Trang

30/09/2021

Phim về '39 người Việt chết ở Anh' dự thêm 3 liên hoan phim quốc tế

    Theo thông tin từ Việt Nam News và tác giả - nhà báo Paul Kennedy, phim tài liệu Một năm sau thảm kịch xe tải Essex vừa được chọn trình chiếu tại 3 sự kiện điện ảnh quốc tế, gồm Liên hoan phim quốc tế Druk ở Bhutan, Liên hoan điện ảnh Virgin Spring ở Ấn Độ và Lễ hội điện ảnh thế giới ở Singapore.

Một năm sau thảm kịch xe tải Essex do 2 nhà báo Paul Kennedy và Hồ Hoàng cùng bộ phận đa phương tiện của Việt Nam News thực hiện. Phim dài gần 30 phút, kể về cuộc sống của những gia đình Việt Nam mất người thân sau thảm kịch xe tải ở Essex, nước Anh vào năm 2019.

Đầu tháng 9, bộ phim được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Pune ở Maharashtra, Ấn Độ từ ngày 9 đến 10-10. Do dịch bệnh COVID-19, các tác giả không thể ra nước ngoài để tham dự liên hoan phim.


Hình ảnh trong phim One year on the Essex lorry tragedy (Một năm sau thảm kịch xe tải Essex) - Ảnh: VIỆT NAM NEWS

Paul Kennedy - giám đốc sản xuất của phim Một năm sau thảm kịch xe tải Essex - cho biết ông vô cùng tự hào khi tác phẩm của mình và cộng sự tham dự 4 liên hoan phim quốc tế.

Đầu năm nay, phim tài liệu Một năm sau thảm kịch xe tải Essex cũng nhận được sự khen ngợi từ Liên hoan phim ngắn Đông Nam Á.

Nhà báo Paul Kennedy nhấn mạnh bộ phim sẽ không thể thực hiện được nếu các gia đình không hợp tác và đồng ý cho nhóm làm phim phỏng vấn. Ông ca ngợi sự "trung thực và dũng cảm" của họ. 

"Những lời khen tặng là chúng tôi thay mặt họ đón nhận", ông Kennedy nói.

ST


 

 

29/09/2021

Lương Thiện.

    


 

Những người mang sẵn trong mình dòng máu thiện lương, là những người được Thượng đế tặng cho món trang sức quý báu nhất, lấp lánh nhất.

Năm 1963, một cô bé tên Mary Benny viết thư cho "Diễn đàn báo Chicago", bởi vì cô bé thật sự không hiểu, tại sao cô giúp mẹ đem bánh ngọt đã nướng chín dọn lên bàn ăn , luôn chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa, học luôn được điểm cao thì chỉ nhận được một lời khen "con ngoan", mà David – em của cô cái gì cũng không làm, chỉ biết gây sự, học hành cũng không tiến bộ, lại nhận được một chiếc bánh ngọt.

Cô bé muốn hỏi rằng Thượng Đế có công bằng không? Tại sao khi ở nhà hoặc trên trường, cô luôn nhìn thấy những đứa trẻ ngoan như cô bị thượng đế bỏ quên? Tại sao những đứa trẻ rất ngoan, nhưng hễ làm sai một điều gì đó thì luôn nhận được sự "giáo huấn" khắt khe hơn, còn những đứa trẻ bướng bỉnh, khó bảo thì lại hay được nhân nhượng hơn?

Syracuse Custer là người chủ nhiệm chuyên mục nhi đồng của "Diễn đàn báo Chicago", mười mấy năm qua, ông đã nhận được không dưới 1.000 bức thư liên quan đến "Thượng Đế tại sao không khen thưởng người tốt, tại sao không trừng phạt người xấu?" .

Mỗi khi hủy đi một bức thư như vậy, trong tâm ông lại vô cùng nặng nề, bởi vì ông không biết trả lời vấn đề đó như thế nào. Ông không tìm được một câu trả lời thấu đáo nhất để giải thích cho tâm hồn còn non nớt của lũ trẻ về những vấn đề chúng thắc mắc. Ông e sợ nếu không nhận được một lời giải đáp thỏa đáng, bọn trẻ có thể sẽ có những suy nghĩ sai lệch về người tốt- kẻ xấu, dần dà, có thể sẽ hướng chúng theo những thái độ tiêu cực.

Đang lúc ông không biết trả lời thư của Mary thế nào cho tốt, thì một người bạn mời ông đi dự hôn lễ. Có lẽ cả đời ông sẽ luôn cảm ơn hôn lễ đó, bởi vì trong buổi hôn lễ, ông đã tìm được đáp án, hơn nữa đáp án này đã khiến ông nổi tiếng chỉ trong một đêm.

Syracuse Custer nhớ lại hôn lễ kia: Sau khi mục sư chủ trì nghi lễ xong, đến lúc cô dâu và chú rể tặng nhẫn cho nhau, nhưng không biết trời đưa đất đẩy làm sao mà đeo chiếc nhẫn vào tay phải của nhau.

Vị mục sư nhìn thấy việc này, kín đáo nhắc nhở: Tay phải đã hoàn mỹ rồi, ta nghĩ hai con tốt nhất hãy đeo nó bên tay trái.

Syracuse Custer nói rằng lời nói đầy ẩn ý của mục sư đã giúp ông hiểu ra. Tay phải trở thành tay phải, bản thân nó đã vô cùng hoàn mỹ, nên không cần đeo đồ trang sức bên tay phải nữa. Những người tốt kia, sở dĩ thường bị xem nhẹ, không phải bởi vì họ đã vô cùng hoàn mỹ sao?

Ngay sau đó, Syracuse Custer đã đưa ra kết luận:

Thượng Đế cho tay phải trở thành tay phải, chính là khen thưởng lớn nhất đối với nó, cũng vậy, Thượng Đế cho người lương thiện trở thành người lương thiện, chính là khen thưởng lớn nhất đối với bản thân họ. Bởi người có tấm lòng lương thiện luôn là người có tâm hồn lành lặn, an nhiên và tươi đẹp nhất.

Sau khi Syracuse Custer phát hiện ra chân lý này, ông rất đỗi vui mừng, ông lập tức viết một bức thư lấy tựa đề "Thượng Đế cho con trở thành cô bé ngoan, đã là khen thưởng lớn nhất cho con đấy!" gửi trả lời cho Mary Benny, sau khi bức thư được đăng lên "Diễn đàn báo Chicago", không lâu sau, đã được hơn 1.000 tờ báo ở Mỹ và Châu Âu đăng lại, hơn nữa, ngày quốc tế thiếu nhi hàng năm họ đều đăng lại bài báo này.

Gần đây, có một người đã đọc được bài báo đó, sau khi đọc ông đã viết lại trên blog cá nhân của mình rằng: "Dân gian có câu ngạn ngữ: "Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, mà chỉ là thời điểm chưa tới". Nếu mỗi người đều trồng một đóa hoa sen trong lòng, thế thì cũng chính là trồng xuống cả từ bi. Chúng ta chỉ cần dùng ánh nắng và mưa móc tưới thẫm cho nó, dùng tấm lòng lương thiện và tình cảm nuôi dưỡng nó, thì sẽ bừng nở đóa hoa tinh khiết. Tôi đã từng vì nhìn thấy người ác quá lâu không bị báo ứng mà cảm thấy nghi ngờ. Bây giờ tôi đã hiểu ra, bởi vì "để cho người ác trở thành người ác, chính là sự trừng phạt của Thượng Đế dành cho họ".

Người làm điều thiện, phúc dù chưa đến, họa đã rời xa; người làm ác, họa dù chưa đến, phúc đã rời xa. Mỗi một con người khi sinh ra đều lương thiện, chỉ vì nhập thế quá lâu, trải qua quá nhiều chuyện, tiếp xúc với quá nhiều người, mới không còn giữ được sự từ bi trong tâm tính. Đây là một quá trình từ lạ lẫm đến quen thuộc, từ giản đơn đến phức tạp, cũng là con đường đời người buộc phải đi qua.

