Trang

30/12/2017

Phúc đức tại mẫu

Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.

 Tổ Quốc thiêng liêng cũng được gọi với giọng tha thiết là “đất Mẹ”. Trên dải đất nhỏ hẹp mang hình chữ S này đâu đâu cũng có những đền thờ Mẫu. Bài học đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu giáo và do các cô bảo mẫu truyền dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

 NHỚ LỜI MẸ DẶN

 Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

 Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con.

 Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

 Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

 NHỮNG LÁ THƯ CŨ

 Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.

 Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỉ niệm.

 Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.

 Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!

 HAI VÙNG SÁNG TỐI

 Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.

 Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

 Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

 Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

 
BÀI HỌC LÀM GƯƠNG

 Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con là cán bộ cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”.

 Ngẫm kĩ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

 Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

 Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.

 Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình người ta mới chỉ phong danh hiệu  trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…


Tác Giả: Đinh Thủy

Ý nghĩa của Vòng nguyệt quế, Chuông, Hang đá, Ngôi Sao, Cây Noel,

Ý nghĩa của Vòng nguyệt quế, Chuông, Hang đá, Ngôi Sao, Cây Noel, Hộp Quà, những Chiếc Tất trong Lễ Giáng Sinh.

Giáng sinh là dịp để mọi người quây quần bên nhau.
Vòng nguyệt quế trang trí Noel là vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Theo những người Thiên chúa giáo, vòng lá này được kết bằng lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy.

Tiếng chuông được dùng báo hiệu.
Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời. Trong một số nền văn hóa Á châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một việc vui hay một sự kiện buồn nào đó vừa xảy đến. Ở những quốc gia Tây phương, tiếng chuông rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần.

Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, Thánh Giê-su, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.

Ngôi sao gắn trên cây thông Noel biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) sẽ được trang trí đẹp mắt. Vào mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì riêng mình cây thông vẫn xanh tươi. Chính bởi vậy, người cổ đại đã coi thông là loại cây phục sinh.

Truyền thuyết cũng kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hi vọng và sức sống mới.
Những món quà trong Lễ giáng sinh biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn.
Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su - món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Trong đêm Giáng sinh, thì trẻ con vẫn giữ thói quen treo tất chờ đến sáng hôm sau sẽ có 1 món quà trong đó từ ông già Noel. Câu chuyện được truyền tai nhau thể hiện rằng nhiều người đặt niềm tin vào việc Thánh Nicholas đã giúp đỡ nhà quý tộc nghèo qua những đôi tất là nguồn gốc chính của biểu tượng này.

Merry Christmas!

29/12/2017

Ông già Noel là ai?

Một nhân vật quan trọng mà ai cũng háo hức chờ mong trong Noel đó là ông già Noel.  
Ông già Noel, ông già Giáng sinh hay là ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel.

Đó là hình ảnh một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc mũ đỏ, chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh cùng tiếng cười "hô hô hô" đã tồn tại trong nhiều nền văn hoá các quốc gia, đặc biệt ở các nước phương Tây.

Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn và các chú tuần lộc.  
Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi 9 con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các bạn nhỏ khắp nơi.

Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên "A visit from Saint Nicholas" (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng như hiện tại chúng ta vẫn thấy thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sĩ Thomas Nast.

ST



Nguồn gốc và ý nghĩa ra đời của Lễ Giáng sinh

Sự ra đời của Lễ Giáng Sinh
Tháng 12 đến ai ai cũng nghĩ đến ngày lễ Giáng sinh, ông già Noel, cây thông hay những hộp quà nhỏ xinh. Theo truyền thuyết dân gian, Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình.
Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7/1 theo lịch Gregory.

Nguyên thủy, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông noel.
Ý nghĩa của tên gọi Christmas
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là “Χριστός” (Khrīstos)) là tước vị của Đức Giêsu (nghĩa là Đấng được xức dầu). Chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu. Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas.
Ý nghĩa của tên gọi Noel
Noel (phiên âm tiếng Việt gọi là Nô-en) là từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthew.
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noel.. Với vị thế ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em: Một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
ST


24/12/2017

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH



Nghệ thuật trang trí cây thông bắt nguồn từ đâu ?

