Kinh Thánh là có thật? Tìm ra di tích Lều Hội Ngộ, nơi cất giữ Hòm Giao Ước
Minh họa Lều Hội Ngộ trong Kinh Thánh.
Kinh
Thánh là quyển sách được xuất bản nhiều nhất và được đọc nhiều nhất
trên thế giới. Nhiều chi tiết trong đó bị nhiều nhà khoa học bác bỏ vì
tính huyền hoặc và ảo tưởng. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ và Thần học với
niềm tin riêng của mình vẫn không ngừng khai quật và khám phá ra rất
nhiều chi tiết trong đó là có thật. Vậy đó chỉ đơn thuần là câu chuyện
được Thần thánh hóa, hay là câu chuyện được ghi chép không sai 1 chi
tiết nào. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài khám phá về Kinh Thánh của ĐKN.
Việc
khám phá ra 10 chiếc bình cổ đại tại Shiloh có thể giúp khám
phá địa điểm của Lều Hội Ngộ trong Kinh Thánh. Qua đó 1 lần nữa
xác thực những gì viết trong Kinh Thánh la có thật.
Các
nhà khảo cổ, sử học và học giả Kinh Thánh đã tìm kiếm dấu
tích của Lều Hội Ngộ trong nhiều năm. Nếu nó tồn tại – vậy
nơi ở của Chúa nằm ở đâu?
Theo
Kinh Thánh, Lều Hội Ngộ là nơi cất giữ chiếc Hòm giao Ước.
Trong quá trình Xuất Hành, tức cuộc di cư của người Do Thái
rời khỏi Ai Cập, Chúa đã cho dựng một túp lều, một túp Lều
Hội Ngộ ở nơi hoang vu.
Sách Xuất Hành thuộc Kinh Thánh, chương 33, dòng 9-11 có ghi:
“Vừa khi người vào đó, thì trụ mây giáng xuống dừng tại cửa Trại, và Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se.
Cả dân sự thấy trụ mây dừng tại cửa Trại, bèn đứng dậy, rồi mỗi người đều sấp mình xuống nơi cửa trại mình.
Đức Giê-hô-va đối diện phán cùng Môi-se, như một người nói chuyện cùng bạn hữu mình.”
Lều
Hội Ngộ được dựng lên từ vải và gỗ, “không phải từ những
chất liệu có thể tồn tại qua hàng nghìn năm”. Bất chấp điều
này, trong vài năm gần đây các nhà khảo cổ vẫn đang tìm kiếm
bằng chứng cho sự tồn tại của Lều Hội Ngộ.
Hình minh họa cấu trúc Lều Hội Ngộ.
Cuộc
tìm kiếm tập trung vào một di chỉ được cho là thành cổ Shiloh
và hiện đã cho ra một vài khám phá thú vị. Theo Kinh Thánh,
Lều Hội Ngộ tại thành cổ Shiloh là vào cùng thời với Đại Tư
Tế Eli và Nhà tiên tri Samuel.
Các
nhà khảo cổ đã khai quật được 10 chiếc bình cổ đại tại
thành cổ Shiloh ở vùng đồi núi Samaria. Các nhà nghiên cứu cho
rằng những hiện vật này có thể dẫn tới các khám phá mới về
Lều Hội Ngộ trong Kinh Thánh, tồn tại từ trước khi Đền thờ
Solomon (hay Đền thờ Thứ nhất) được xây dựng tại Jerusalem.
Những
chiếc bình được bảo quản khá tốt, và chỉ có một số bị vỡ.
Những hiện vật này có từ thời người Do Thái đặt bước chân
đầu tiên lên vùng đất Israel. Những chiếc bình được đào lên từ
khoảng nửa mét bên dưới mặt đất trong một căn phòng lớn. Đây
là một phần trong quá trình khai quật khảo cổ đang được tiến
hành.
Một vài chiếc bình cổ đại được khai quật tại di chỉ thành cổ Shiloh của người Do Thái.
Các
nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật trong khu vực được vài
năm, và mục tiêu không chỉ là tìm kiếm di tích Lều Hội Ngộ,
mà còn là tìm kiếm dãy tường phía nam của thành cổ Shiloh.
Việc
khám phá ra những chiếc bình này cho thấy vào thời cổ đại,
khu vực này từng được định cư đột xuất, đến nỗi những người
đó không có đủ thời gian để thu xếp hành lý của mình, và bỏ
lại nhiều thứ. Trong số những chiếc bình, các nhà khảo cổ
cũng phát hiện thấy một cái cốc gọi là kobatt, một dạng cốc
dùng trong nghi lễ.
Việc
phát hiện cốc kobatt ăn khớp với bệ thờ bằng đá được khai
quật trong khu vực một vài năm về trước có thể giúp các nhà
nghiên cứu tiến gần hơn đến vị trí chính xác của Lều Hội Ngộ
ở Shiloh.
“Đây
là một khám phá rất thú vị. Sự tàn phá bị gây ra có thể do
sự xâm chiếm của quân Philistine và vụ cháy tại Shiloh”, Hanina
Hizami, nhân viên điều phối khảo cổ tại Cục Quản lý Công dân
Israel, cho hay.
Một
lý do khác khiến các nhà khoa học cho rằng Lều Hội Ngộ trong
Kinh Thánh có thể nằm ở đâu đó quanh thành cổ Shiloh là dựa
trên một phát hiện thú vị từ vài năm về trước.
Các
nhà khảo cổ phát hiện thấy nhiều hố khắc trên mặt đất mà
tại đây có thể lắp khít các thanh xà dầm của một nhà ở tạm.
Gần các hố, ở phía bắc thành cổ Shiloh (còn gọi là Tel
Shiloh), nhiều cấu trúc được khai quật có niên đại ăn khớp với
giai đoạn Joshua lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất Israel cho
đến khi Vua David lên nắm quyền trị vì.
Một trong những cấu trúc này chứa các bình gốm, cùng với ba lò nướng bằng đất sét gọi là tabun.
Cần
tiến hành thêm nhiều cuộc khai quật nữa để xác định chắc
chắn liệu Lều Hội Ngộ có thật sự nằm ở Shiloh hay không.
Quý Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.