Có những người, vòng qua mấy ngã rẽ, lại gặp lại bản thân lúc ban đầu, nhặt về sự giản đơn, thuần khiết, trong sáng và nhân hậu trong quá khứ. Có những người, trăm chuyển nghìn hồi mới có thể giác ngộ tự nhận thức. Những người mang sẵn trong mình dòng máu thiện lương, là những người được Thượng đế tặng cho món trang sức quý báu nhất, lấp lánh nhất.

Sưu tầm

 

28/09/2021

Bà lão 87 tᴜổi tóm tắt bí qᴜyết kɦôпg gιà: Một câᴜ ᵭơп giảп thức tỉпh triệᴜ пgười

 

Một cụ bà 87 tυổi, câυ nói của bà khiến vô số пgườι trên ṭhế giới phải bội phục: “cҺúng ta кɦôпg vì già mà ngừng cҺơi, cҺúng ta già vì ngừng cҺơi.”

 Nước Mỹ có một bà lão tên Rose, bà rất ṭhícҺ học, ở tυổi 87, bà đã đạt được ước ngυyện của mình khi nhận được giấy ṭhông báo nhập học.


Ngày đầυ tiên nhập học, giáo sư yêυ cầυ mọi пgườι tự giới ṭhiệυ về mình và làm qυen cҺo mình một пgườι bạn mới.

Bà Rose trông ṭhấy một cҺàng ṭhanh niên đẹp trai, bà nhẹ nhàng vỗ vào vai của cậυ, nói: “Hi, cҺàng đẹp trai, bà là Rose, năm nay 87 tυổi, có ṭhể ôm cҺáυ một cái кɦôпg?”

CҺàng trai ngạc nhiên nhưng rồi cũng “hùa” ṭheo: “Tất nhiên rồi ạ!”, saυ đó đùa bà Rose: “Tυổi bà “nhỏ” vậy sao vẫn còn đi học?”

Bà Rose cũng hài hước trả lời: “À, bà dự định vào đây câυ vài “con cá vàng” rồi sinh mấy đứa con, saυ khi nghỉ hưυ ṭhì đi dυ lịcҺ vòng qυanh ṭhế giới ý mà.”

Trong sυốt một năm học, bà Rose, một пgườι với tính cácҺ ṭhân ṭhiện và hài hước đã trở nên nổi tiếng khắp trường, bất kể đi đâυ bà cũng có ṭhể Ԁễ Ԁɑ̀пg kết bạn với пgườι khác.

Dù tυổi кɦôпg còn nhỏ nữa nhưng bà vẫn rất biết cҺăm cҺút vẻ ngoài, lυôn trang điểm ăn vận rất gọn gàng đúng thời trang khi ra ngoài.

Khi học kì kết ṭhúc, trường học mời sinh viên “trẻ” này lên phát biểυ, và đó là một bυổi phát biểυ rất khó qυên.


Khi пgườι dẫn cҺương trình giới ṭhiệυ xong, bà Rose cҺυẩn bị phát biểυ ṭhì tờ giấy trên tay bà bỗng rơi xυống đất, trong vài giây, bà Rose cảm ṭhấy mắc cỡ, tυy nhiên, vài giây saυ bà ngay lập tức trấn tĩnh, cầm mic nhẹ nhàng nói:

“Rất xin lỗi, tôi gần đây hay đánh rơi đồ, vừa rồi trước khi lên sân khấυ vốn dự định υống tý bia để lấy dũng khí, ai dè υống nhầm whisky (một loại rượυ mạnh).кɦôпg ngờ cái ṭhứ rượυ đó lại đùa cái mạng già này của tôi, giờ tôi кɦôпg nhớ mình định nói gì nữa rồi, ṭhôi ṭhì để tôi nói những điềυ ṭhân ṭhυộc nhất với mình vậy.”

Trong tiếng hoan hô của mọi пgườι, bà Rose nói ra câυ nói đánh động cả ṭhế giới:

“cҺúng ta кɦôпg vì già mà ngừng cҺơi, cҺúng ta già vì ngừng cҺơi.

 

CҺỉ có một bí qυyết có ṭhể khiến con пgườι trẻ mãi кɦôпg già, lυôn lυôn vυi vẻ, đó là lυôn mỉm cười, hài hước, ṭhú vị và кɦôпg ngừng ước mơ. Khi một пgườι mất đi ước mơ, cυộc sống sẽ trở nên vô vị, nhàm cҺán. Già đi và trưởng ṭhành rất khác nhaυ, ai rồi cũng sẽ già đi, nhưng кɦôпg phải ai cũng có ṭhể trưởng ṭhành, cҺín cҺắn.

Ý nghĩa của trưởng ṭhành đó là, bạn phải liên tục tìm cơ hội phát triển và tận dụng tốt cҺúng trong qυá trình phát triển.

Phải sống mà кɦôпg hối tiếc, con пgườι khi già đi ṭhường sẽ кɦôпg hối hận về việc mình đã từng làm, mà sẽ hối tiếc về những cҺυyện mà khi còn trẻ mình cҺưa làm. cҺỉ пgườι lυôn sống trong hối tiếc mới sợ cái cҺết.”

 

Giải trí = vυi cҺơi + ṭheo đυổi ước mơ

CҺúng ta phải dám “vυi cҺơi”, saυ khi nghỉ hưυ vẫn phải кɦôпg ngừng ṭheo đυổi ước mơ của bản ṭhân, vυi vẻ sống vì hiện tại.

“Giải trí” ở một giai đoạn nào đó là vô cùng qυan trọng. Vυi cҺơi, giải trí một cácҺ hợp lý có ṭhể giúp ta giải tỏa áp lực, gột sạcҺ tâm hồn, giúp ta phấn khởi hơn saυ khi qυay lại với gυồng qυay hàng ngày của cυộc sống, giúp ta dυy trì một tâm ṭhái lạc qυan hơn khi đối diện với cυộc sống, giúp ta sống lâυ sống ṭhọ hơn.

ṭheo đυổi giấc mơ có ṭhể ṭhỏa mãn cảm giác ṭhành tựυ của ta, giúp ta lυôn lυôn trong trạng ṭhái кɦôпg ngừng tiến bộ, dυy trì sự trẻ trυng mãi mãi.

 

Nυôi dưỡng hứng ṭhú, sở ṭhícҺ

Nhà triết học пgườι Anh Rυssell từng nói: “Sở ṭhícҺ mãnh liệt giúp tôi кɦôпg bị già đi.”


CҺúng ta phải học cácҺ tìm ra sở ṭhícҺ riêng trong cυộc sống ṭhường nhật, cố gắng tìm cácҺ làm cҺo tυổi già của cҺúng ta trở nên trọn vẹn, vυi vẻ và phong phú hơn.

 

Nhiếp ảnh, giúp não già cҺậm

Tập tành cҺụp ảnh, có ṭhể giúp vận động cơ bắp, rèn lυyện ṭhân ṭhể, gần gũi với ṭhiên nhiên và hít ṭhở кɦôпg khí trong lành, còn có ṭhể làm qυen với nhiềυ пgườι đồng cҺí hướng, làm trọn vẹn hơn cυộc sống của bản ṭhân.

 

Ca hát, giải tỏa căng ṭhẳng, tâm trạng ṭhoải mái

Hít ṭhở trong khi hát có ṭhể tăng cường cҺức năng tim phổi. Nhớ lời bài hát có ṭhể giúp bộ não tập ṭhể dục.

Ca hát cũng có ṭhể khiến mọi пgườι cảm ṭhấy ṭhoải mái, loại bỏ sự cô đơn và áp lực, và làm cҺậm sự lão hóa của tinh ṭhần và trí ṭhông minh.

