Người
ta có câu nói ví von: “Thả con cá sặt, bắt con cá rô”. Câu này có ý nói
về chuyện “có qua có lại” khi đối xử ở đời với nhau, chứ chẳng mấy ai cho không
bao giờ, bởi vì người ta quan niệm rằng cách thể hiện như vậy mới khả dĩ làm
“toại” lòng nhau!
Cuộc
sống luôn có nhiều loại tiệc tùng, liên hoan hoặc ăn mừng, từ nhỏ tới lớn, người
ta tổ chức có ý nhắm vào “mối lợi” là vật chất – một dạng “tự kinh doanh” rất
thực tế. Có những người được mời thì vui mừng và hãnh diện; có những người được
mời lại thấy miễn cưỡng và cảm thấy khổ sở, bởi vì họ phải lo “chạy tiền” – hóa
con nợ bất đắc dĩ.
Các
loại tiệc mừng, người ta mời những người “mặt to, đầu lớn” là để được hãnh diện,
được thơm lây. Chẳng phải tiệc tùng, khi thấy ai có “máu mặt” thì người ta
thích bám theo, tìm cách tiếp cận để nói vài lời hoặc xin chụp hình, chẳng khác
gì kiểu “cáo mượn oai hổ”, nhưng người ta lại biện hộ rằng “tiếng chào cao hơn
mâm cỗ”. Ít ra người ta cũng có dịp để khoe mẽ, ngày nay gọi dạng đó là… “chảnh”.
Nói chung, ai cũng muốn vị trí của mình phải cao hơn người khác.
Mà
thật, cứ có dịp tiệc tùng thì sẽ rất dễ thấy nhiều người “chảnh” rõ ràng. Họ
thích “nổi trội”, được ăn trên và ngồi trước, muốn chứng tỏ mình có “thế giá”,
ưa khoe khoang đủ thứ, nhất là “cái mã” bề ngoài (trang phục, trang sức,…),
nhưng người ta lại không muốn nhận mình là “ưa hình thức”, dù hoàn toàn rỗng tuếch.
Ôi, thật chán ngán thay cái thói đời!
Đó
là một dạng tự đề cao hoặc tự tôn, một kiểu kiêu căng “tinh vi” lắm. Phàm nhân
vốn dĩ có “cái tôi” rất… TO, thế nên từ ngàn xưa, tác giả sách Huấn Ca đã chân
thành khuyên người ta sống khiêm tốn: “Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một
cách nhũn nhặn thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng. Càng làm lớn,
con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa” (Hc 3:17-18).
Có
nhiều hành động “tự” rất đáng có: tự hạ, tự lập, tự thú, tự nguyện, tự làm, tự
học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu,… thế nhưng lại có những dạng “tự” rất nguy hiểm:
tự tôn, tự kiêu, tự mãn, tự hại, tự tử, tự sát,… Một dạng “tự” là KHÔN (khéo,
ngoan, giỏi), một dạng “tự” là KHỜ (dại, ngốc, ngu). Có thể nói rằng đó là hai
dạng người chủ yếu trong nhân loại.
Biết
được như vậy, chúng ta không còn lo tranh giành vị trí nữa. Điều quan trọng
không phải là VỊ TRÍ mà là HƯỚNG ĐI. Đâu phải là “có râu ngồi đâu cũng lớn”, lớn
để làm gì? Làm lớn mà làm láo thì có xứng đáng? Có quyền để hành người ta thì
có xứng đáng để người ta nghe theo? Mua quyền, giành chức với nhau để làm gì?
Chức quyền, địa vị hoặc danh vọng có là những thứ cần thiết để được Thiên Chúa
ưu tiên cho vào Thiên Đàng?
Có
thể nói rằng “ai sống khiêm nhường là người hoàn thiện”. Tuy nhiên, văn sĩ Lev
Nikolayevich Tolstoy (1828-1910, người Nga, có tác phẩm nổi tiếng là “Chiến
Tranh và Hòa Bình”, 1869) đã nhận xét: “Khi bạn ý thức được mình là người
khiêm tốn thì bạn không còn khiêm tốn nữa”. Một câu nói đáng lưu ý, đầy
tính triết-lý-sống. Bởi vì ý thức ở đây muốn nói tới việc “cố ý” hoặc “ra vẻ”
khiêm nhường, đã biết, tức là bắt đầu giả dối. Tương tự, khi chúng ta nghĩ là
mình vô vi là không vô vi rồi. Hay quá sức!
Trầm
Thiên Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.