dưới làm văn phòng công ty, tầng trên làm nơi ở cho gia đình, trên tường cạnh cánh cửa chính khắc nổi mấy chữ “SIHBH” (Société Immobilière Hui Bon Hoa).
Chuyện chú Hoả, sau này tôi còn nghe nhiều người khác kể lại. Thậm chí họ thêu dệt thành những chuyện rùng rợn ma quái trong ngôi nhà chú Hoả. Kỳ thật, báo chí trước đây từng đưa ra kiến giải, chú Hoả bí mật đưa con gái mình đến ngôi nhà nghỉ của gia đình gần nghĩa trang gia tộc khu vực ngã ba Bình Thung (Thủ Đức). Rồi không biết người con gái kia chết khi nào nhưng chuyện ma quái bắt đầu xuất hiện được người đời đồn đại xảy ra trên tầng lầu ngay chính căn phòng mà cô con gái của chú Hoả từng ở trước đây. (Sự thật chú Hoả không có con gái).
Một
trong những dãy phố thương mại ở đầu đường Trần Hưng Đạo đối diện chợ Bến Thành
của gia đình Hui Bon Hoa (Nguồn: Manhhaiflickr)
“Chuyện thật về Hui Bon
Hoa và ngôi nhà chú Hoả”
Những chuyện làm ăn của chú Hoả, mỗi người mỗi phách nhưng tựu trung nói lên ý chí làm việc siêng năng để trở thành giàu có. Cách nay mấy năm tôi tình cờ đọc được bài viết “Chuyện thật về Hui Bon Hoa và ngôi nhà chú Hoả” bằng tiếng Anh do nhà báo Chen Bichiun liên lạc với người cháu cố (đời thứ 4) của chú Hoả, sống ở Paris. Ông Fernand Hui Bon Hoa cung cấp hình ảnh và nhiều chi tiết khá thú vị về các câu chuyện cũng như về dòng họ. Một chi tiết cần chú ý là ngay khi chú Hoả đến Sài Gòn không phải làm nghề mua bán ve chai mà là làm công cho công ty cầm đồ Antonio Ogliastro. Ông chủ đề nghị chú Hoả nhập tịch Pháp để cùng ông quản lý công ty. Làm ăn có tiền, chú Hoả mới bước sang lãnh vực mua đất cất nhà cho thuê. Chú Hoả chỉ có 3 người con trai và dòng họ Hui Bon Hoa không có người nào mang bệnh phong cùi. Một trong 3 người này, có cô con gái bệnh tâm thần và chết tại nhà.
Fernand Hui Bon Hoa từng về Sài Gòn thăm lại mồ mả cha ông chôn cất tại khu nghĩa trang gia tộc (Bình Trưng, Thủ Đức). Và hồi năm 2007 những anh em chú bác của Fernand từ Pháp về Sài Gòn tình cờ mua được tấm hoành ngoài chợ đồ cổ mang về Paris. Tấm hoành khắc hoạ bài thơ của ông chú Thắng Hưng nói về gia tộc Hui Bon Hoa làm ăn ở Sài Gòn trải qua trăm năm.
Một
chi tiết thú vị khác là vào năm 2011, nhân chuyến du lịch sang Paris, một người
Mỹ gốc Việt liên lạc được với Fernand Hui Bon Hoa, có ghé tặng cho ông một kỷ
niệm chương ghi nhớ công lao của dòng họ Hui Bon Hoa. Số là hồi sống ở Sài Gòn,
người này gia cảnh rất nghèo, mẹ bệnh thập tử nhất sinh, may mà đến bệnh viện
chú Hoả (bệnh viện Sài Gòn) được bác sĩ tận tình chữa trị. Nay ghi ơn sâu, truy
tìm dòng dõi họ Hui Bon Hoa chỉ để gặp mặt nói lời tri ân tận đáy lòng.