 

Nhảy múa, qυên đi tất cả phiền não

Khiêυ vũ là một bài tập aerobic. cҺỉ cần bạn nhảy đúng cácҺ, cơ ṭhể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.

Những пgườι khiêυ vũ còn cҺú trọng vẻ bề ngoài, dυy trì làn da, dυy trì vóc dáng, mặc những bộ qυần áo đẹp, khiến toàn bộ con пgườι trông trẻ trυng hơn.

 

Dυ lịcҺ, cởi mở tâm trí

Đọc vạn cυốn sácҺ khôпg bằng đi vạn dặm đường. Tầm mắt mở rộng, tâm trí cũng sẽ mở rộng, кɦôпg còn sυy nghĩ về áp lực, được mất, qυên đi những rắc rối và bất hạnh, làm sao một пgườι như vậy có ṭhể Ԁễ Ԁɑ̀пg già đi?

Sưu tầm

25/09/2021

Bóng đen “tăng giá”

 

Trong truyện “Lên giá đến nơi rồi” nhà văn trào phúng Aziz Nesin (Thổ Nhĩ Kỳ) viết về xã hội quê nhà ông thập niên 50 thế kỷ 20. Nhân vật xưng “tôi” kể hàng xóm quanh ông kháo nhau ùn ùn mua dự trữ đường, đậu, trà, xà bông, dầu olive, dầu hỏa… vì mọi thứ cần thiết cho cuộc sống vài hôm nữa sẽ “lên giá.”



Nhân vật “tôi” nhà nghèo không có tiền mua gì hết. Ðể tránh bị mọi người hạch hỏi, chất vấn tại sao không mua hàng dự trữ, gặp ai “tôi” cũng “bịt mõm” thiên hạ trước bằng cách khoe đường “Ðầy cả gầm giường,” dầu hỏa “Một trăm thùng chẵn,” trà “đã mua năm trăm gói.” Kết thúc truyện, nhân vật “tôi” đã tranh thủ ngồi xe bus (buýt) từ sáng tới tối kẻo giá vé xe bus cũng “lên giá.”

“… Suốt mấy ngày liền, tôi ngồi trên chiếc xe buýt chạy tuyến đường từ nhà tôi ở phố Erenquê đến phố Cađưcây. Ngày hôm qua tôi bèn đi liền tù tì đến tận chuyến cuối…

– Xin lỗi bác – người bán vé hỏi – chúng tôi đi đã tám chuyến, sao bác còn ngồi. Vậy bác định đi đâu thế?

– Tôi phải ngồi đến tận chuyến cuối mới thôi.

– Sao lại thế?

– Anh đừng nói với ai nhé. Giá vé xe buýt cũng lên đến nơi rồi. Hôm nay còn rẻ, tôi phải cố đi cho nó đã.”

Thời nay, đọc chuyện này hẳn chúng ta sẽ cười cho cái sự “chập mạch” của ông già (“tôi”) trong truyện, nhưng thật sự thời gian gần đây, cư dân gốc Việt cũng sống trong tình trạng gần gần như vậy, dù chưa tới mức độ kéo nhau ùn ùn đi mua hàng hóa tích trữ như đầu mùa dịch cúm Tàu năm ngoái. “Lên giá” trở thành câu cửa miệng của nhiều đồng hương gốc Việt mỗi lần trò chuyện với nhau về tình hình xã hội.


Thật ra, chuyện lên giá không lạ, từ đầu năm 2021 khi giá xăng bắt đầu tiến lên theo nhịp điệu “phi mã” thì mọi người đã đoán trước tình hình giá cả mọi thứ đều sẽ tăng rồi. Nam Cali giá xăng thấp hơn Bắc Cali, giá trung bình ở quận Cam là $4.36 – mức giá cao nhứt trong vòng 7 năm trở lại đây. Có ý kiến cho rằng giá xăng tăng vì “nhu cầu đi lại tăng” nhưng thực tế hiện nay các trường học vẫn chỉ mở cửa cho học sinh tiểu học tới trường mà thôi, còn các cấp học khác vẫn online thì một lượng rất lớn sinh viên không hề lái xe tới trường mỗi ngày, tòa án, công sở chính phủ vẫn làm việc online nên không thể nói vì “nhu cầu đi lại tăng” được. Chị bạn tôi (nhà ở Long Beach,) mỗi ngày đi làm tốn $50 đổ xăng, trong khi trước đây chỉ hơn $30. Bất kỳ quốc gia nào, giàu hay nghèo, khi giá xăng tăng đều sẽ kéo theo phí vận chuyển hàng hóa tăng, phí di chuyển tăng, thì tất cả mọi thứ hàng hóa, dịch vụ đều “tăng tăng” tất tần tật. Với tình hình giá xăng như hiện nay, nếu không có các lớp học online có lẽ tôi đã phải bỏ học trong khi chờ xăng hạ giá.

 

Trước đây mua chai nước mắm $2.50, giờ đã tăng giá thành $6.59, bình nước uống giá $1.19/gal bây giờ cái bình teo nhỏ lại còn 3 lít. Vỉ trứng gà nâu (30 trứng) size M chợ Ðà Lạt thường bán giá $1.36/vỉ nay tăng lên $3.5/vỉ. Cách đây 2 năm, tôi vẫn vô tiệm Walmart gần nhà mua hột cườm, hột nhựa đủ màu sắc về làm bông tai, hột cườm thì $2.50/hộp, gói hột nhựa từ $1 – $1.4/gói. Tuần rồi, cũng tại tiệm này, hột cườm lên giá $5.47/hộp, hột nhựa lèo tèo vài gói nhỏ (màu sắc xấu hì) mà giá $4/gói. Tôi sợ quá hết dám mua luôn. Tiệm Goodwill thời gian gần đây tôi đặt cho nó cái tên “Goodwill is NOT good.” Quần áo cũ xì, xấu đau xấu đớn, màu sắc phai nhòa, lai quần, cổ áo đều mòn rách, mà món nào cũng từ $8 trở lên. Ðã qua rồi cái thời vô đây kiếm quần áo cũ giá $1- $2/món. Ðồ nhà bếp cũ, tô chén dĩa (hàng China, giống y loại tiệm 99 cents, Dollar Tree đang bán giá $1) Goodwill bán vài dollar trở lên một món, cứ như là họ đang bán với giá “đồ cổ” vậy. Tiệm Family Thrift store chuyên bán đồ cũ tả pí lù (đường Katella, Garden Grove) giá bán y chang Goodwill.

Kinh tế giảm sút thấy rõ nhứt là các chuỗi tiệm $1 như 99 cents, Dollar Tree ở quận Cam đều thu hẹp quy mô buôn bán, hàng hóa trưng bày ít lại, mẫu mã đơn điệu. Mùa Halloween tới nơi rồi nhưng đồ trang trí cho Halloween bán theo mùa năm nay các tiệm này trưng bày có chút xíu. Nhiều dãy kệ bày hàng bỏ trống, số mặt hàng giá $1 ít đi mà mặt hàng từ $2- $6 chiếm số nhiều hơn.

 


Ngay cả rửa xe tự động cũng tăng giá. Năm ngoái, tôi rửa xe giá bình dân $6/lần, lái xe chạy vô cái nhà phun nước của tiệm được 2 phút, xe tương đối sạch được 90%. Bây giờ tăng lên $7/lần, chạy vô canh đồng hồ chưa đầy 1 phút đã thấy mình ở ngoài cửa ra, coi lại các vết dơ ố dính trên kiếng xe còn “u như kỹ.”

