Thời
gian gần đây, hai cái tên của dòng phim kinh dị Việt là “Tết Ở Làng Địa Ngục”
và “Kẻ ăn hồn” đã tạo được sức hút mạnh mẽ đối với công chúng. Bên cạnh tình tiết
cuốn hút, bối cảnh ma mị cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công cho hai
bộ phim. Rất nhiều câu hỏi về tính thực hư được đặt ra xung quanh địa điểm này.
Không phải một sản phẩm kỹ thuật đồ họa hay kỹ thuật tạo bối cảnh giả, ngôi làng ma mị trong phim hoàn toàn là thật. Ngôi làng có tên Sảo Há, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là nơi sinh sống của dân tộc người Mông. Khung cảnh làng Sảo Há được nhiều du khách nhận xét là kì bí từ trong phim đến ngoài đời.
Làng
Sảo Há khi nhìn từ trên cao (Ảnh The Millennials Life)
“Ngôi
làng địa ngục” ngoài đời thật khó chinh phục
Vị
trí chính xác của làng Sảo Há là thuộc thôn Khó Chớ, xã Vần Chải, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang, cách thủ đô Hà Nội gần 300km. Trong tiếng Mông, Sảo Há có
nghĩa là “thung lũng trên cao”. Đúng như tên gọi, nơi đây xung quanh bốn bề bao
phủ bởi sương mù, nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, gần như là chốn biệt
lập.
Bất cứ du khách nào đặt chân đến cũng phải ấn tượng bởi độ hùng vĩ, hoang sơ và không kém phần ma mị, nhất là buổi sáng tinh sương và lúc chiều tà. Chính ekip đoàn phim “Tết ở làng địa ngục” cũng thừa nhận rằng: “Nơi này giống mô tả làng địa ngục trong sách đến 99%. Với khung cảnh hoàn toàn nguyên sơ, ngôi làng không có điện, nước và sóng điện thoại cũng không phủ tới”.
Làng
Sảo Há xuất hiện trong phim “Tết ở làng địa ngục” (Ảnh: Tết ở làng địa ngục)
Từ
huyện Yên Minh, đường đi đến ngôi làng phải vượt hết một con đèo trên tuyến đường
mang tên “Hạnh Phúc” dài gần 17 km với những khúc cua "tay áo", dốc
dài len lỏi quanh núi. Đến chân dốc Thẩm Mã, du khách phải tiếp tục rẽ phải đi
4km mới tới xã Vần Chải.
Anh Giàng A Phớn, một người dân địa phương chia sẻ: “Đường vào Sảo Há khá khó đi với đá lởm chởm, có những đoạn đường phải đi bộ, leo trèo vất vả. Những người già trong làng thường dặn khách tránh gọi tên nhau trong rừng già. Đầu khu rừng là một ngôi miếu đã có từ lâu đời, để thuận lợi vào rừng tham quan, người dân địa phương, du khách thường phải thắp hương xin phép thần rừng”. Sau khi vượt qua quãng đường khó k*hăn kể trên, du khách sẽ đặt chân được tới “ngôi làng địa ngục” ngoài đời thật.
Con
đường dẫn lên làng Sảo Há ngoài đời thực (Ảnh Núi Xanh)
Và
con đường xuất hiện trên phim “Tết ở làng địa ngục” (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Cả làng Sảo Há có khoảng 22 hộ sinh sống, tất cả đều mang chung dòng họ Vàng. Nét đặc trưng nhất của làng là những ngôi nhà truyền thống của người Mông, gọi là “trình tường”. Đây là những ngôi nhà có phần tường được ép đất dày, mái lợp ngói âm dương.
Bao
quanh toàn bộ khu vực nhà còn là dãy tường đá kiên cố, cao khoảng 1,5m. Những
viên đá đủ hình thù được khéo léo xếp khít nhau. Đặc biệt, dù chẳng có bất cứ vật
liệu kết dính nào, bức tường đá vẫn vô cùng vững chắc.
Theo lời kể của những người dân địa phương, hiện nay tại làng thậm chí có những ngôi nhà, những bức tường đã có tuổi đời lên tới hàng chục, gần trăm năm, phủ kín rêu xanh, bền vững qua năm tháng.
Những ngôi nhà hay còn gọi là trình tường đặc trưng của người Mông (Ảnh PSY Travel)
Các
vách tường đá vững chắc bao quanh ngôi nhà (Ảnh Báo Quảng Ninh)
Bên
cạnh đó, nét đẹp của làng Sảo Há còn được tô điểm bởi nếp sống chậm của người
dân nơi đây. Địa thế tương đối hiểm trở nên người dân trong làng sống theo
phương thức tự cung tự cấp. Họ tự chăn nuôi, trồng trọt với cây lạnh để dệt vải,
trồng ngô để làm mèn mén… Chính nếp sống này lại khiến những vị du khách khi đến
Sảo Há cũng như được sống chậm lại cùng người dân bản địa.
Hiện nay, chưa có công ty du lịch nào khai thác tour du lịch Hà Giang đến làng Sảo Há, nên du khách muốn khám phá hầu như sẽ đi tự túc. Với tất cả những đặc trưng trên, du khách có thể mường tượng được rằng đến đây là trải nghiệm cuộc sống thuần nguyên đúng nghĩa, sẽ không có bất cứ dịch vụ nào nên hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt. Theo nhiều khách du lịch chia sẻ, họ xin ngủ lại nhà người dân, số khác thì chọn phương án cắm trại theo đoàn bên rừng trúc.
Khung
cảnh thiên nhiên, nếp sống sinh hoạt hay văn hóa của người Mông là những điều
du khách có thể trải nghiệm ở làng Sảo Há (Ảnh Báo Quảng Ninh, Duyên dáng Việt
Nam)
Vẻ đẹp của làng Sảo Há không chỉ được tô điểm bởi khu rừng nguyên sinh cổ thụ, những ngôi nhà trình tường, mà còn có khu rừng trúc, hang Phỉ hay ngôi miếu cổ… Mỗi nơi lại có một truyền thuyết, câu chuyện riêng. Bởi vậy khi ghé thăm làng, du khách không chỉ được ngắm cảnh, hòa mình vào với thiên nhiên mà còn được lắng nghe, được tìm hiểu thêm về những câu chuyện, truyền thuyết đó.
Rừng trúc thơ mộng nơi nhiều đoàn khách lựa chọn cắm trại qua đêm (Ảnh: Plo)
Đến
làng Sảo Há vào mùa nào?
Thời
điểm lý tưởng nhất để khám phá làng Sảo Há là mùa xuân. Đây là thời điểm những
cây đào tự nhiên trong làng sẽ bung nở rực rỡ khiến cho không gian ngập tràn sức
sống và cực kỳ nên thơ. Mùa hạ và mùa thu thì ngôi làng sở hữu vẻ đẹp trong trẻo,
bình yên. Mùa đông là thời điểm không khuyến khích du khách ghé thăm nhất bởi
thời tiết có thể xuống đến âm 5 - 10 độ C và khung cảnh trầm mặc hơn.
Mới
đây, theo Trang Thông tin điện tử huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang; Đồng Văn dự định
đưa Khó Chớ và cụ thể là nhóm hộ Sảo Há vào danh sách các thôn cần được bảo tồn
giá trị truyền thống và khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch.
Thu
Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.