Nói đến cây thông Noel mà không thể không nói đến nghệ thuật trang trí.
Cây thông Noel mà chúng ta biết đến ngày nay là kết quả của một sự hòa trộn kế thừa từ những phong tục ngoại đạo và những điều thần bí công giáo.

Thuở sơ khai, vào thời kỳ trước Công Nguyên, người Celts mừng sự hồi sinh của Mặt Trời bằng việc trang trí cây vân sam, biểu tượng của sự sống.
Họ treo trên cành cây các loại hoa quả, lúa mì để cúng tế các vị thần.

Cùng với thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của Công giáo, những thay đổi của khoa học – kỹ thuật, mà tập tục trang trí cây thông cũng có những biến đổi theo cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển xã hội.

Vào thế kỷ XI, biểu tượng của cây thiên đường được trang hoàng bằng các loại mứt kẹo, các loại bánh và những quả táo đỏ, ám chỉ đến những trái cấm trong vườn Eden và Eva. Thế nhưng, theo ông Fréderic Picard, phóng viên tờ Le Figaro, phải đợi đến thế kỷ 16, cây thông mới được thắp sáng lần đầu :

« Theo tương truyền, ông Martin Luther bị lóa mắt trước vẻ đẹp của cây thông phủ đầy tuyết. Những chiếc cành xanh lá phản chiếu ánh sao lấp lánh. Và ông tạo dựng lại hình ảnh này bằng cách để những ngọn nến trên cây thông của mình ».
Tập tục này được tiếp tục phát triển mạnh vào thế kỷ XVII. Cây thông Noel thời kỳ này được tháp sáng bằng những chiếc vỏ sò đầy ắp dầu.

Đèn điện xuất hiện cũng đã làm thay đổi triệt để nghệ thuật trang trí cây thông. Dây đèn điện trang trí đầu tiên lần đầu ra mắt là tại Hoa Kỳ, năm 1882, do một người bạn của Thomas Edison, một nhà phát minh và thương gia nổi tiếng của Mỹ lúc bấy giờ.

Thế còn những quả cầu Noel thì sao ?
 Theo lời kể của Frédéric Picard, quả cầu trang trí Noel đầu tiên được chế tạo vào năm 1858 tại Moselle của Pháp một cách tình cờ.

« Một mùa hè khô hạn và một mùa đông khắc nghiệt đã làm cho mùa thu hoạch táo dùng để treo cây thông theo truyền thống bị mất mùa.
May mắn thay, một người thổi thủy tinh đã nảy ra sáng kiến thay thế trái cây bằng những quả cầu bằng thủy tinh. »

Giờ đây, được trang trí bằng muôn ngàn ánh đèn mà cây thông Noel đã trở thành một phong tục được cả thế giới đi theo và chia sẻ.
Có lẽ không có gì hạnh phúc bằng trong đêm Noel giá lạnh, dưới gốc thông xanh lấp lánh ánh đèn, bên bếp sưởi hồng, cả nhà quây quần hòa chung tiếng hát: "Chúc Mừng Giáng Sinh".

Minh Anh



23/12/2017

Nguồn gốc tập tục Cây thông Noël




« Mon beau sapin, Roi des forêts… », cứ mỗi dịp Noel về lời bài hát này do ông Ernst Anschütz, một người Đức sáng tác năm 1824 như lại văng vẳng bên tai.
Noel đến người dân Pháp cũng như những nước theo truyền thống Kitô giáo đều hối hả tìm chọn một gốc thông đẹp nhất để bày ở góc nhà hay cạnh lò sưởi bập bùng ánh lửa. 
Trẻ nhỏ lại xúm xít phấn khởi tô điểm cho cây thông thật trang hoàng lộng lẫy, và mong đợi những món quà Noel bất ngờ dưới bóng cây thông.
Những hình ảnh đó khiến ta chợt hỏi : Cây thông Noel có tự bao giờ và từ đâu mà đến ?

Truyền thống có từ đâu ?

