Ảnh : Bức tranh Đốt sách và chôn nho đời
Tần, được vẽ trong thế kỷ 18 (tác giả khuyết danh ở Trung Hoa). Thư viện Quốc
gia Pháp, Paris
Khi
thành Hoàng đế Trung Hoa sau khi thống nhất 6 nước nhỏ và yếu hơn, năm 221 trước
Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thực thi hai chính sách tàn bạo.
Thứ nhất là đốt sách. Mà theo đề nghị từ
tể tướng Lý Tư, ông cho đốt tất cả các ghi chép của sử gia không phải của nước
Tần, kể cả Kinh Thi và các tác phẩm của Bách gia chư tử. Việc đốt sách này diễn
ra vào năm thứ 9 sau khi ông lên ngôi Hoàng đế. Ban đầu trong 8 năm, ổng không
cho đốt sách là vì vẫn muốn mời các văn nhân nho sĩ tới bàn thảo về các vấn đề
chính trị xã hội, nhưng ông muốn xóa bỏ cái cũ, chỉ muốn nói tới cái mới.
Trong khi đó, những văn nhân nho sĩ là trí
thức, họ nặng lòng với cố quốc vừa bị cưỡng đoạt, đồng thời thương nhớ văn
chương sách vở của thời trước với bao thành tựu huy hoàng.
Họ cho rằng các tác phẩm văn học cổ điển
mà Tần Thủy Hoàng cho là phi thực tế nên được bảo tồn, và chỉ ra rằng "chưa
từng nghe nói đến việc có thứ gì đó có thể tồn tại lâu dài mà không học hỏi từ
quá khứ". Vì vậy, họ đã trích dẫn từ các tác phẩm kinh điển và chỉ trích
chính sách mới của nhà Tần. Họ không chỉ chỉ trích bằng lời nói mà còn viết
sách.
Nhân một vị danh nho nổi tiếng là Xuân Vũ
Nguyệt lên tiếng phản đối chế độ quận huyện và việc khôi phục chế độ phong kiến
thì Hoàng đế mới ra lệnh đốt sách.
Bất cứ ai dám thảo luận về Kinh Thi và
Kinh Thư sẽ bị xử tử công khai. Bất kỳ ai dùng thông tin từ lịch sử để chỉ trích
hiện tại sẽ bị xử tử toàn gia đình. Bất kỳ quan chức nào nhìn thấy vi phạm
nhưng không báo cáo đều có tội. Ai không đốt sách sau ba mươi ngày kể từ ngày
thông báo sẽ bị xăm mình và bị đày đi xây Vạn lý Trường
thành.
Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ là có một
số sách được miễn đốt bỏ là y học, bói toán, nông nghiệp và lâm nghiệp. Mục
tiêu của Tần Thủy Hoàng là muốn xóa bỏ hoàn toàn lịch sử quá khứ và học thuật
dân gian.
Sau đó một năm, sau khi hai pháp sư Hầu
Sinh và Lư Sinh hứa tìm ra loại thuốc trường sinh bất tử cho Tần Thủy Hoàng nhưng
không thực hiện được, Tần Thủy Hoàng ra lệnh bắt giam hơn 460 học giả để chôn sống
ở Hàm Dương, còn nhiều người khác thì bị lưu đày.
Tội ác của Tần Thủy Hoàng còn ở việc tốn
nhiều sinh lực và nhân mạng để xây cung A Phòng, xây Vạn Lý Trường Thành và xây
Lăng Mộ của chính ông.
Thực ra Tần Thủy Hoàng trong một khía cạnh
khác là một vị hoàng đế giỏi. Ông đã thống nhất quốc gia, xóa bỏ đất phong quý
tộc, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại,
đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Ông cũng tạo ra hệ thống quản lý
hành chính thống nhất đâu ra đó. Ông cũng cho xây dựng các công trình thủy lợi
vĩ đại mà nay vẫn sử dụng tốt. Ông xây dựng một đội quân mạnh mẽ với vũ khí hạng
ưu việt thời đó. Hệ thống đường xá và kênh đào trong toàn Trung Hoa thời của
ông cực kỳ phát triển.
Nhưng vì cái giỏi của ông tồn tại cạnh
cái ác, cái độc tài bạo chúa, chỉ muốn làm theo ý mình, loại bỏ mọi ý kiến đa chiều,
chỉ có sức mạnh bạo tàn cứng cỏi mà bỏ sức mạnh mềm... vì vậy triều đại của ông
chỉ tồn tại 15 năm là chấm dứt.
Nhà Hán lên kế nghiệp nhà Tần, kéo dài được
196 năm, dù Hán Cao Tổ Lưu Bang không thể sánh được về tài ba so với Tần Thủy
Hoàng. Tuy nhiên cách cai trị của nhà Hán mềm mỏng và linh hoạt hơn, gần với
cách trị nước thời bình nên khiến dân thấy dễ sống nhiều hơn và dần chấp nhận
tình trạng của họ.
Đó là lý do dân các nước bị nhà Tần thôn
tính khi thống nhất Trung Hoa sau này đều nhận họ là người
Hán, nhưng tuyệt đối không nhận là người Tần.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.