Trang

27/01/2019

Lục Súc Tranh Công - THỈ (Lợn, Heo)


THỈ (Lợn, Heo)

Chú gà chớ lung lăng múa mỏ,
Giữ, có ngày cắn cổ chẳng tha!
Ghét thương thì mặc lượng chủ nhà,
Chớ thóc mách kiếm lời phỉ báng.
Như các chú lao đao đã đáng,
Heo thong dong ăn nhảy mặc heo.
Nội hàng trong lục súc với nhau,
Ai sánh đặng mình heo béo tốt?
Vua ngự lễ Nam giao đại đột,
Phải có heo mới gọi tam sanh,
Đừng đừng quen lời nói lanh chanh,
Bớt bớt thói chê ai ăn ngủ,
Kìa những việc hôn nhân giá thú.
Không heo ra, tính đặng việc chi?
Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
Cũng không thấy một người thấp thoáng.
Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
Phải chăng, chăng phải,
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi,
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước.
Bởi gà nhỏ nói lời lấn lướt,
Nên phải phân ít chuyện mà nghe.
Dễ heo nào có dạ dám khoe?
Khắn khắn cũng lo làm việc phải.
Heo cũng biết đền ơn báo ngãi,
Heo cũng hay tiêu họa, trừ tai,
Toái thân phấn cốt chi nài?
Nát thịt tan xương bao quản?
Lòng thờ chủ ngay đà tỏ rạng.
Thân mình này ví bẵng như không.
Tại chú gà lời nói khùng khùng,
Mới sinh sự so đo trường đoản.

KẾT

Vậy chủ bèn phân đoán,
Phê một câu khúc tận kỳ tình:
Gà biết chữ xả sinh thủ ngãi;
Heo đặng câu tịnh sinh, tịnh dục.

Nhân rảnh thảo ra một lúc,
Chép ra cho rõ sự đời,
Sự này cũng sự nói chơi,
Ai muốn thì đọc mà cười cho vui!

LỜI BÀN

Truyện ngụ ngôn này gần gũi với con người cả về những con người vật và bài học sống mà truyện muốn nhắc nhở.

Ai cũng có một gia đình, chung nhà ở và chung bàn ăn mà sao lại tranh giành quyền lợi? Không nhường nhịn là ÍCH KỶ và THAM LAM, đối nghịch với hai nhân đức cần thiết là KHIÊM NHƯỜNG và BÁC ÁI – nghĩa là đối nghịch với Thiên Chúa. Từ gia đình cho tới xã hội và Giáo Hội, ai cũng tự nhận mình hơn người và giành phần lợi cho mình, chắc chắn KHÔNG BAO GIỜ có hòa bình đích thực vì không có công lý. Chỉ vì mưu mô, tham tàn mà xã hội ngày nay đang tự hủy hoại.

Thiết tưởng cũng nên lưu ý: Ngụ ngôn không là dụ ngôn, nhưng dụ ngôn cũng có thể là ngụ ngôn. Hai danh từ này có nghĩa tương đương nhưng cũng có nghĩa khác nhau.

Ngụ ngôn (Anh: parable, fable; Pháp: parabole, fable) là một câu chuyện ngắn, đơn giản, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mang tính hoang đường, truyền thuyết, hư cấu, “bịa” ra như chuyện phiếm, nhưng vẫn có bài học luân lý, mang tính giáo dục, răn đời; các nhân vật thường là vật hoặc con vật được nhân cách hóa, các nhân vật cũng có thể là người hoặc thần linh.

Dụ ngôn (parable, parabole) cũng là một câu chuyện ngắn, đơn giản, bằng văn xuôi, nhưng khác là mang tính bí ẩn, mang tính tục ngữ, đặc biệt là mang chiều kích tâm linh. Chúa Giêsu dùng thể loại này, tức là Ngài dùng thể loại “dụ ngôn” chứ không dùng “ngụ ngôn”. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn, không dùng ngụ ngôn, để minh họa chân lý với các hình ảnh dưới thế nhưng mang ý nghĩa trên trời.

Trầm Thiên Thu  Sưu tầm

4 nhận xét:

  1. Tuyệt vời!
    :)

    https://2.bp.blogspot.com/-8KMY2m6nTSc/XBh6fhEWF2I/AAAAAAAAKzU/D5qNpd2WpFQGkT05Po4L8mKnd7t1wRCjgCLcBGAs/s1600/Cau-doi-1.png

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://hoavandecaltrangtri.files.wordpress.com/2016/01/nhung-cau-lien-dep-ngay-tet-12.jpg?w=765&h=380&crop=1

      Xóa
  2. Năm mới Kỷ Sửu sắp đến, em chúc Anh và Gia đình luôn vui khỏe, vạn sự như ý và hạnh phúc nhiều nhiều, ạ!

    https://i.pinimg.com/originals/76/0c/a3/760ca3af542f33b5bf547394815d9a56.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kỷ Sửu 2 năm nữa mới đến em ơi!
      https://truongdongha2.files.wordpress.com/2013/02/cau-doi.jpg

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.