Giống như hầu hết các biểu tượng Lễ Giáng Sinh, cây thông có nguồn gốc từ các tôn giáo ngoại đạo cách nay từ 2 000 – 1 200 năm trước Kitô giáo mừng ngày chí đông, ngày ngắn nhất trong năm.
Thời kỳ đế chế La Mã, ngày 25 tháng 12 – vốn tương ứng với ngày đông chí – còn là ngày lễ thần Mặt Trời Sol Invictus.

Ngày lễ này diễn ra trước tuần lễ Saturnalia, tôn vinh Saturne, vị thần nông nghiệp.
Thời gian này là dịp để mọi người tặng quà nhau. Điều này hầu như không đáng ngạc nhiên, ngay cả ngày Chúa Giê-su Giáng Sinh cũng đã được chọn theo cách như thế để mà xen kẽ với các ngày lễ đông chí ngoại giáo.

Vào thời đó, người La Mã cũng trang trí nhà cửa bằng các nhánh thông trong dịp lễ này.
Với các xứ Bắc Âu, tại một số dân tộc người Đức và Scandinavia (Bắc Âu), đây còn là mùa lễ hội Yule, cũng mừng mùa đông chí.
Theo thần thoại Bắc Âu, khi đêm xuống, thần Heimdall đến thăm từng nhà và để lại một món quà cho nhà nào đã hành xử tốt trong năm.

Trong tất cả những ngày lễ đó, việc sử dụng các cây thông xanh như là các yếu tố trang trí là muôn thuở.
Còn gì mang tính biểu tượng hơn bằng những cây xanh có gai vào giữa mùa đông lạnh giá để mừng sự trở lại ngày dài và mùa xuân ?
 Hơn nữa, biểu tượng của cây như hình ảnh của sự sống và tái sinh cũng đã được phổ biến rộng rãi từ xa xưa và cũng không lạ lẫm gì đối với Kitô giáo.

Hình ảnh đó làm cho người ta nghĩ đến « cây sự sống » trong vườn Ê-đen, cách biểu đạt ẩn dụ thông thường về chiếc thập giá của đấng Giê-su.
Thế nhưng, để biến tập tục này thành một truyền thống của Kitô giáo, Giáo Hội từ lâu đã phải chống lại các tín ngưỡng tôn thờ cây cối.

Chuyện kể rằng vào thế kỷ VII, Thánh Boniface xứ Mainz, « sứ đồ của người Đức » muốn thuyết phục các đạo sĩ người Giec-ma-ni rằng « cây sồi thần Thor » không phải là một cây thiêng, nên đã cho đốn hạ một cây trước sự chứng kiến của họ.
Những người ngoại đạo đó sau này đã nhanh chóng cải đạo khi nhận thấy rằng thần Sấm Sét Thor đã không có phản ứng tức thì ngay sau vụ việc.

Tranh vẽ thánh Boniface hạ "cây sồi thần Thor".
Wikimedia Commons

Người Công Giáo lấy lại tập tục này từ khi nào ?

Người ta cho rằng tập tục này được người Công giáo sử dụng lại lần đầu là nhờ Thánh Colomban, một tu sĩ người Ailen vốn dĩ đã đi du hành rất nhiều tại Gallia.
Một đêm Giáng Sinh, có lẽ ông ấy đã lên đỉnh núi cùng với một vài tu sĩ tu viện Luxeuil, do ông dựng nên dưới chân dãy núi Vosges năm 590.

Tại đây, họ đã tìm thấy một cây thông cổ thụ, vật tôn thờ của một ngoại đạo.
Theo quan điểm của người Celts, cây vân sam (một họ thông) được ví như là « cây sinh sản ».

Tương truyền rằng Colomban và những người đồng hành dường như đã treo đèn lồng của họ lên các cành cây nhằm tạo thành một cây thánh giá tỏa sáng.
Thế nhưng cho đến giờ câu chuyện này vẫn chỉ mang tính huyền thoại vì chưa có một tài liệu nào thời kỳ đó chứng minh sự việc.

Theo giải thích của kênh truyền hình KTO, tập tục cây thông Noel dường như đã có tại châu Âu vào thế kỷ XI, nhưng xuất hiện một cách chính thức là vào thế kỷ XVI.

