Trong quá khứ,người ta đã biết bịnh răng nướu làm tăng nguy cơ bịnh tim , nhưng các khảo cứu gần đây cho thấy vi khuẩn ( bactéria ) gây ra bịnh viêm nướu có thể cũng dính líu tới bịnh ALZHEIMER. Khảo cứu này được đăng trên báo SCIENCE ADVANCE của Mỹ ngày 23/01/2019.
Người
ta tìm thấy một loại vi khuẩn tên là Porphyromonas gingivalis, có thể di chuyển
từ nướu răng vào nảo, Một khi đã ở trong nảo, vi khuẩn tiết ra 1 enzyme gọi là
gingipain có thể phá huỷ các tế bào thần kinh trong nảo dẫn tới mất trí nhớ và
bịnh Alzheimer.
Trong
khảo cứu vừa kể, các khảo cứu gia tìm được bằng chứng để hiểu được diển tiến
trong nảo con người. Khi khảo sát nảo của 53 bịnh nhân chết vì Alzheimer, người
ta tìm thấy lượng cao của gingipain trong hầu hết các bộ nảo này. Họ cũng nhận
thấy lượng enzyme gingipain có khuynh hướng tăng cao dần ở những người bắt đầu
có triệu chứng si khờ (démentia).
Bước
thứ nhì của khảo cứu là tìm loại thuốc có thể ức chế enzyme gingipain để có thể
làm ngưng sự xuất hiện, hay ít nhất làm chậm sự tiến triển của bịnh Alzheimer.
Trong khi chờ đợi sự ra đời của thuốc, chúng ta có thể làm phần của mình bằng
cách chống bịnh viêm nướu với thói quen giử gìn vệ sinh răng miệng, chà răng nướu
( tôi xin nhấn mạnh chữ răng nướu, vì chính ở vị trí giữa răng và nướu bịnh bắt
đầu xảy ra ) hai lần một ngày, dùng dây kéo làm sạch kẻ răng, hẹn gặp nha sĩ để
khám phá các bịnh răng miệng để có thể chữa trị kịp thời.
Theo
PROHEALTH DENTAL:
Bịnh
si khờ (Démentia) do vi khuẩn gây ra trong vùng răng miệng có liên hệ tới bịnh
Alzheimer. Bịnh si khờ có nhiều dạng, 50%- 60% là bịnh Alzheimer, phần còn lại
là non-Alzheimer gồm nhiều nguyên nhân khác nhau : si khờ do mạch máu bị nghẻn
gây ra, Lewy body, hội chứng thuỳ trán- thuỳ thái dương
(syndrome fronto temporal), liên hệ bịnh HIV, bịnh Parkinson v.v.v…)
Bịnh
nướu răng ( viêm nướu-gingivitis ) khởi đầu bằng sự hình thành cao răng (
plaque ), sau đó sẽ thành vôi ( tartar ) các vi khuẩn sẽ bắt đầu mọc ở đó, nếu
bịnh nướu được điều trị sớm, có thể tránh được hậu quả là bịnh si khờ.
Nếu
như ngược lại, không được chữa trị, sẽ dẫn tới sự thoái hoá của nướu và mất
răng, vi khuẩn sẽ vào máu, tạo nên bịnh Alzheimer.
Một
khi đã bị bịnh Alzheimer, tình trạng sức khoẻ của răng miệng ngày càng tệ đi. Ở
giai đoạn đầu của bịnh Alzheimer, bịnh nhân còn tiếp tục giử gìn vệ sinh thường
thức nói chung kể cả vệ sinh răng miệng, như chà răng, hẹn
gặp nha sĩ…nhưng khi bịnh Alzheimer đã tiến triển, với sự giảm chức năng nhận thức, bịnh nhân sẽ quên hết các điều trên, do đó, cần
giúp họ ngừa bịnh răng nướu để tránh làm nặng thêm bịnh Alzheimer bằng cách dạy
cho người bịnh các lệnh ngắn gọn dể nhớ, giúp họ chà răng nướu ít nhất 2 lần một
ngày, chỉ họ cách chà răng nướu đúng cách, lấy hẹn nha sĩ cho người bịnh…
Tác giả hi vọng bài viết này có ích cho độc giả, giúp mọi người thấy được tầm quan trọng của việc giử vệ sinh răng miệng đối với sức khoẻ của chúng ta.
MONTRÉAL,
14/ 3 /2024.
BS
TĂNG QUỐC KIỆT.
Tài
liệu tham khảo :
The
link between the Alzheimer& Oral health ( Prohealth dental ) August /
2021.
Good
oral health may help protect against Alzheimer’s ( Harward health
publissing
Sept 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.