Tất cả các quán ăn, nhà hàng lớn nhỏ đều tăng giá mỗi món ăn từ $1 – $2 đồng, ly trà đá từ $1 tăng lên $1.50, nên khách hàng cũng giảm bớt đi ăn tiệm. Trước đây mỗi lần vô Costco tôi đều mua ly kem trắng (ngọt nhẹ) giá $1.35 được đầy ly với cái ngọn kem vượt lên khỏi miệng ly cao vút. Tuần rồi, cũng ly kem đó được bán giá $1.99, kem đầy 8 phần ly và cái ngọn nhọn lú lên khỏi miệng ly có tí xíu. Tính ra, ly kem đã bị tăng giá khoảng 50%.

Từ ba tháng nay tôi không có hứng thú đi ăn tiệm, trừ phi bận việc không thể về nhà nấu cơm tôi mới chịu vô quán ăn đại món gì đó chống đói, thiệt tình không cảm thấy ngon miệng như trước. Quý độc giả đừng hiểu lầm mấy năm nay tôi ăn nhiều quá nên “tràn họng tràn hầu” sanh ra “chảnh chó.” Tôi ở trong tù gần 5 năm chưa từng được ăn một tô phở nào. Khi tôi mới tới Mỹ, bạn bè quen biết nhìn bộ dạng tôi thấy ghê như ma đói, thương tình dẫn tôi đi ăn phở trên đại lộ Bolsa (theo lời mấy ổng “quảng cáo” tiệm phở này “ngon nổi tiếng Little Sài Gòn”) nhưng tôi nuốt không trôi hết tô phở. Nói chung là tôi cảm thấy tô phở đó không ngon, hoặc phở không hợp khẩu vị với cái đứa dân mì Tàu bún mắm là tôi. Kể lại chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý độc giả rằng dù đang đói, đang thiếu ăn suốt 5 năm, nhưng không ngon là không ngon, chớ không phải tại tôi “bội thực” mà chê món ăn dở. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đồ rằng sở dĩ lúc này tôi ăn không cảm thấy ngon vì các chủ tiệm không những họ tăng giá bán, giảm size tô, chén, ly mà họ còn giảm phẩm chất món ăn, thành thử món ăn mùi vị trớt quớt.

Tuy nhiên, trong bóng đêm âm u rối bời của cơn bão tăng giá đang càn quét qua nước Mỹ nói chung và qua quận Cam nói riêng, vẫn còn lóe lên một chút ánh sáng phía chân trời. Ðó là tuần rồi tiệm Costco quảng cáo giảm giá chai Tylenol (loại 325 viên) từ $17.99 (mua trực tiếp tại tiệm) xuống $12.99/chai, mỗi member được quyền mua 5 chai. Tôi đã nhờ bạn tôi mua giúp 5 chai, coi ngày tháng thấy hàng mới sản xuất đàng hoàng, hạn sử dụng đến 2025 chớ không phải hàng cũ sắp “hết date” hạ giá bán tống bán tháo để dọn kho. Loại viên nén này, dù hết hạn sử dụng nhưng 5 năm sau dùng vẫn còn tốt. Trong tình hình cả nước Việt Nam bị tù tại gia, nhiều người bệnh không có thuốc uống thì công ty dược phẩm hạ giá thuốc cho Costco bán toàn liên bang là một cứu cánh cho dân nghèo Việt Nam. Hy vọng nước Mỹ nhanh chóng vượt qua thời kỳ ảm đạm này.

 

TPT

24/09/2021

Chỉ một chút bất cẩn.. !!


 

Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.
Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.
Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”
Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.
Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.
Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.
“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.” 
Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”
 
Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.
 
“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
 Tim tôi như muốn ngừng đập.
 
Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.” 
Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.
 “Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.
Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”
 Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã. 
Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!” 
“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.
 
Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”
 
Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi..”
 “Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa..”
 “Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”
 Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.
 
Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi. 
Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ. 
Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.
 Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?
 
Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.
 Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.
 
Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu, hay người lái xe bất cẩn, đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.
  “Chỉ một chút bất cẩn sẽ luôn là nguyên nhân gây tổn thất và mất mát”.

Robert A.

21/09/2021

Truyện vui


 

Ngu như bò

Có một bợm nhậu đi khám bác sĩ, bác sĩ khuyên anh ta không nên uống rượu quá nhiều.
Bác sĩ đem ra một xô nước và một xô rượu và một con bò.
Con bò liền đi đến xô nước uống nước.
Bác sĩ nói ” anh thấy chưa, con bò cũng biết là rượu có hại cho sức khỏe.”

Bợm nhậu hỏi lại bác sĩ ” thế giữa 2 xô rượu và xô nước bác sĩ sẽ chọn uống xô nào?” .

Đương nhiên là xô nước rồi, bác sĩ trả lời.

Bợm nhậu liền nói ” đúng là ngu như bò”


Bài Toán Chia Bò....1 triết lý vui.


Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện: Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1⁄2 tổng số bò,con thứ hai được chia 1⁄4 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 1⁄5 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền.


Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống. Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử. 

 

Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.

Ở làng bên có ông già thông thái. Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi. Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò.

 

 Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói: “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn. Như vậy tổng cộng  có 20 con bò. Anh cả được chia 1⁄2 tức là 10 con, anh thứ hai được chia 1⁄4 tức là 5 con, còn anh thứ ba được chia 1⁄5 tức là 4 con. Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”.

Thật tuyệt diệu! Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy. Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay.

ST


18/09/2021

Học người Đức cách dạy con tự lập


 (Ảnh minh họa: Gerd Altmann/Pixabay)

Trái ngược với những định kiến rằng người Đức rất nghiêm khắc, họ chỉ đơn giản là coi trọng tính độc lập và trách nhiệm. Không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ, không có cảnh bố mẹ phải dỗ dành, quát nạt hay bón cho con ăn,… Trẻ nhỏ từ một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh ngạc.

Tất nhiên phương pháp nuôi dạy con tự lập không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cha mẹ ở nơi nào trên thế giới cũng thế, bản năng là che chở bảo vệ con mình. Nhưng ở Đức, phụ huynh luôn cố gắng nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn.

Vậy cha mẹ Đức đã làm những gì để dạy con kỷ luật như vậy?

Không học chữ sớm

Các trường mẫu giáo ở Berlin không nhấn mạnh vào việc học. Vì thế, cha mẹ Đức không dạy con học chữ sớm. Bọn trẻ sẽ học cùng nhau khi chúng bắt đầu đi học. Mẫu giáo là thời gian để vui chơi. Nhưng ngay cả khi vào lớp một, việc học hành không được thúc đẩy quá nhiều. Có trường học nửa buổi mà có đến hai tiếng nghỉ ngoài trời. Nhưng bạn đọc đừng nghĩ rằng cách tiếp cận thoải mái này sẽ kéo theo một nền giáo dục kém: Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, học sinh 15 tuổi của Đức đạt thành tích cao hơn mức trung bình quốc tế trong các lĩnh vực đọc, toán và khoa học, trong khi các bạn đồng trang lứa ở Mỹ bị áp lực nhiều hơn bị tụt lại phía sau.

Tuy không học chữ sớm nhưng trẻ em Đức được cha mẹ chú trọng tạo môi trường tiếp xúc với sách. Họ thường xuyên đưa con tới thư viện, bản thân họ cũng làm gương đọc sách cho con, vì với họ, đọc sách là nền giáo dục lãng mạn nhất và mở ra cánh cửa kiến thức vô tận. Đọc sách cũng chính là nền tảng để hình thành một cá tính độc lập.

Khuyến khích trẻ tự trải nghiệm

Trẻ em sẽ học hỏi một cách nhanh chóng và nhớ mọi thứ rất lâu nhờ thực nghiệm. Ngay từ nhỏ, bố mẹ Đức đã rèn luyện tính tự lập ở một đứa trẻ và họ tận dụng mọi cơ hội để tập cho con đức tính này. Chẳng hạn, khi mẹ nấu nướng, con đứng bên quan sát. Dần dần mẹ cho con tham gia vào các công đoạn cho đến khi con có thể tự làm được. Mẹ Đức không ngại con làm bẩn bếp mà kiên nhẫn cho con thử làm từng việc nhỏ.

