Cuộc
đời là vậy, rất nhiều người cố gắng chạy theo, cưỡng cầu những thứ không thuộc
về mình, thậm chí là đánh đổi tất cả để đạt được thứ đó. Nhưng rồi kết quả vẫn
“trắng tay”.Điều này chẳng phải thật đáng tiếc hay sao?
Vào
thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Một hôm có một vị Bà La Môn vận dụng
công năng, hai tay cầm hai chiếc bình hoa tiến đến dâng tặng Phật Thích Ca Mâu
Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với vị người Bà La Môn rằng: “Buông!”.
Vị
Bà La Môn này lập tức đặt chiếc bình hoa bên tay trái xuống mặt đất.
Phật
Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Buông!”.
Vị
Bà La Môn kia lại đặt chiếc bình hoa bên tay phải xuống mặt đất.
Nhưng
Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục nói: “Buông!”.
Vị
Bà La Môn cho rằng trên hai tay của mình đã không còn thứ gì cả liền hỏi lại:
“Thưa ngài! Trên hai tay con đã trống trơn rồi không còn gì có thể buông được nữa.
Vì sao ngài vẫn bảo con phải buông? Con thật không hiểu!”.
Phật
Thích Ca Mâu Ni lúc này mới giải thích: “Kỳ thực, ta cũng không bảo con phải
buông bình hoa kia. Điều ta muốn con buông bỏ chính là lục căn (buông bỏ những
điều mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức thấy), lục trần và lục thức. Bởi vì
chỉ khi nào buông bỏ được những điều này thì mới giải thoát được mình khỏi luân
hồi sinh tử!”.
Đức
Phật biết rằng chúng sinh ngập chìm trong mê mờ, cố chấp, không chịu buông bỏ
tâm tham, sân, si nên đã giảng ra nhiều đạo lý. Chỉ cần con người ngộ ra là có
thể được đắc Đạo giải thoát. Trăm ngàn năm qua, người có thể chuyển mê thành ngộ
trên thế gian hỏi được mấy ai?
Nhịp
sống hiện đại khiến con người quay cuồng lo toan và tất bật với miếng cơm manh
áo để sinh tồn. Do đó để tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải là điều
dễ dàng. Bởi vậy, có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn
nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Đơn giản là vì họ luôn phải căng thẳng,
đấu tranh để giữ lấy những gì mà mình đang có.
Con
người chính là tồn tại trong từng hơi thở, vậy sao cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn
trong u mê và phiền não. Trên thế gian này, rất nhiều người cố chấp việc truy cầu
những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà chấp nhận đánh mất hạnh phúc
trước mắt, điều này chẳng phải thật đáng tiếc hay sao?
Đức
Phật dạy rằng, khổ nạn của con người thường bắt nguồn từ tham, sân, si. Vì vậy,
trong cuộc đời, nếu như ta biết buông bỏ những điều khiến ta không hạnh phúc,
thì ta nhất định sẽ được thanh thản, an nhiên. Buông bỏ chính là một loại trí
huệ, biết buông bỏ mới có thể hạnh phúc!
ST
Buông bỏ THAM - SÂN - SI thiệt khó!
Trả lờiXóaÔi, con ong! :(
http://file.vforum.vn/hinh/2013/12/hinh-anh-hoa-xuan-2.jpg
Buông bỏ, Năm mới Buông bỏ
Xóahttps://image1.thegioitre.vn/2018/08/18/let-it-go.jpg