Khách
sạn Majestic, một trong những cơ sở thương mại của gia đình Hui Bon Hoa (Nguồn:
Manhhaiflickr)
Chú Hoả và công ty gia
đình làm nghề xây cất nhà cửa
Sau
khi bỏ nghề cầm đồ, chú Hoả chuyển sang nghề mua bán đất đai xây cất nhiều khu
phố cho thuê hoặc bán đứt tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Nghe đâu số nhà dân dụng của
chú Hoả lên đến 30,000 căn và rất nhiều dãy phố mua bán, chung cư cũng như cơ sở
thương mại, nhà hàng, khách sạn khác. Các công trình xây dựng này đóng góp một
vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn những năm cuối
thế kỷ 19.
Thật
ra, chú Hoả đã qua đời hồi năm 1901 sau thời gian về Phước Kiến an hưởng tuổi
già. Sau đó 3 người con trai là Huỳnh Trọng Tán, Huỳnh Trọng Huấn và Huỳnh Trọng
Bình từ Phước Kiến qua Sài Gòn thừa kế gia sản và lập nên công ty gia đình Hui
Bon Hoa chuyên về xây dựng (khi đó ngành này đang phát triển). Cuộc suy thoái
kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1928 đến 1931 ảnh hưởng đến kinh tế Sài Gòn rất
nhiều. Nhà cửa của các công ty xây dựng khác buôn bán không được, nhà cho người
thuê không có tiền trả nên họ thu hồi bán tháo với giá rẻ để thu hồi vốn.
Và đây là một cơ hội đến với anh em nhà Hui Bon Hoa. Mặc dầu trước đó họ vẫn nắm giữ nhiều đất đai quanh vùng Sài Gòn Chợ Lớn và các tỉnh ở miền Nam. Công ty Hui Bon Hoa (hiện nay dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố) ra đời ngay trong năm 1929, 3 anh em Hui Bon Hoa cất nhà ở gần công ty để tiện đường làm việc. Hồi năm 1937, có bài báo viết thương gia Hui Bon Hoa (gia đình Hui Bon Hoa) hiến tặng mảnh đất rộng gần 2 héc ta trên đường Arras (nay Cống Quỳnh) để xây Bảo sanh viện Đông Dương đến năm 1946 đổi thành Maternité George Béchamps, người dân thường gọi Nhà bảo sanh Chú Hoả (nay là Bảo sanh Từ Dũ), Công ty gia đình chú Hỏa bỏ tiền mua đất xây Hospital Jean Baptiste Hui Bon Hoa (Bệnh viện Sài Gòn trên đường Lê Lợi, quận 1), xây cất chùa Phụng Sơn trên đường Nguyễn Công Trứ. Vào thời gian này, đời thứ 3 của dòng họ Hui Bon Hoa bắt đầu tiếp tục sự nghiệp của gia đình, quản lý và phát triển công ty Hui Bon Hoa.
Gia đình Hui Bon Hoa hiến 2 mẫu đất để xây dựng bệnh viện Từ Dũ (Nguồn: Manhhaiflickr)
Học
giả Vương Hồng Sển: “Đến nay (năm 1960) các con cháu luôn luôn hòa thuận, gia
tài giữ nguyên vẹn, không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi
khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người
trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc (nay gọi là giải ngân)” (Sài Gòn
năm xưa). Từ năm 1951, các thành viên gia đình và con cái của dòng họ Hui Bon
Hoa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Ông Vương Hồng Sển nói
thêm: “Tuy làm giàu cho họ đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở
mang thạnh vượng kinh tế miền Nam”.
Vào
giai đoạn này, thế hệ cháu đời thứ 4 bắt đầu quản lý chuyện làm ăn của công ty
Hui Bon Hoa. Có một chyện xảy ra hồi năm 1973 về chung cư An Đông đã khiến báo
chí thời đó đưa tin đầy các trang báo. Chung cư là của gia đình Hui Bon Hoa
theo hợp đồng cho thuê với thời hạn 20 năm (1953-1973), đến hạn thu hồi lại căn
nhà, người thuê không chịu dọn ra, nên xảy ra vụ thưa kiện với chính quyền.
Chuyện nhùng nhằng kéo dài cho đến trước biến cố chính trị xã hội năm 1975. Cuối
cùng tất cả thành viên của dòng họ Hui Bon Hoa đành bỏ tài sản rời Việt Nam di
tản ra nước ngoài.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.