Người
nữ có lỗ tai to. Chị không chỉ là một trái tim mà còn là một lỗ tai to,
một lỗ tai to gắn liền với trái tim. Những gì vào lỗ tai rơi thẳng ngay
vào tim. Do đó chị có nhược điểm này: thích nghe và dễ tin những điều
người ta nói. Chị dễ tin những lời tán tỉnh, dịu ngọt; dễ chú ý đến điều
người ta nói hơn là việc người ta làm: “Chuông già đồng điếu chuông
kêu, anh già lời nói em xiêu tấm lòng!” Chị muốn được yêu bằng những lời
âu yếm dịu dàng tâm sự. Chị thích NGHE. Anh làm những công này việc nọ
giúp chị mà không nói gì, chị vẫn cho là anh không thương chị hoặc chưa
thương trọn vẹn.
Trái lại, người nam lại ngắn hay thiếu cái lưỡi. Ở quán xá hoặc ở những nơi khác anh nói thao thao bất tuyệt về những chuyện chính trị, xã hội, nghề nghiệp… vì những chuyện đó có tính cách chung chung, vô thưởng vô phạt. Còn ở nhà thì ngược lại: anh câm như hến, ít nói, trầm ngâm, vì anh không thích những chuyện vụn vặt, chi tiết. Anh ngại tâm sự, bộc lộ có đụng chạm tới bản thân mình.
Nhưng sự im lặng thường tạo nên bầu không khí nặng nề cho cả hai. Vì thế, anh thích ra quán cà phê hay đến một nơi vui nhộn; còn chị thích la cà bên nhà hàng xóm để chuyện trò “ngồi lê đôi mách”, “vuốt râu ông nọ đặt cằm bà kia”… Do đó phải có đối thoại, trao đổi, sẽ tránh được những nghi ngờ, hiểu lầm, xích mích. Yêu là nói và nghe. Anh nghe chị tâm sự, nói chuyện nhà cửa, gạo cơm, con cái, bạn bè… Chị nghe anh nói chuyện về chính trị, xã hội, thể thao…
Yêu là đối thoại, là mở tâm hồn và lý trí để cùng đón nhận, tham dự, chia sẻ tâm tình của nhau. Anh phải tập nói, phải phá tan bầu không khí nặng nề trong gia đình. Anh phải nói những lời yêu thương,… Nhắc lại những kỷ niệm đẹp, êm đềm ngày trước, vì chị thích sống lại những quá khứ đẹp.
Anh phải nói với cung điệu nhẹ nhàng ôn tồn. Những gì anh nói với giọng dịu dàng, âu yếm, kính trọng, chị sẽ cho là đúng, chị sẽ chấp nhận. Những gì anh nói với giọng gắt gỏng, khó chịu hoặc khinh khỉnh, chị sẽ cho là sai, khó chấp nhận mặc dầu đó là những điều đúng. Vậy khi phải chỉ trích, xây dựng những khuyết điểm của chị, anh phải áp dụng như thế; đừng bao giờ chê trách hoặc chế diễu chị, nhất là trước mặt người khác.
Trái lại, người nam lại ngắn hay thiếu cái lưỡi. Ở quán xá hoặc ở những nơi khác anh nói thao thao bất tuyệt về những chuyện chính trị, xã hội, nghề nghiệp… vì những chuyện đó có tính cách chung chung, vô thưởng vô phạt. Còn ở nhà thì ngược lại: anh câm như hến, ít nói, trầm ngâm, vì anh không thích những chuyện vụn vặt, chi tiết. Anh ngại tâm sự, bộc lộ có đụng chạm tới bản thân mình.
Nhưng sự im lặng thường tạo nên bầu không khí nặng nề cho cả hai. Vì thế, anh thích ra quán cà phê hay đến một nơi vui nhộn; còn chị thích la cà bên nhà hàng xóm để chuyện trò “ngồi lê đôi mách”, “vuốt râu ông nọ đặt cằm bà kia”… Do đó phải có đối thoại, trao đổi, sẽ tránh được những nghi ngờ, hiểu lầm, xích mích. Yêu là nói và nghe. Anh nghe chị tâm sự, nói chuyện nhà cửa, gạo cơm, con cái, bạn bè… Chị nghe anh nói chuyện về chính trị, xã hội, thể thao…
Yêu là đối thoại, là mở tâm hồn và lý trí để cùng đón nhận, tham dự, chia sẻ tâm tình của nhau. Anh phải tập nói, phải phá tan bầu không khí nặng nề trong gia đình. Anh phải nói những lời yêu thương,… Nhắc lại những kỷ niệm đẹp, êm đềm ngày trước, vì chị thích sống lại những quá khứ đẹp.
Anh phải nói với cung điệu nhẹ nhàng ôn tồn. Những gì anh nói với giọng dịu dàng, âu yếm, kính trọng, chị sẽ cho là đúng, chị sẽ chấp nhận. Những gì anh nói với giọng gắt gỏng, khó chịu hoặc khinh khỉnh, chị sẽ cho là sai, khó chấp nhận mặc dầu đó là những điều đúng. Vậy khi phải chỉ trích, xây dựng những khuyết điểm của chị, anh phải áp dụng như thế; đừng bao giờ chê trách hoặc chế diễu chị, nhất là trước mặt người khác.
Cam on tac gia bai viet
Trả lờiXóaKhông có chi. Hy vọng giúp ích được chút gì cho bạn.
Xóa