Chuyện ăn uống thì sao? Cha mẹ Đức cho con ăn với quy tắc rất đơn giản: đói thì ăn, no thì dừng. Trong mọi bữa ăn, trẻ sẽ ngồi ăn cùng với bố mẹ và chủ động trong việc ăn uống, bố mẹ sẽ quyết định loại thực phẩm, cách thức và thời điểm bữa ăn. Còn trẻ sẽ quyết định chọn ăn món nào và ăn bao nhiêu là đủ. Khi con bỏ qua bữa đó, bố mẹ cho con tự trải nghiệm cơn đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Nhờ đó, trẻ em Đức tự lập ăn uống từ khi còn rất nhỏ.

Cha mẹ Đức để con tự quyết định và biết chấp nhận rủi ro. Các bậc cha mẹ bình thường có thể sẽ hốt hoảng khi thấy trẻ mầm non Đức biết dùng dao bổ hoa quả, thái rau; hay việc học sinh tiểu học làm thí nghiệm với diêm và nến là chuyện ‘bình thường’.

Hầu hết trẻ em Đức có thể đi bộ đến trường và chơi trong khu vực quanh nhà mà không có mặt cha mẹ. Tất nhiên, các bậc cha mẹ Đức cũng quan tâm đến sự an toàn, nhưng quan trọng hơn, họ tin tưởng con.

Việc để trẻ tự làm mọi việc mà không có sự giám sát thể hiện sự tin tưởng của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và độc lập hơn rất nhiều.

Đưa bọn trẻ ra ngoài hàng ngày

Theo một câu nói của người Đức: “Không có cái gọi là thời tiết xấu, chỉ có quần áo không phù hợp”. Điều này thể hiện ở nhiều sân chơi ở Berlin. Dù trời có lạnh lẽo ẩm ướt hay xám xịt đến mức nào, các bậc cha mẹ vẫn bọc con vào lớp quần áo phù hợp và đưa chúng đi chơi công viên, hoặc gửi chúng đi chơi riêng.

Người Đức rất có ý thức về bảo vệ môi trường, đó không chỉ là khẩu hiệu. Việc cho trẻ ra ngoài hàng ngày chính là một cách để con được tiếp xúc và cảm nhận thiên nhiên, từ đó hình thành ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ.

Khen ngợi để khích lệ

Khen ngợi, khích lệ con là tốt nhưng phải đúng lúc và đúng cách. Mẹ Đức không tùy tiện khen con khi trẻ làm những việc chúng nên làm. 

Mẹ Đức sẽ không bao giờ khen theo kiểu: “Con là số một”, “Con mẹ giỏi nhất”… Nếu bạn muốn khích lệ những hành động tốt, bạn nên khen trẻ một cách cụ thể. Ví dụ, khi trẻ dọn xong đồ chơi, việc mà mẹ vừa nhắc trẻ làm trước đó, nếu muốn khuyến khích trẻ, mẹ Đức sẽ nói: “Mẹ rất vui vì con đã dọn xong đồ chơi”. Theo họ, điều đó có ích hơn cho chặng đường phát triển lâu dài của con.

Người Đức cho rằng cha mẹ nhất quán trong lời nói và hành động, trẻ sẽ tự tuân thủ các nguyên tắc và trở thành một cá nhân độc lập. Đó là những điều đáng học hỏi cho tất cả các bậc cha mẹ.

Ngân Hà 

 

17/09/2021

Tiêm phòng cúm có thể giúp bảo vệ khỏi mắc COVID-19 nghiêm trọng

    


 

Dù COVID-19 và cúm do 2 loại virus khác nhau gây ra, nhưng nghiên cứu mới cho thấy người mắc COVID-19 và đã tiêm phòng cúm thì nguy cơ nhập viện thấp hơn đáng kể.

 

Phát hiện dựa trên phân tích hồ sơ sức khỏe điện tử của 2.000 bệnh nhân COVID-19. Tất cả đều có kết quả xét nghiệm dương tính với virus vào một thời điểm từ tháng 3 đến tháng 8 vừa qua. Trong đó, chỉ có hơn 10% bệnh nhân đã được tiêm phòng cúm trước đó.

 

Sau khi xem xét những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, các nhà khoa học thấy rằng những bệnh nhân được chủng ngừa cúm trong năm ngoái ít phải nhập viện và phải điều trị ICU hơn. Những bệnh nhân COVID-19 không được chủng ngừa cúm trong năm ngoái có tỷ lệ nhập viện cao hơn 2,4 lần và nguy cơ được chuyển đến ICU cao hơn 3,3 lần.

 

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Ming-Jim Yang, Đại học Florida (Mỹ) nhấn mạnh: Cúm và COVID-19 thực sự là những quá trình bệnh khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Mặc dù một số triệu chứng có thể trùng lặp giữa hai bệnh, nhưng chúng có khả năng gây ra những hậu quả ngắn hạn và dài hạn khác nhau.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng COVID-19 vẫn có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với bệnh cúm. Các vấn đề về phổi, tim và não lâu dài được thấy ở những bệnh nhân đã hồi phục khỏi COVID-19 dường như không xảy ra với bệnh cúm.

 

Dù vẫn chưa biết tại sao vaccine cúm lại có tác dụng này, song nhìn vào các nghiên cứu khoa học hiện có, chúng ta có thể đoán rằng vaccine cúm có thể làm tăng hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên. Vaccine cúm cũng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, chống lại COVID-19 một cách nhanh chóng và nghiêm ngặt hơn.

 

Tiến sĩ Michael Niederman, thuộc Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian / Weill Cornell, lại cho rằng tiêm phòng cúm có thể kích thích khả năng miễn dịch kháng virus đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như khả năng miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu. Và tác động thứ hai có thể mang lại sự bảo vệ bổ sung chống lại các kết quả nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân COVID-19.

 

Theo các nhà khoa học, nếu một người bị nhiễm cúm, hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu, dễ mắc COVID-19 hơn và tình trạng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn. Do đó, tiêm phòng cúm có thể giúp duy trì sự sẵn sàng cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

 

Bên cạnh đó, những người tiêm phòng cúm có xu hướng là những người thận trọng và quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn. Đây cũng là những người có nhiều khả năng áp dụng mức độ thực hành vệ sinh an toàn cao hơn trong thời kỳ đại dịch và khả năng phơi nhiễm COVID-19 trong tương lai của họ thì mật độ virus cũng thấp hơn.

 

Nguồn: MedicineNet

16/09/2021

Yêu và ghét trong thời công nghệ thông tin


 

Confirmation Bias là một thuật ngữ tạm dịch là thiên kiến xác nhận, tức là xu hướng xử lý thông tin bằng cách tìm kiếm hoặc diễn giải những thông tin phù hợp với niềm tin hiện có của một người.

Ví dụ, nếu tôi tin rằng anh A chị B là người không tốt và đã làm những điều đó khuất tất, tôi sẽ cố gắng tìm kiếm những người có cùng quan điểm với tôi và dĩ nhiên, sẽ loại trừ tất cả các ý kiến trái chiều. Trong mắt tôi, chỉ những người có cùng cách nhìn như tôi mới hiểu rõ sự thật, còn những người thuộc phe đối lập không có gì ngoại trừ sự dối trá. Quan điểm của tôi được củng cố bởi những người cùng “phe.” Với Facebook, người ta dễ dàng tham gia vào những nhóm có cùng quan điểm.

Cách tiếp cận thiên lệch này khiến người ta bỏ qua những góc nhìn khác và thay vào đó, tập trung củng cố niềm tin có sẵn của mình. Theo tôi, đó là một sự cầm tù tư tưởng, tự mình nhốt mình lại trong những định kiến sẵn có.

