(Ảnh minh họa: Gerd Altmann/Pixabay)
Trái ngược với những định kiến rằng người Đức rất nghiêm khắc, họ
chỉ đơn giản là coi trọng tính độc lập và trách nhiệm. Không hề có cảnh trẻ con
khóc lóc, bám bố mẹ, không có cảnh bố mẹ phải dỗ dành, quát nạt hay bón cho con
ăn,… Trẻ nhỏ từ một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh
ngạc.
Tất
nhiên phương pháp nuôi dạy con tự lập không phải lúc nào cũng dễ dàng. Cha mẹ ở
nơi nào trên thế giới cũng thế, bản năng là che chở bảo vệ con mình. Nhưng ở Đức,
phụ huynh luôn cố gắng nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn.
Vậy
cha mẹ Đức đã làm những gì để dạy con kỷ luật như vậy?
Không học chữ sớm
Các
trường mẫu giáo ở Berlin không nhấn mạnh vào việc học. Vì thế, cha mẹ Đức không
dạy con học chữ sớm. Bọn trẻ sẽ học cùng nhau khi chúng bắt đầu đi học. Mẫu
giáo là thời gian để vui chơi. Nhưng ngay cả khi vào lớp một, việc học hành
không được thúc đẩy quá nhiều. Có trường học nửa buổi mà có đến hai tiếng nghỉ
ngoài trời. Nhưng bạn đọc đừng nghĩ rằng cách tiếp cận thoải mái này sẽ kéo
theo một nền giáo dục kém: Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế OECD, học sinh 15 tuổi của Đức đạt thành tích cao hơn mức trung bình quốc tế
trong các lĩnh vực đọc, toán và khoa học, trong khi các bạn đồng trang lứa ở Mỹ
bị áp lực nhiều hơn bị tụt lại phía sau.
Tuy
không học chữ sớm nhưng trẻ em Đức được cha mẹ chú trọng tạo môi trường tiếp
xúc với sách. Họ thường xuyên đưa con tới thư viện, bản thân họ cũng làm gương
đọc sách cho con, vì với họ, đọc sách là nền giáo dục lãng mạn nhất và mở ra
cánh cửa kiến thức vô tận. Đọc sách cũng chính là nền tảng để hình thành một cá
tính độc lập.
Khuyến khích trẻ tự trải nghiệm
Trẻ
em sẽ học hỏi một cách nhanh chóng và nhớ mọi thứ rất lâu nhờ thực nghiệm. Ngay
từ nhỏ, bố mẹ Đức đã rèn luyện tính tự lập ở một đứa trẻ và họ tận dụng mọi cơ
hội để tập cho con đức tính này. Chẳng hạn, khi mẹ nấu nướng, con đứng bên quan
sát. Dần dần mẹ cho con tham gia vào các công đoạn cho đến khi con có thể tự
làm được. Mẹ Đức không ngại con làm bẩn bếp mà kiên nhẫn cho con thử làm từng
việc nhỏ.
Chuyện
ăn uống thì sao? Cha mẹ Đức cho con ăn với quy tắc rất đơn giản: đói thì ăn, no
thì dừng. Trong mọi bữa ăn, trẻ sẽ ngồi ăn cùng với bố mẹ và chủ động trong việc
ăn uống, bố mẹ sẽ quyết định loại thực phẩm, cách thức và thời điểm bữa ăn. Còn
trẻ sẽ quyết định chọn ăn món nào và ăn bao nhiêu là đủ. Khi con bỏ qua bữa đó,
bố mẹ cho con tự trải nghiệm cơn đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Nhờ đó, trẻ em Đức
tự lập ăn uống từ khi còn rất nhỏ.
Cha
mẹ Đức để con tự quyết định và biết chấp nhận rủi ro. Các bậc cha mẹ bình thường
có thể sẽ hốt hoảng khi thấy trẻ mầm non Đức biết dùng dao bổ hoa quả, thái
rau; hay việc học sinh tiểu học làm thí nghiệm với diêm và nến là chuyện ‘bình
thường’.
Hầu
hết trẻ em Đức có thể đi bộ đến trường và chơi trong khu vực quanh nhà mà không
có mặt cha mẹ. Tất nhiên, các bậc cha mẹ Đức cũng quan tâm đến sự an toàn,
nhưng quan trọng hơn, họ tin tưởng con.
Việc
để trẻ tự làm mọi việc mà không có sự giám sát thể hiện sự tin tưởng của cha mẹ,
trẻ sẽ cảm thấy tự tin và độc lập hơn rất nhiều.
Đưa bọn trẻ ra ngoài hàng ngày
Theo
một câu nói của người Đức: “Không có cái gọi là thời tiết xấu, chỉ có quần áo
không phù hợp”. Điều này thể hiện ở nhiều sân chơi ở Berlin. Dù trời có lạnh lẽo
ẩm ướt hay xám xịt đến mức nào, các bậc cha mẹ vẫn bọc con vào lớp quần áo phù
hợp và đưa chúng đi chơi công viên, hoặc gửi chúng đi chơi riêng.
Người
Đức rất có ý thức về bảo vệ môi trường, đó không chỉ là khẩu hiệu. Việc cho trẻ
ra ngoài hàng ngày chính là một cách để con được tiếp xúc và cảm nhận thiên
nhiên, từ đó hình thành ý thức tôn trọng và bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ.
Khen ngợi để khích lệ
Khen
ngợi, khích lệ con là tốt nhưng phải đúng lúc và đúng cách. Mẹ Đức không tùy tiện
khen con khi trẻ làm những việc chúng nên làm.
Mẹ
Đức sẽ không bao giờ khen theo kiểu: “Con là số một”, “Con mẹ giỏi nhất”… Nếu bạn
muốn khích lệ những hành động tốt, bạn nên khen trẻ một cách cụ thể. Ví dụ, khi
trẻ dọn xong đồ chơi, việc mà mẹ vừa nhắc trẻ làm trước đó, nếu muốn khuyến
khích trẻ, mẹ Đức sẽ nói: “Mẹ rất vui vì con đã dọn xong đồ chơi”. Theo họ, điều
đó có ích hơn cho chặng đường phát triển lâu dài của con.
Người
Đức cho rằng cha mẹ nhất quán trong lời nói và hành động, trẻ sẽ tự tuân thủ
các nguyên tắc và trở thành một cá nhân độc lập. Đó là những điều đáng học hỏi
cho tất cả các bậc cha mẹ.
Ngân Hà
Bài sưu tầm hay nha Fa!
Trả lờiXóa:D
https://i.gifer.com/6vjx.gif
https://thumbs.gfycat.com/BeautifulBlushingCusimanse-max-1mb.gif
Xóacách giáo dục hay đấy
Trả lờiXóa