« Mãi đến thế kỷ XI, Giáo Hội vốn ngờ vực các tập tục ngoại giáo nên đã quyết định Kitô hóa tục cây thông Noel.
Đây là lý do giải thích bí ẩn vì sao trong những vở kịch tôn giáo được diễn trong các nhà thờ mùa Noel, người ta đều thấy xuất hiện một cây nặng trĩu quả , được đặt ngay giữa sàn diễn, biểu tượng cho thiên đường.

Nhưng trên thực tế, tập tục cây thông Noel xuất hiện chính thức tại châu Âu vào năm 1546.
Còn ở Pháp, chính tại vùng Alsace, người ta tìm thấy dấu vết đầu tiên, nhất là khi thành phố Selestat cho phép chặt cây trong mùa Noel ».

Báo Công Giáo La Croix trong một số ra đầu tháng 12/2017 cho biết bản ghi chép sổ sách kế toán của thành phố Selestat năm 1521 còn lưu lại rằng :
« Bốn đồng silinh (tiền Áo) cho người gác rừng để bảo vệ ‘mais’ kể từ ngày Thánh Thomas (bắt đầu từ ngày 21/12) ».
 Đó là những khoản chi cho người bảo vệ rừng hòng ngăn chặn nạn chặt phá thô bạo các cây ‘mais’ (trong tiếng Thụy Sĩ cổ gọi là cây lễ hội).

Với chính quyền thành phố Selestat ngày nay, không còn cách diễn giải nào khác :
« Nếu như thành phố Selestat phải bảo vệ rừng qua việc dự phòng một khoản chi như vậy, điều đó có thể là việc trang trí một cây vào thời điểm này của năm là khá phổ biến và là một phần của tập tục ».

Thành phố Riga, thủ đô của Latvia cũng chính thức tự nhận là nơi xuất phát tập tục cây thông Noel.
Truyền thống này rất có thể do một phường buôn du nhập vào Latvia năm 1510.
Mục đích ban đầu là dùng để đốt cho ngày chí đông, nhưng cuối cùng cây thông đã được giữ lại, trang trí và dựng tại khu chợ của thành phố để mừng Noel. Ngày nay vẫn còn một tấm đá lát đánh dấu vị trí.


Tác Giả: Minh Anh




Vì sao Chúa Jesus, Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại?

Nhìn lại chặng đường gian nan khi Giác Giả hạ thế, ta mới thấu hiểu phần nào về cái tâm và sự cao thượng của các bậc Thánh nhân…
Từ cuộc đời của Chúa Jesus…
Hơn 2000 năm trước, trong đoàn người du hành đến Bethlehem, một hài nhi chào đời và được đặt nằm trong chiếc nôi bằng máng cỏ. Cùng lúc ấy, các Thiên sứ loan tin về sự giáng sinh của Chúa hài đồng, và một vì sao lạ dẫn đường cho các nhà thông thái tìm đến. Lời tiên tri về sự ra đời của đứa trẻ đặc biệt ấy đã làm kinh động đến vua Herodes Đại đế, dẫn đến cuộc truy lùng những bé trai vô tội ở Bethlehem.
Và đó là khởi đầu cho cuộc đời truyền đạo của Chúa Jesus Christ. Sinh ra trong một xã hội rối ren và bế tắc, đức tin tôn giáo cũng ngày càng mai một, nhiều người dân Do Thái đang khắc khoải đợi chờ Đấng Cứu Thế giáng hạ… lựa chọn chính thời điểm ấy, Chúa đã đến thế gian.

Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Jesus bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi thứ yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.
Nhưng chính vì quá nhiều người tin vào Chúa Jesus nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết chết Jesus. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Jesus trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá.

Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, các tên lính La Mã hí hửng chia nhau chiếc áo xống của Ngài; những kẻ đi ngang qua đó nhạo báng Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sĩ cũng xúm lại chế giễu Ngài. Thậm chí, có kẻ nhẫn tâm hơn còn cho uống giấm khi thấy Ngài kêu khát; và khi thấy Chúa Jesus đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào hông Ngài để kiểm tra, tức thì máu và nước chảy ra…
Câu chuyện về Chúa Jesus đã viết nên tấn bi kịch của những người truyền Pháp: Đáp lại ân điển ấy, người ta lại lấy tâm phàm để đo lường Thánh giả. Kẻ thờ ơ thì xem Ngài như một nhà cải cách xã hội; kẻ lạnh lùng thì nhạo báng cho Ngài là “đáng đời” vì dám nhận mình là “con Thiên Chúa”; còn những người yêu mến và từng theo chân Ngài thì chỉ dám đứng nhìn từ xa mà than khóc; trong khi giới cầm quyền lại xem Ngài như một thế lực đe dọa vị trí của tôn giáo và chính trị đương thời. Chỉ những Thánh đồ thực sự, bằng đôi tai của lý trí và đôi mắt của con tim, mới có thể nhận ra Đấng Cứu Thế trong dáng vẻ của một-con-người.
…ngẫm lại con đường truyền Pháp gian nan của các bậc Thánh giả
Không chỉ riêng Chúa Jesus, mà trong lịch sử từ xưa đến nay, biết bao Giác Giả vì để cứu độ thế nhân đã phải gánh chịu muôn vàn khổ nạn. Lão Tử thấy người đời hiểm ác, nên vội vàng viết cuốn “Đạo Đức Kinh” rồi rời quan ải về phía Tây. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bôn ba suốt 49 năm truyền Pháp, đương thời bị Bà La Môn giáo coi là ‘kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt’, lại thêm một Phật tử là Đề-bà-đạt-đa nhiều lần hãm hại. Nhà hiền triết Socrates dành cả cuộc đời rao giảng về đức hạnh và lẽ phải, nhưng rồi cuối cùng bị phán quyết tử hình, uống độc dược mà chết. Bản thân Chúa Jesus khi còn ở Jerusalem cũng phải thốt lên rằng:“Jerusalem! Jerusalem! Ngươi đã làm đổ máu biết bao nhà tiên tri…”

Họ đã vì con người mà đến, vì con người mà chịu khổ, và cũng vì con người mà phải rời khỏi thế gian.
Lịch sử cũng như chiếc bánh xe quay vòng. Hàng ngàn năm đã qua đi, tấn bi kịch ấy vẫn cứ xảy ra và lặp lại, rồi lặp lại. Có biết bao trang sử thấm đẫm máu và nước mắt khi kể về những vĩ nhân – vì cứu độ con người mà bị chính con người bức hại.
Và nếu nhìn lại con đường truyền đạo của các Giác Giả trong quá khứ, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng:
Thứ nhất, Giác Giả hạ thế khi xã hội nhân loại có nhiều biến động nhất trong lịch sử. Nếu nói như Kinh Thánh thì đó là thời khắc cuối cùng của nhân loại, và nói như Kinh Phật thì đó là thời kỳ mạt Pháp, khi con người không còn tâm Pháp để ước chế, câu thúc đạo đức nữa.
Thứ hai, Giác Giả không đến trong hình dáng của một vị thần, cưỡi trên mây bạc, hào quang chói lọi, thần thông quảng đại… Mà thay vào đó, Ngài sẽ tới trong dáng vẻ của một người bình thường, giáo hóa chúng sinh bằng lẽ phải và lương tri. Cho dù là vị trí vương tôn thái tử như Đức Thích Ca, hay là con trai người thợ mộc như Chúa Jesus, thì Họ đều mượn thân phàm để thực hiện sứ mệnh của Thánh giả.
Thứ ba, khi Giác Giả bước ra truyền đạo, tất sẽ có tà ma can nhiễu. Lời giảng của Giác Giả bị cho là “tà giáo”, là “làm mê hoặc chúng sinh”, và bản thân Giác Giả cũng như các tín đồ bị đem ra bức hại. Các đệ tử của Đức Phật Thích Ca và Thánh đồ của Chúa Jesus đều từng phải trải qua những cuộc đàn áp như thế.
Kinh Thánh viết rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc thì Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng, khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở cũng là lúc Phật Di Lặc hạ thế phổ độ chúng sinh. Vậy thì, trong cái hỗn loạn của thời thế, vàng thau lẫn lộn, thật giả bất phân, liệu nhân loại sẽ nghe bằng lý trí, nhìn bằng con tim, hay lại tiếp tục giẫm lên vết chân của quá khứ nữa đây?

Hồng Liên