Mối nguy hại của khuynh hướng xác nhận này còn bị trầm trọng hơn trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Các nhà lập trình đã tạo ra những loại thuật toán có sức chi phối, ảnh hưởng đến các quyết định của người dùng Internet, chẳng hạn như thuật toán quảng cáo bám đuổi (remarketing). Khi tôi tìm kiếm và truy cập vào một kênh thông tin nào đó, các quảng cáo, các sản phẩm tương tự sẽ đeo bám trên màn hình của tôi trong một thời gian tương đối.

Gần đây, trên Netflix có công chiếu một bộ phim tài liệu có tựa đề “Social Dilemma,” tạm dịch là “bế tắc xã hội.” Những người làm phim muốn giải thích cho người xem hiểu rằng, các tập đoàn công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon đang sử dụng điện thoại thông minh, các thuật toán thu hút sự chú ý và những nhóm tuyên truyền gây chia rẽ trên mạng xã hội để kiếm lời, khiến người dùng chao đảo tinh thần.

Người dùng mạng xã hội như đang bị “thôi miên”, vô thức đọc những bài đăng làm rối trí, nhen nhóm tinh thần chia rẽ, đẩy những nhóm và học thuyết cực đoan lên mạng xã hội.

Những thuật toán vô tri kia nhờ đó mà có sức tác động lên tình cảm, quyết định, và cả hành vi của người dùng Internet. Yêu ai, mến ai, tôi sẽ đẩy họ lên thành idol, mọi lời người đó nói đều đúng. Mà đã ghét ai, không tin ai, thì với tôi, mọi lời người đó nói đều vô nghĩa, không có giá trị. Nguy hiểm là ở chỗ đó, cái nhìn khách quan của tôi bị đánh mất. Tôi không còn sự sáng suốt để nhìn nhận đánh giá đúng sự kiện. Thật đúng như ông bà ta vẫn nói: “Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng.” 

Đứng trước những nguy hại từ cách đánh giá thiên lệch và ảnh hưởng của mạng xã hội như thế, tôi có thể làm được gì? Theo tôi, chúng ta cần phải có kỹ năng xử lý thông tin thấu đáo. Kinh nghiệm của người xưa dạy rằng “cần phải nghe bằng cả hai lỗ tai” rất đúng khi áp dụng trong thời công nghệ hiện nay. Nếu tôi quan tâm đến một vấn đề sự kiện nào đó, tôi hãy chịu khó lắng nghe ý kiến trái chiều, để ít nhất mình có được một bức tranh toàn cảnh, từ đó mới hiểu rõ được chuyện gì đang diễn ra và sẽ đưa ra những quyết định hợp lý.

Một khi tôi thấy mình rơi vào trạng thái ủng hộ hết lòng một ai đó và loại trừ mọi khuynh hướng đối lập, tôi biết mình đang bị rơi vào trạng thái “bế tắc xã hội – social dilemma”.

Như Chúa Giê-su đã khẳng định: “Sự thật sẽ giải thoát anh em!” Rõ ràng, lắng nghe các ý kiến từ nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ “thế nào là một con voi” mà không bị cứng nhắc, bám chặt vào một lối đánh giá khô cứng.


Duc Trung Vu, CSsR

15/09/2021

Người Việt ở Úc kể chuyện ở nơi lockdown hơn... 200 ngày

        


 

Một gia đình vẫn tổ chức sinh nhật cho con với sự chúc mừng... trực tuyến của nội, ngoại - Ảnh: NVCC

Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrew, cũng được "khắc họa" là "nhân vật đọc lệnh lockdown nhiều nhất" với... 6 lần!

Khi được hỏi cảm nghĩ lockdown lần thứ 6, cô Thanh Hà cười nói: "Hồi mới lockdown lần đầu thì hoang mang, cũng đi gom mua hàng trữ. Còn giờ cứ lockdown lên xuống liên tục như tắt mở tivi, riết rồi quen như ăn cơm uống nước luôn rồi!".

Quen lockdown như ăn cơm

Khoảng đầu tháng 8, trước một ngày của đợt lockdown lần thứ sáu, người dân Melbourne còn đang hồ hởi với những ngày "Donut day" (Donut day là cách người dân Úc gọi những ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 nào, dựa theo hình dạng chiếc bánh donut có hình vòng tròn như số 0).

Tuy nhiên, sang ngày hôm sau, tin tức thông báo có 6 ca nhiễm mà trong đó có 3 ca chưa rõ nguồn lây. Chính phủ tiểu bang Victoria lập tức họp bàn, vừa thông báo lúc 4h chiều là 8h tối lockdown ngay lập tức. Cũng như những đợt trước, mọi người chỉ được ra khỏi nhà với năm lý do: đi làm những việc được cho phép, đến chăm sóc người không thể tự chăm sóc, đi chích ngừa COVID-19, đi chợ mua thức ăn cũng như vật dụng cần thiết và đi tập thể dục trong vòng bán kính 5km.

Việc lockdown quá gấp rút khiến một số người đã tập trung tại nhà ga trung tâm của Melbourne để biểu tình. Nhưng luật là luật, mọi người vẫn phải tuân thủ "luật lockdown 6.0" dự trù 7 ngày, nhưng do các ca nhiễm vẫn không giảm mà tiếp tục tăng 2 con số nên đợt lockdown 6.1 thêm 7 ngày nữa.

Rồi chỉ sau vài ngày chính phủ lại tiếp tục ra quyết định lockdown 6.2, dự định đến 2-9. Lần này còn thêm lệnh giới nghiêm từ 9h tối đến 5h sáng. Tuy nhiên, ca nhiễm vẫn không giảm mà từ 6 ca ban đầu đã tăng lên 200, 300, 400... nên đến tận giờ vẫn chưa có thông báo ngày nào sẽ kết thúc lockdown đợt thứ 6 này. Nhiều người đã ca cẩm chắc xứ mình bị "khóa cửa" lâu nhất thế giới?


Các trung tâm hiến máu có vẻ nhộn nhịp hơn trong những đợt lockdown - Ảnh: ANH ĐÀI

Buổi tiệc đính hôn đắt giá nhất mùa dịch

Hồi giữa tháng 8, một buổi tiệc đính hôn diễn ra trong mùa dịch được cho là "đắt giá" nhất Melbourne. Nhưng đắt giá không phải vì buổi tiệc được tổ chức sang trọng, mà vì số tiền bị phạt do tiệc tùng trong thời gian lockdown.

Chú rể vừa là giáo viên dạy bán thời gian, đồng thời là sinh viên trường luật đã đùa với mọi người trong buổi tiệc rằng: "Đây là buổi trị liệu theo nhóm nên nó hợp pháp mà!". Cảnh sát không bắt tại trận mà lần theo dấu vết từ đoạn clip ghi hình được mọi người gửi tin cho nhau sau buổi tiệc. Buổi tiệc có 69 người tham dự, theo cảnh sát Victoria thì mỗi người sẽ bị phạt 5.000 đôla Úc (hơn 80 triệu đồng VN) và tổng số tiền phạt có thể lên đến 350.000 đôla Úc (hơn 5 tỉ đồng VN).

Họ không chỉ phải "trả giá" bằng tiền cho việc tổ chức tiệc trái quy định mà còn chịu sự chỉ trích lớn từ cộng đồng người Úc. Gia đình cô dâu chú rể cho rằng họ đã bị "bắt nạt trên mạng" và cầu mong sự tha thứ từ mọi người, nhưng mọi người dường như vẫn tức giận và không muốn tha thứ cho họ.

Một người đã viết bình luận trên mạng rằng: "Thật hay là gia đình của buổi tiệc đính hôn đó có thể nói đùa rằng đây là buổi "trị liệu nhóm", trong khi tôi và nhiều người khác đã không thể nào được gặp trực tiếp bác sĩ tâm lý trong hơn một tháng". Người khác thì viết: "Chúng tôi đã hủy bỏ tiệc đính hôn của các con gái. Tôi không thể làm việc trong thời gian lockdown. Em gái tôi đang trong những tuần cuối trước khi chết vì bệnh ung thư và bị cách ly, nhưng mọi người đang tụ tập và phớt lờ các quy định".

