Trang

07/01/2017

Nhạc Sĩ Anh Bằng

Ns Anh Bằng tên thật là Giuse Trần An Bường (có lẽ ông “biến” chữ An Bường thành Anh Bằng) sinh năm 1925 tại Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1935, ông xa gia đình để học tại Tiểu chủng viện Ba Làng (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), rồi học trung học ở Hà Nội, sau đó theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống tại Saigon cho đến 1975. Ông đã sáng tác khoảng 850 ca khúc, và là người sáng lập Trung Tâm Asia vào năm 1981. Ông qua đời cuối năm 2015.

Ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ thơ. Các tác phẩm như “Nỗi lòng Người Đi”, “Nếu Vắng Anh” (phổ bài thơ “Cần Thiết” của thi sĩ Nguyên Sa), “Hoa Học Trò”, “Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ”,... đã được các ca sĩ Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Ngọc Lan thể hiện thành công.

Năm 1975, ông cùng gia đình sang Hoa Kỳ, và tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981–1990). Thời gian sau, ông cộng tác với Trung Tâm Asia. Thời gian ở hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể là Anh Còn Nợ Em (thơ Phan Thành Tài), Căn Gác Lưu Đày, Chuyện Giàn Thiên Lý, Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê), Kỳ Diệu, Mai Tôi Đi,... Từ cuối năm 2010, đã có một số ca khúc của ông được chính thức cấp phép tại Việt Nam: Người Tình Mùa Đông, Anh Còn Nợ Em, Tình Là Sợi Tơ, Chuyện Tình Lan và Điệp,...

Năm 1966, ông cùng Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm sáng tác nhạc, ký tên chung là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm gồm:

– Mở “Lớp Nhạc Lê Minh Bằng” tại 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Saigon. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).

– Thành lập ban nhạc “Sóng Mới”, chuyên trình diễn trên Đài phát thanh Saigon.

– Cố vấn cho hãng đĩa hát Asia của ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.

– Phụ trách việc tổ chức chương trình “Tuyển Lựa Ca Sĩ” hằng tuần tại rạp hát Quốc Thanh, do Đài phát thanh Saigon thực hiện.

– Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường,... Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là “Chuyện Tình Lan Và Điệp”.

Ông có nhiều ca khúc khác như Ai Bảo Em Là Giai Nhân, Anh Còn Yêu Em (thơ Phan Thành Tài), Áo Dài Quê Hương, Bài Thơ Đan Áo (thơ T.T.KH.), Bẽ Bàng, Biển Dâu, Bướm Trắng (thơ Nguyễn Bính), Căn Nhà Ngoại Ô, Chuyện Giàn Thiên Lý 1 (thơ Yên Thao), Chuyện giàn thiên lý 2 (thơ Yên Thao), Chuyện Hoa Sim (thơ Hữu Loan), Chuyện Hoa Tigôn (thơ T.T.KH.), Chuyện Một Đêm, Chuyện Người Con Gái Ao Sen, Chuyện Tình Hoa Mai (thơ Nguyễn Bính), Chuyện Tình Hoa Trắng (thơ Kiên Giang), Chuyện Tình Mùa Thu, Chuyện Tình Yêu, Cỗ Bài Tam Cúc (thơ Hồ Dzếnh), Đừng Nói Yêu Tôi, Giấc Ngủ Cô Đơn, Gõ Cửa (Một Lần Ghé Thăm), Gọi Anh Mùa Xuân (thơ Trần Mộng Tú), Hai Mùa Mưa, Hồi chuông xóm đạo (thơ Kiên Giang), Khóc Mẹ Đêm Mưa, Lạy Mẹ Con Đi, Lẻ Bóng, Mất Nhau Mùa Đông, Mộ Đời, Mưa Buồn, Mưa Chiều, Nam Xương Tiếng Khóc Đêm Mưa, Nếu Hai Đứa Mình (viết chung với Lê Dinh), Nếu Vắng Anh (thơ Nguyên Sa), Ngoại Ô Buồn, Người Thương Binh (thơ Thái Tú Hà), Người Tình Mùa Đông, Nhớ Saigon (viết chung với Trúc Giang), Nước Mắt Mẹ Tôi, Nước Mắt Một Linh Hồn, Qua Ngõ Nhà Em, Saigon Vẫn Mãi Trong Tôi (viết chung với Trúc Hồ), Sầu Lẻ Bóng 1, Sầu Lẻ Bóng 2, Sầu Lẻ Bóng 3, Tango Dĩ Vãng, Thăm Mộ Mẹ (thơ Lê Duy Phương), Trúc Đào (ý thơ Nguyễn Tất Nhiên), Truyện Kiều (ý thơ Nguyễn Du), Về, Vọng Cổ Ông Đồ,…

Trầm Thiên Thu

2 nhận xét:

  1. Được tem vàng nhà em rồi.
    :) Ns Anh Bằng có nhiều bài chị thích lắm :)
    https://2.bp.blogspot.com/-eESFlJD7pQY/WGfaPjHsRtI/AAAAAAAAJOY/rnvtFIoHLxkas9EDl0hZn6moOEeEnohkwCLcB/s400/ezgif.com-9290926b6a.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc Chị luôn vui vẻ.
      https://i.pinimg.com/originals/22/2f/5a/222f5a81741f3fd0e2cd19426d872613.gif

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.