Các
nhà khoa học cho rằng virus lây qua giọt bắn, tiếp xúc, nên yêu cầu sát trùng đủ
thứ và giãn cách. Họ phân loại F0, F1, F2,… những người tiếp xúc với F0 thì được
gọi là F1 và bị cách ly rồi truy vết.
Nhưng
dần dần trong quá trình chống dịch, họ đều thấy nhiều trường hợp rất lạ kỳ, người
cùng một nhà, nhưng người này bị người kia không bị: chồng dương tính, vợ vẫn
âm tính, mẹ dương tính, con 8 tháng tuổi đang bú mẹ lại âm tính. Nhiều người giải
thích bây giờ âm tính vì bệnh chưa phát thôi, vài hôm nữa dương ngay ý mà.
Nhưng cũng không phải. Người dương tính vẫn là dương tính mà người âm tính vẫn
là âm tính. Có những người chẳng đi đâu, chẳng tiếp xúc với ai, chỉ ngồi trong
nhà cũng dương tính. Con Covid này hình như nó biết chọn người để…lây nhiễm? Nó
không lây nhiễm theo cách mà các bác sỹ và các nhà khoa học từ trước đến nay vẫn
hiểu về loài virus. Rồi đến gần đây thì họ lại bắt đầu thay đổi khái niệm,
không phải cứ tiếp xúc với F0 là thành F1 ?!?
Vẫn
chưa hết, cách đây không lâu, chúng ta vẫn cho rằng vaccine là cứu cánh duy nhất
của đại dịch. Nhưng rồi bây giờ thì sao?
Số
ca nhiễm Covid ở Mỹ tăng vọt trở lại mặc dù tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ đạt rất
nhanh trên 50% với Pfizer và Moderna. Tại Israel, số ca nhiễm nặng đang tăng gấp
đôi sau mỗi 10 ngày mặc dù tỷ lệ và tốc độ tiêm vaccine của nước này thuộc
hàng đầu thế giới. Khả năng lây nhiễm chủng Delta của người đã tiêm chủng đầy
đủ cho người khác không thua kém gì từ người chưa tiêm. Điều đó làm dấy lên câu
hỏi về tính hiệu quả của việc miễn dịch cộng đồng bằng vaccine mặc dù hiệu quả
bảo vệ của vaccine khỏi tình trạng bệnh nặng vẫn cao.
Ngay
cả chúng tôi, những người nghiên cứu về vi sinh vật, cũng hiểu rằng, tất cả những
biện pháp của con người từ trước đến nay đều là chạy theo vi sinh vật. Các nhà
khoa học có điều chế ra loại kháng sinh mới thì chỉ một thời gian ngắn sau là
xuất hiện vi khuẩn đề kháng. Vaccine thì chưa hiệu quả nhiều với virus. Đặc biệt,
cấu trúc của virus quá đơn giản nên cứ trung bình sau 106 lần nhân lên của
virus là xuất hiện 1 đột biến mới. Như vậy thì hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng
đều có chủng virus mới, chẳng qua là nó đã đủ trội lên để gây thành dịch do biến
chủng mới hay chưa thôi.
***
Rõ ràng, cần phải bình tĩnh lại và nhìn nhận vấn đề.
Rõ
ràng cái dịch bệnh này có điều gì đó mà giới hạn của khoa học hiện nay chưa thể
lý giải được một cách cụ thể và chính xác về loài virus này.
Chính
tôi, là một tiến sỹ, bác sỹ chuyên ngành vi sinh, nhưng tôi cũng thấy khó giải
thích trước tình cảnh dịch bệnh trước mặt, nó khác nhiều so với những gì tôi được
học, đã biết và đã từng nghiên cứu.
TS
BS Đỗ Ngọc Linh
Cứ phải tiếp tục nghiên cứu thôi...
Trả lờiXóa:)
https://i.pinimg.com/originals/db/d2/0c/dbd20ce993e194f240fe32f0e1f5257b.gif
Hình này đẹp, cám ơn anh Đỗ Văn sưu tầm.
Xóahttps://i.gifer.com/embedded/download/41d8.gif
chưa chắc
Trả lờiXóa