"Cưới chạy Cô-Vy"

Tuy nhiên, không phải người dân Melbourne hẹp lòng không muốn "bỏ qua" cho những người đã tham dự buổi tiệc đính hôn trên, mà bởi việc phải trải qua quá nhiều lần lockdown đằng đẵng đã khiến nhiều người mệt mỏi, nhất là khi có tới năm sáu ca lây nhiễm từ buổi tiệc này. Nếu như ai cũng cố tình vi phạm luật pháp thì biết đến bao giờ mới kết thúc lockdown?

Rất nhiều cặp đôi khác đã phải "chờ đợi" như là một trong những thử thách của đôi lứa yêu nhau mùa dịch. Có một số người đã phải làm "đám cưới chạy dịch" để đối phó với lệnh lockdown gấp rút của chính phủ tiểu bang. Vào lần lockdown trước, khi trước đó mọi thứ dường như "yên ổn" nên nhiều gia đình đã dự định tranh thủ tổ chức tiệc cưới vào cuối tuần.

Liền sau đó, ngày thứ năm, tiểu bang Victoria ra quyết định lockdown vào thứ bảy. Nhiều người không kịp trở tay, đành hủy tiệc cưới. Có nơi nếu nhà hàng thông cảm thì còn trả phân nửa tiền cọc, nhưng hầu hết vì sát ngày quá nên nhiều người phải chịu mất toàn bộ số tiền đặt cọc cho buổi tiệc.

Chị Kim Nhu, một chủ tiệm sửa áo cưới, kể khách hàng của chị dự định chiều thứ bảy đám cưới nên dặn chiều thứ sáu sẽ đến lấy áo cưới. Khi nghe lệnh lockdown vừa thông báo vào thứ năm, họ lập tức liên lạc khách mời và đề nghị nhà hàng dời buổi tiệc cưới sang chiều thứ sáu để kịp làm tiệc cưới trước 12h khuya thứ sáu, tức là trước khi bước sang thứ bảy là ngày có lệnh lockdown. Chị Kim Nhu cũng phải "chạy deadline" ráng sửa soạn áo cho nhanh trước thời gian đã hẹn để họ kịp có áo cưới mặc trong buổi tiệc "cưới chạy Cô-Vy"!

Cảnh tượng thiệt không khác gì cô bé Lọ Lem ráng chạy về cho kịp trước 12h đêm vậy.


Mọi người vẫn có thể đi tập thể dục ở công viên gần nhà, với điều kiện không được tụ tập đông - Ảnh: ANH ĐÀI

Ở hai đầu nỗi nhớ

Đó là những cặp đôi cùng tiểu bang thì còn có cơ hội "cưới chạy Cô-Vy". Còn có những cặp đôi ở những tiểu bang khác nhau, tuy ở cùng nước Úc nhưng biên giới các tiểu bang hết đóng lại mở và hết mở lại đóng, nên đành mỏi mòn chờ đợi. Có chàng đã đặt vé máy bay, canh vừa hết lockdown để bay qua thăm người yêu thì cùng ngày đó tiểu bang kia lại bùng dịch và chuẩn bị lockdown lại. Chàng biết nếu có đi thì về cũng phải bị cách ly 14 ngày, nên đành gạt lệ nhớ nhung mà hủy chuyến.

"Thì đành phải chịu thôi, chứ biết làm sao bây giờ - anh Quốc Anh cười trừ nói - Mình cũng đâu làm gì khác được. Nhưng cũng may là ở Úc họ vẫn cho đi tập thể dục trong vòng bán kính 5km. Mà gần nhà tôi thì có nhiều đồi núi ao hồ để khám phá lắm, khung cảnh thiên nhiên quanh đây rất đẹp nên cứ mỗi cuối tuần tôi cứ đi trải nghiệm một nơi, như vậy cũng khuây khỏa phần nào. Chứ nếu không chắc điên luôn. Hy vọng là mau hết dịch, để tôi và bạn gái sớm được gần nhau".

Ước mong của anh Quốc Anh chắc chắn không chỉ là của riêng anh mà còn là của bạn gái anh và của tất cả mọi người trên thế giới nữa. Đợt dịch COVID-19 này là thử thách của những cặp yêu xa. Đó cũng có thể là dịp để họ biết trân quý hơn giây phút bên cạnh nhau, để khi được gần nhau lại càng biết yêu thương nhau nhiều hơn.

Có ở hai đầu nỗi nhớ mới cảm hết câu nói của Bussy Rebutin: "Tình yêu trong xa cách ví như ngọn lửa trong gió. Gió thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng ngọn lửa lớn".

Số ca nhiễm ở Sydney cũng tăng dần đều từ vài trăm ca lên 1.000 rồi 1.500... khiến người dân Sydney cũng chịu cảnh lockdown tương tự Melbourne. Thủ đô Canberra của Úc vốn dĩ khá yên bình với chỉ một lần lockdown vài ngày trong đợt dịch 2020 thì năm nay cũng chịu cảnh lockdown dài ngày, suốt từ tháng 8 qua tháng 9, phát xuất từ một ca nhiễm duy nhất với biến thể Delta.

Nhiều nhà hàng khóc dở mếu dở khi lệnh lockdown đưa ra quá gấp rút, lại rơi vào cuối tuần. Vì mới sáng họ vừa nhập hàng về chuẩn bị cho lượt khách áng chừng sẽ rất đông sau đợt lockdown lần thứ năm vừa kết thúc trước đó chưa đầy chục ngày. Và trước đó một ngày còn không có ca nhiễm nào, vậy mà chỉ qua một đêm mọi sự đã thay đổi nhanh chóng!

ST

14/09/2021

Những cuộc điện thoại vệ tinh của Taliban là mục tiêu nghe lén.

    


 

2. Vào thời điểm năm 2011, khi tôi bắt đầu tham gia nhiệm vụ nghe lén những cuộc điện đàm của Taliban, đơn vị của tôi chỉ có 20 người đến từ nhiều nơi trên thế giới làm công việc như tôi. Ngoại trừ vài người là dân bản xứ, còn thì tất cả đều phải học 2 ngôn ngữ chính ở Afghanistan là tiếng Dari và tiếng Pasto.

Những chiếc OH-6 của chúng tôi và khoảng 10 loại máy bay khác được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Chỉ huy hoạt động đặc biệt thuộc Lực lượng không quân AFSOC.

Tuy khác nhau về chủng loại nhưng tất cả các máy bay AFSOC đều được trang bị những vũ khí có khả năng hủy diệt. Nó có thể bắn tan tành một chiếc xe hơi, làm nổ tung một tòa nhà, khoan thủng hầm ngầm hoặc những công sự kiên cố.

Vài ngày trước sinh nhật lần thứ 22 của mình, tôi đã thấy phi công trên chiếc OH-6 của chúng tôi bắn một quả tên lửa nhiệt áp vào một nhóm Taliban đang tập trung trong một hẻm núi. 20 người trong số họ tan vào cát bụi.

Có lần trong một phi vụ nghe lén, tôi thấy kẻ ở dưới đất lặp đi lặp lại những từ vô nghĩa: “Kalima! Kaliiiiiiima. Kalimaaaaaaa. Kalima, Kalima…” nhưng tôi không hiểu gã đó nói gì bởi lẽ ngôn ngữ Pasto và Dari có nhiều nghĩa kép. Lần ấy tôi không báo cho phi công bắn anh ta với ý định sẽ tìm hiểu cặn kẽ về từ này.

