Trang

25/12/2012

Cách diễn đạt yêu thương: Những lời nói ân cần

Water Lovers Pictures, Images and Photos

Keith và Allison đã thành hôn với nhau. Keith làm thư ký văn phòng. Và Allison đang cố gắng để trở thành một nhà văn. Bao nhiêu năm, Keith chẳng thèm ngó ngàng đến viêc viết lách của Allison, và anh cũng chẳng đọc bất kỳ những gì nàng viết. Lý do này đã làm Allison buồn chán. Thưc tế, nàng đã ngưng viết.
Những năm sau đó, Allison đã quyết định viết trở lại. Nhưng, nàng cảm thấy những bài viết của mình như không mặn mà gì cho lắm. Một hôm, Allison yêu cầu Keith đọc một bài của nàng. Keith đã đọc. Anh yêu thích bài viết của nàng! Anh nói anh rất tự hào về vợ mình. Và anh đã bảo với nàng hãy gửi cho một tạp chí nào đó những tác phẩm của nàng.
Mười bốn năm sau, Allison viết về một cuộc sống. Thậm chí cô đã viết một cuốn sách về đời cô mà nhiều người đã đọc. Chỉ vì vài lời ân cần của chồng mà đã thôi thúc động viên cô. Cuối củng Keith đã nói lên cách diễn đạt yêu thương với Allison.
Theo Tiến sỹ Gary Chapman, người ta thể hiện những cách diễn đạt yêu thương khác nhau. Nhiều năm, Ts. Chapman đã nghiên cứu cách mà con người truyền đạt yêu thương cho nhau. Và ông đã nhận thấy rằng tất cả mọi người không giống nhau về cách cảm nhận tình yêu. Ông tin rằng diễn tả yêu thương chân thành với người khác, bạn phải biết cách diễn đạt yêu thương đối với họ. Điều này rất quan trọng để biết cách làm cho họ cảm nhận tình yêu tốt nhất.
Trong cuốn sách của ông, The Five Languages, Ts. Chapman đã nhận diện năm cách khác nhau để bày tỏ tình yêu. Theo Ts. Chapman, có năm cách diễn đạt yêu thương:

