Đêm nhạc của ca sĩ Hải ngoại Khánh Ly diễn ra vào tối ngày 2/12 tại Sài Gòn đã diễn ra trong không khí vô cùng vắng vẻ trước sữ ngỡ ngàng của Khánh Ly. Đây có lẽ là lần đầu tiên bà thấy lượng người đến xem mình hát vắng nhất chưa từng thấy. Phải nói rằng thị hiếu âm nhạc của người Sài Gòn ngày nay không còn có nhã hứng xem 1 bà già hát hò với giá vé cắt cổ và nhiều chuyện như thế này nữa. Live concert của Khánh Ly đánh dấu sự trở lại của bà sau hơn 40 năm xa Sài Gòn không đông khán giả như kỳ vọng. Live concert in Sài Gòn của Khánh Ly được tổ chức tại Nhà thi đấu Quân khu 7, TP.HCM vào tối 2/12. Đêm nhạc có thể sẽ thành công vượt ngoài mong đợi nếu ban tổ chức không bán vé quá đắt.1/2 sân khấu bỏ trống trước giờ G
Trước khi live concert diễn ra, Sài Gòn bất chợt hứng trọn cơn mưa lớn khiến nhiều người e ngại thời tiết sẽ làm khán giả chùn chân dù chương trình diễn ra ở Nhà thi đấu. May mắn, cơn mưa dừng đúng lúc Tuy nhiên, lẽ ra việc tổ chức đêm nhạc nên diễn ra ở một không gian nhỏ hơn sẽ vừa vặn.
Sức chứa của Nhà thi đấu Quân khu 7 lên đến 4.000 người, điều này cho thấy tham vọng của ban tổ chức trong đêm nhạc Khánh Ly. Với giá vé dao động từ 600.000 đồng– 2,5 triệu đồng, không phải ai cũng đủ điều kiện để xem.Vì thế đến 20h30, chương trình sắp diễn ra nhưng lượng khán giả trên sân khấu chỉ hơn một nửa. Điều này khiến nhà sản xuất không giấu vẻ hoang mang. Những hàng ghế trống từ khu VIP đến khán đài khá nhiều.
Khánh Ly nhiều lần bật khóc trong đêm nhạc
Sau khi đêm nhạc bắt đầu khoảng gần 30 phút, người hâm mộ bắt đầu dồn lên và tràn vào, phần nào giúp không khí live concert đỡ loãng.Nhiều ý kiến cho rằng nếu dời về Nhà hát thành phố, lượng khán giả ít hơn nhưng sẽ đảm bảo không khí ấm cúng và sự sang trọng cần thiết của đêm nhạc Khánh Ly.
Nữ hoàng chân đất tuổi 71 nguyện được chết trên sân khấu Sân khấu được thiết kế tối giản nhằm giúp giọng hát Khánh Ly bay cao. Bà xuất hiện giản đơn và cất cao tiếng hát trong ca khúc Diễm Xưa, Hạ trắng.Sau 2 tiết mục mở đầu, bà chọn cách tâm tình với khán giả mà không cần MC dẫn dắt. “Tôi đi xa Sài Gòn đã 40 năm nhưng xin mọi người nhớ cho áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”, bà xúc động nói. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn gắn liền với cuộc đời của Khánh Ly. Bởi thế, sự gần gũi và gắn kết ấy được bà thể hiện rất bình dị trong Tuổi đá buồn hay Dấu chân địa đàng.
Bà bảo mình đã già, đã bước qua tuổi 70 vẫn cố gắng để hát. Bởi con tằm phải rút hết tơ và dù nếu có nằm xuống, bà sẽ mỉm cười trong thanh thản. Bà biết cuộc đời chỉ là cõi tạm, bà đang ở trọ cuộc đời giống “con cá ở trọ trong khe nước”. Từng câu chuyện nhỏ được Khánh Ly dẫn vào bài hát bằng sự tinh tế và thu hút người xem. Sự hoài niệm với âm nhạc Trịnh Công Sơn được bà dẫn dắt khéo léo trong các ca khúc gắn liền với tên tuổi của mình. Ở trọ cũng thế.
