Có phải là bia Đức tất cả các loại đều có hương vị giống nhau?
Bia Đức nổi tiếng trên khắp thế giới và nó được biết đến là có một lịch sử sâu sắc, có chủng loại phong phú, và có vị thanh nhẹ rất ngon. Tuy nhiên kết quả kiểm tra bia gần đây cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu bia khác nhau bởi lẽ người ta gặp khó khăn trong việc phân biệt các loại với nhau nếu như chỉ nếm qua vị của nó.
Theo thống kê Đức có 1388 công ty bia kinh doanh các thương hiệu bia khác nhau với trên 6000 chủng loại. Khu Bayern nơi có 600 nhà máy bia là khu liên bang có các nhà máy bia tập trung đông đúc nhất ở Đức. Tiếp đến là khu Baden-Württemberg có khoảng 200 nhà máy bia ở đó. Tất cả các nhà máy bia chủ yếu tập trung ở 2 khu này. Thực tế là ngoài mấy trăm thương hiệu bia thông thường trên thị trường mà chúng ta thấy thì số còn lại chúng ta không biết hết được và trong số các loại bia này thì có 60% là được sở hữu bởi 1 số ít các công ty bia lớn.
Tiêu chuẩn hoá sản xuất giúp tạo ra hương vị đồng nhất
Gần đây đài truyền hình thứ 2 của Đức phát sóng 1 chương trình lấy bia làm chủ đề tiến hành so sánh hương vị các loại bia. Chương trình này mời 1 vài tình nguyện viên đến huyện Oberfranken ở khu Bayern để uống thử các loại bia thông thường. Và nếu nói về việc uống thử bia thì có thể gọi các cư dân ở nơi này là các bậc thầy lão luyện. Nơi đây có lượng tiêu thụ bia bình quân của 1 người vào mỗi năm lên đến 280 lít, vì vậy nó là địa phương giữ vị trí số 1 trên toàn nước Đức về lượng tiêu thụ bia.
Trong chương trình này, các tình nguyện viên tham gia vào 1 bài test gọi là Blind test (test che giấu thông tin của sản phẩm như tên sản phẩm, nơi sản xuất, thời điểm sản xuất, v.v.) về các thương hiệu bia thường được thấy trên thị trường. Trong tình trạng hoàn toàn không hề biết gì về thông tin các thương hiệu bia khác nhau, họ được yêu cầu nếm thử chúng. Sau đó chương trình yêu cầu họ phân biệt hương vị các loại bia khác nhau qua các thời kỳ. Bài Blind test này cũng được tiến hành ở trong phòng thí nghiệm nhưng cũng không tìm ra được sự khác biệt như thế nào giữa các loại bia của các thời kỳ khác nhau.
Các nhân viên cũng không phát hiện ra sự khác biệt lớn giữa những loại bia sau khi phân tích mức độ đắng và lượng mạch nha có trong bia. Theo như chương trình phân tích thì điều này xảy ra là do phần lớn các loại bia bán trên thị trường được sản xuất 1 số lượng lớn thông qua dây chuyền sản xuất đồng nhất. Anh Joseph Whitman, 1 người nông dân trồng hoa bia nói anh bán nhiều chủng loại hoa bia nhưng trong số đó 2 loại hoa bia anh bán được nhiều nhất là 2 loại tiêu chuẩn Hercules và Magnum. 2 chủng loại này gần như chiếm phân nữa trong ngành nuôi trồng hoa bia. Chính vì vậy mà hương vị và mùi vị của nhiều loại bia trở nên tương tự nhau. Theo anh ấy thì đây là hiện tượng làm đồng nhất chất lượng tất cả sản phẩm giống như cách thức của McDonald.
Đương nhiên xét về mặt tiêu thụ thì ưu điểm của việc sản xuất số lượng lớn là giá cả theo đó trở nên rẻ đi. Thậm chí giá cả của 1 loại bia nào đó còn rẻ hơn cả giá nước.
Xu thế giảm lượng tiêu thụ bia ở Đức
Để làm hài lòng khẩu vị của nhiều người, trên thị trường tồn tại 1 loại bia là bia hỗn hợp. Nghĩa là người ta thêm vào bia lemon soda hay là sprite radler. 1 cuộc điều tra gần đây cho thấy xu thế tiêu thụ bia bình quân của người Đức có chiều hướng liên tục giảm. Năm 2005, lượng tiêu thụ bia bình quân của người Đức là 111 lít nhưng vào năm 2015 giảm xuống còn 98.4 lít. Sự thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm lượng tiêu thụ bia. Hiện tại trên thị trường liên tục xuất hiện không ngớt nhiều loại thức uống hỗn hợp và nhiều người lựa chọn các thức uống khác thay thế cho bia.
Đạo luật mang tên “Reinheitsgebot” (nghĩa là tinh khiết, nguyên chất) từ lúc được ban hành cho đến nay đã được 500 năm chưa? Năm nay nước Đức chào đón năm thứ 500 từ lúc luật “Reinheitsgebot” được công bố ra xã hội. Theo như quy định của đạo luật này thì nhà sản xuất bia trên toàn nước Đức phải sử dụng chỉ các nguyên liệu như hoa bia, mạch nha, men bia, và nước; không được thêm các chất phụ gia nhân tạo khác vào. Nếu vậy sẽ có thể giữ được tính thuần khiết nguyên chất của bia. Thậm chí Đức còn đăng ký đạo luật này lên tổ chức Unesco như là di sản văn hoá vô hình thế giới.
Đạo luật này đã tác động đến 1 phần tâm lý của người Đức. Năm 1987, một tòa án ở Châu Âu cho rằng đạo luật đã làm hạn chế ngành công nghiệp bia, đặc biệt nó xâm hại đến tự do giao dịch bia được sản xuất ở các nước Châu Âu khác; đồng thời cũng phủ định là các chất phụ gia nhân tạo trong bia có tính gây hại. Hiện tại trên thị trường có thể thấy nhiều loại bia đều có chứa chất phụ gia như phẩm màu, chất ngọt và đường. Đương nhiên vẫn còn tồn tại các xưởng cất bia truyền thống tuân theo đạo luật “Reinheitsgebot”.
Bí quyết thưởng thức bia ngon
Lúc thưởng thức bia, tuỳ theo chủng loại bia phải sử dụng các ly (đựng) bia khác nhau; và trước khi rót bia vào ly nên dùng nước đá tráng qua ly. Về cách rót bia cũng tồn tại nhiều cách. Lúc bắt đầu rót bia, nghiêng ly bia 1 góc khoảng 45 độ và phải rót bia từ điểm chính giữa mặt đứng phía trong ly bia cho bia chảy xuống. Phải như vậy thì bia mới hấp thụ đủ không khí để tạo ra 1 lượng bọt bia vừa phải hợp lý. Lúc rót bia được 1/3 cho đến mốc phân nữa ly thì dựng ly bia lên sao cho bia trong ly song song với mặt phẳng bên dưới ly.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.