Đến khi nghe giải thích của một đồng nghiệp người Pasto, tôi mới hiểu kẻ đã kêu lên từng tràng “Kalima” là muốn các đồng đội của anh ta giải thoát cho anh ta khỏi nỗi thống khổ. Tôi đoán chắc anh ta đã chết vì những lần sau, khi bay qua tọa độ ấy, tôi không bao giờ còn nghe thấy giọng nói của anh ta nữa.

Một lần khác, qua hệ thống nghe lén, tôi phát hiện một nhóm Taliban đang ở trong một hang núi. Sau khi tôi báo cáo và khi không tìm thấy miệng hang vì Taliban ngụy trang quá khéo léo, phi công OH-6 quyết định gọi chi viện vì loại tên lửa trang bị trên OH-6 không thể khoan thủng hang đá này.

Khi 2 trực thăng chở quân Chinook CH-47 xuất hiện, tôi nghe một gã Taliban gào lên trong máy truyền tin: “Abdullah, bắn đi”. Chỉ trong tích tắc, từ hẻm núi phía bên trái tôi, 2 súng phòng không 12,8mm khạc ra từng luồng lửa dài. Thì ra ngoài bọn ở trong hang, vẫn có một nhóm khác gần đó làm nhiệm vụ cảnh giới. Một chiếc Chinook CH-47 trúng đạn vào thân nên vội vã bốc lên còn chiếc kia cố bay vòng qua hẻm núi để tránh đạn.

Trong tai nghe, tôi thấy gã Taliban hét lớn: “Bắn đi, bắn nữa đi. Các anh em, chúng ta đang chiến thắng. Bọn Mỹ sẽ phải bỏ chạy. Đây là ngày vinh quang của chúng ta”. Tôi đã thắc mắc tại sao AFSOC không gửi loại trực thăng tấn công King Cobra mà lại gửi những chiếc Chinook CH-47 nặng nề này?

Có lẽ họ nghĩ rằng chỉ cần đổ hai trung đội xuống, vây chặt cửa hang rồi tiêu diệt bọn Taliban là xong? Khi thấy chiếc Chinook trúng đạn, tôi nghe gã Taliban gào lên: “Waaaaallahu akbar - Chúng tiêu rồi”. Lúc hạ cánh xuống căn cứ, một sĩ quan cho biết 6 lính Mỹ trên chiếc Chinook CH-47 chết, vài người nữa bị thương.

Thời gian trôi qua, tôi học thêm được nhiều từ mã hóa của Taliban. Mùa xuân năm 2014, tôi thực hiện nhiệm vụ nghe lén để hỗ trợ một đội Lực lượng đặc biệt Mỹ làm công tác dân vận tại một ngôi làng ở miền bắc Afghanistan.

Chiếc OH-6 bay theo vòng tròn trong nhiều giờ, còn tôi cố gắng tìm kiếm những tín hiệu vô tuyến trên mặt đất. Và khi đội Lực lượng đặc biệt kết thúc cuộc bàn bạc với hội đồng làng về kế hoạch xây dựng một giếng nước, họ quay ra những chiếc xe chở quân thì lúc ấy Taliban mới mở máy bộ đàm ra lệnh tấn công. Trong tai nghe, vang lên giọng nói của một gã dường như là chỉ huy: “Chúng nó đã ra đến con mương phía đông. Tiến lên tiêu diệt chúng!”.

Giây lát, các loại súng đồng loạt nổ. Vẫn trong tai nghe, gã Taliban ra lệnh: “Bắn vào chiếc máy bay kia (OH-6 của chúng tôi) chứ không thì nó sẽ gọi quân tiếp viện”. Tôi báo cho phi công biết để anh ấy tìm cách né tránh và bắn trả. Lúc vừa bắn hết 8 quả tên lửa thì cũng là lúc hai chiếc phản lực cường kích A-10 xuất hiện. Vẫn trong tai nghe, một giọng gào lên: “Tụi mày ở đâu. Tao bị thương rồi”.

Cuộc tấn công thất bại. Trong những lần như vậy, tôi chẳng hiểu Taliban có biết là tôi ở trên cao, theo dõi mọi lời nói của họ trên các tần số vô tuyến mà họ đang sử dụng hay không?

Họ có biết rằng tôi nghe thấy họ khoe khoang về việc họ đã giết được bao nhiêu người Mỹ, hoặc họ sẽ đặt IED ở đâu và khi nào, hoặc cuộc tấn công vào một doanh trại lính Mỹ sẽ bắt đầu lúc mấy giờ, thậm chí là cả những vụ đánh bom tự sát được tiến hành ra sao.

Nếu họ biết, tôi nghĩ họ sẽ không chấm dứt mà họ sẽ có cách thay đổi phương pháp liên lạc và chúng tôi lại tiếp tục chạy theo họ.

Tên lửa từ chiếc A-10 bắn xuống một vị trí của Taliban theo chỉ điểm của người nghe lén.

3. Kết thúc 2 hợp đồng với AFSOC sau 10 năm ở Afghanistan, tôi đã bay hơn 600 phi vụ với tổng số 2.748 giờ. Có khoảng 150 chuyến bay trong số đó chúng tôi phải chiến đấu, còn lại là chỉ nghe và nghe.

Bên cạnh những bàn bạc của Taliban về phục kích, đặt mìn, tấn công, ám sát, thu thuế nông dân trồng cây thuốc phiện, còn thì tôi cũng phải nghe những điều tương tự như những người hàng xóm nói chuyện với nhau về lương thực, gia súc, ăn uống, những lời phàn nàn về thời tiết, đường sá. Thỉnh thoảng vài kẻ có vẻ là chỉ huy cao cấp của Taliban còn bàn bạc về ngày lính Mỹ rút đi và kế hoạch của họ trong việc lấy lại đất nước.

Khi nghe họ nói, tâm trạng tôi mơ hồ lẫn lộn. Họ chỉ có súng tiểu liên AK và súng chống tăng RPG đã 30 năm tuổi trong khi chúng tôi có những chiếc máy bay trị giá 100 triệu USD nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu. Lúc chúng tôi rời khỏi một ngôi làng sau khi tin rằng đã bình định được, họ quay lại.


Ngay cả khi họ chết, họ vẫn tin rằng những mục tiêu ấy sẽ đạt được bởi những người anh em của họ vì “Afghanistan là của chúng tôi”. Tuy nhiên vấn đề là cái “của chúng tôi” ấy sẽ được họ hành xử như thế nào, hay lại là những bi kịch thảm khốc thời họ cầm quyền ở Afghanistan cách đây hơn 20 năm về trước!Bất kể chúng tôi đã làm gì, chúng tôi đã đi đâu hay chúng tôi đã giết bao nhiêu người trong số họ, họ vẫn quay trở lại. Những cuộc nghe lén cho tôi biết chính xác cách họ sẽ hoàn thành những mục tiêu này và không gì có thể ngăn cản họ.

Phi vụ cuối cùng của tôi trước khi rời khỏi Afghanistan vẫn là một chuyến nghe lén. Họ nói với nhau kết quả đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump về việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan và lệnh của chỉ huy tối cao “không bắn vào người Mỹ nữa”.

Lúc nghe tôi báo lại, phi công OH-6 bảo tôi rằng hãy để cho anh ta “hốt cú hụi chót” vì có lẽ đó là những chỉ huy cao cấp của Taliban. Nhưng tôi lắc đầu. Tôi đã nhận được lệnh không tấn công Taliban nếu họ không ra tay trước.

Tôi lên máy bay rời khỏi Kabul chỉ 6 ngày trước khi Taliban kiểm soát hầu như toàn bộ đất nước này. Lúc người phi công chỉ cho tôi chỗ treo chiếc tai nghe để giúp tôi giảm tiếng ồn của động cơ máy bay C-130, tôi lắc đầu cảm ơn bởi lẽ tôi đã đeo nó suốt 10 năm rồi. Bây giờ tôi không còn muốn thấy nó một chút nào nữa…

Sưu tầm