Ở phần 2, “Nữ hoàng chân đất” kể về chiến tranh tang thương bằng những bài hát: Một buổi sáng mùa xuân, Ca dao mẹ, Chờ nhìn quê hương… Xuyên suốt chương trình, ở tuổi 71 ấy, dù dấu hiệu của sự khắc nghiệt thời gian đã xuất hiện khiến sức khỏe của bà có phần hao hụt, nhưng Khánh Ly vẫn nguyện được trút hơi thở trên sân khấu khi bà đang hát.
Bởi thế, 15 ca khúc được bà thể hiện thấm đượm chữ tình khiến người xem xúc động. Cuộc đời là những cuộc hẹn bất thành.
Ngoài âm nhạc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly còn bày tỏ sự yêu mến với nhiều nhạc sĩ khác. Bà tâm sự cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn còn nợ mình lời hứa, họ hẹn nhau khi nào anh em gặp lại, ông sẽ đàn cho bà hát. Thế mà ông lại ra đi còn bà thì không về kịp. Ông từng nói ông sáng tác bài Không để “tặng cho mi” nhưng bà biết mình chỉ là người đầu tiên hát ca khúc này.
Nhưng trong số sáng tác của cố nhạc sĩ, bà lại yêu mến Tình khúc chiều mưa nhiều nhất bởi “có những người dù ra đi vẫn còn ở lại tâm trí của bao người”. Trên màn hình hiện ra hình ảnh cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm đàn đã khiến nhiều người xúc động.Giám đốc âm nhạc Nguyễn Quang, con trai của ông tiếp bước phím đàn của cha bằng tất cả sự thăng hoa về cảm xúc và dường như anh cũng trút hết sức lực vào đó. Khánh Ly còn bảo mình lỡ nhiều cuộc hẹn, trong đó có lần duy nhất được gặp cố nhạc sĩ Thanh Bình nhưng cuộc gặp lần nữa vẫn “vô duyên”. Bà bảo thành ra “cuộc đời là những cuộc hẹn không thành”. Thế nên, ca khúc Tình lỡ được bà gửi trọn niềm tin yêu.
Bài tango cho em và Tango dĩ vãng không đủ làm nên sắc màu âm nhạc mới của Khánh Ly nhưng được bà thể hiện sự trân trọng dành cho cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lam Phương.
Dẫu vậy, âm nhạc của Trịnh Công Sơn lần nữa ôm trọn tinh thần của live concert. Bà trân quý những kỷ niệm và cả các ca khúc của ông với: Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay.
“Ngày còn sống, ông Sơn nói Mai cứ sống với cả tấm lòng của mình. Tôi tự hỏi khi nói câu đó, ông có quá ngây thơ không. Thế mà, suốt nửa thế kỷ qua, đi theo người ngây thơ đó và sống với điều ông đã dặn. Tôi không phải người tử tế lắm đâu nên xin được làm những điều tốt đẹp để mình được tử tế”, bà thì thầm. Và thông điệp ấy được gửi vào ca khúc Để gió cuốn đi. Trước khi khép lại chương trình, Khánh Ly bảo “chắc chúng ta phải chia tay nhau thôi” và cùng nhiều ca sĩ khác gửi trọn tình yêu qua Nối vòng tay lớn.
Dù vậy, vẫn không một ai ra về, họ nán lại sân khấu để tặng hoa, để gặp Bà.
Khuyết Danh
Em có đi xem không?Chị thì chẳng bao giờ có điều kiện!chỉ xem trên màn hình thôi :)
Trả lờiXóahttps://4.bp.blogspot.com/-pEGnO7seWBs/V77oFu_qVYI/AAAAAAAAJBs/An6Z6lcxQLwbSYU0xkq8IopWO4ZhX8LSQCLcB/s640/ezgif.com-add-text.gif
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/2013-Christmas-Wallpaper-7_zps62e761c9.jpg
XóaEm mới biết, có thấy quảng cáo gì đâu. Có biết chắc em cũng không đi. Thật tình, Khánh Ly bây giờ hát không hay như xưa.