Những lời nói ân cần chân thực
Bản chất tình thế
Đón nhận những món quà
Những cử chỉ phục vụ
Va chạm thể xác
Chúng ta cùng đến với chuỗi năm cách diễn đạt yêu thương này. Chúng ta sẽ bàn đến cách diễn đạt yêu thương thứ nhất “Những lời ân cần chân thực” (Kind words of affirmation).
Cách đây rất lâu, Solomon là hoàng đế của Israel . Ông là vị hoàng đế khôn ngoan, uyên bác. Một lần ông nói, “Cái lưỡi có sức mạnh đối với sự sống và cái chết.” Đó là, những lời của chúng ta nói với người khác có rất nhiều ảnh hưởng. Bạn có thể dùng lời nói làm cho người ta vui sướng. Hoặc, bạn có thể dùng lời nói làm người ta chán chường, phiền muộn. Thậm chí Solomon còn đi xa hơn khi ông nói rằng lời nói có thể giết chết người! Đó là lý do tại sao cách diễn đạt yêu thương thứ nhất lại quan trọng như vậy.
Những lời nói chân thực là những lời nói ân cần. Chúng đến dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể đem đến cho người nào đó một lời khen ngợi. Chẳng hạn bạn có thể nói, “Hôm nay trông em đẹp qúa” hoặc “Anh đã làm một việc tuyệt vời.”
Hoặc, bạn có thể động viên một người nào đó. Nhiều người thiếu can đảm trong phạm vi cá biệt thuộc đời sống của họ. Những lời động viên có thể đem đến cho họ can đảm để nỗ lực những việc làm mới mẻ. Mở đầu câu chuyện này, Keith đã đem đến cho vợ anh, Allison, những lời cổ vũ, động viên. Vì những lời động viên này, mà Allison đã tiếp tục công việc viết lách của mình.
Những lời chân thực luôn được nói bằng cách nói ân cần, trìu mến. Câu nói, “Anh yêu em” (nhạt nhẽo, hững hờ) khác với câu nói, “Vâng, ANH YÊU em!” (tha thiết, nhiệt tình). Đôi khi nó còn lệ thuộc phong cách mà chúng ta biểu đạt ngôn từ, không chỉ đơn thuần tự ý nghĩa của ngôn từ!
Và dùng những lời lẽ ân cần cũng nói lên sự xem xét để giải quyết đến những lỗi lầm quá khứ. Nếu trong quá khứ mà ai đó đã làm tổn thương bạn, hãy tha thứ cho họ. Luôn nhắc nhở nói về những lỗi lầm của một người nào đó trong quá khứ đó không phải là sự ân cần. Một trái tim hẹp lượng sẽ khó tạo sự truyền đạt thiện cảm giữa hai người.
Và cuối cùng dùng những lời lẽ để yêu cầu một cách ân cần và không đòi hỏi. Yêu thương có thể là một sự chọn lựa. Khi chúng ta đòi hỏi người khác làm cho mình những điều gì đó, để thực hiện chúng đó là sự chọn lựa của họ. Chúng ta đừng nên có cảm nghĩ áp đặt để bắt buộc. Và họ cũng chẳng có cảm giác sợ hãi. Đưa ra những đòi hỏi về người khác sẽ không mang đến cho họ sự chọn lựa nhiều gì cho lắm.
Trong cuốn sách của Ts. Chapman, ông đã kể những câu chuyện về những người dùng những lời lẽ chân thực. Câu chuyện này kể về một người vợ đã nói với chồng mình bằng những lời lẽ ân cần, trìu mến.
Một hôm, Anna đến văn phòng của Ts. Chapman. Cô ta với một cảm giác rất bất bình. Cô nói, “Thưa Ts. Chapman, tôi có một vấn đề phức tạp. Tôi không tài nào nói nổi chồng tôi, Bob,giúp tôi sơn lại phòng ngủ. Tôi đã nói với anh ấy năm lần bẩy lượt cả chín tháng trời nay. Và tôi đã cố làm đủ mọi cách. Và tôi không còn cách nào để nói với anh ta sơn lại căn phòng!” Anna tiếp tục, “Thứ Bẩy rồi là một điển hình. Ngày hôm ấy thật tiện lợi để anh ấy làm. Nhưng anh ấy không thèm làm!”
Trước đó, ông đã nghe nhiều chuyện tương tự. Nhiều người có gia đình đã đến gặp ông để được giúp đỡ. Nên ông đã có một ý kiến hay dành cho Anna. Ông nói, “Này cô Anna, cô có chắc rằng chồng cô biết cô muốn anh ấy sơn căn phòng ấy không?” Anna nói có. Đoạn, Ts. Chapman lại hỏi, “Cô Anna, thế chồng cô có từng làm những công việc khác cho cô không? Như lau dọn hoặc tính hóa đơn chẳng hạn? Anna nói có. Rồi Ts. Chapman nói điều gì đó như xa lạ. Ông nói, “Tôi có hai ý kiến cho cô, Anna. Một, cô đừng bao giờ nhắc lại chuyện sơn phòng. Và hai, lần tới chồng cô làm việc gì đó có ích, cô hay cho anh ấy một lời khen. Dùng lời lẽ ân cần nói với anh ấy “cảm ơn anh.”
Anna không tin rằng những lời này sẽ giúp cô. Nhưng cô cũng làm theo lời đề nghị của Ts. Chapman. Anna bắt đầu khen ngợi anh chồng Bob của mình. Cô nói những câu như, “Cảm ơn anh, Bob đã tính tiền cho em, em nghe một vài người chồng đã không làm như thế này đâu. Vậy em thực sự cảm ơn anh đã làm cho em.” Hoặc cô nói, “Bob, em thực sự cảm kích hôm nay anh đã lau chiếc xe nhà mình. Trông nó tuyệt làm sao!”
Ba tuần sau, Anna trở lai văn phòng của Ts. Chapman. Cô nói, “thưa Ts. Chapman. Công việc đã hoàn thành. Chồng tôi đã sơn lại phòng ngủ và thậm chí không cần tôi phải nhắc nhở anh ấy.”
Ts. Chapman biết rằng những lời khen ngợi sẽ làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc. Những lời khen ngợi làm cho người ta cảm thấy muốn và cần. Bob biết rằng vợ mình muốn sơn lại căn phòng. Nhưng anh ta cảm thấy như Anna không cảm ơn việc làm của mình. Sau đó Anna biết khen ngợi việc làm của anh ta, rồi anh ta muốn sơn căn phòng ngủ ấy. Đó là sự lựa chọn của Bob. Anh ta không cảm thấy mình bị áp lực. Anh ta sơn căn phòng cho vợ để thể hiện yêu thương.
Ts. Chapman hiểu rằng Bob cảm thấy được ưu ái và yêu thương khi Anna nói những lời lẽ ân cần với anh. Ts. Chapman biết rằng cách điễn đạt yêu thương chủ yếu của Bob là ngôn từ trìu mến chân thành. Và bây giờ Anna cũng hiểu được điều đó. Sự truyền đạt của Anna và Bob đã trở nên tốt đẹp hơn.
Ts. Chapman khuyên rằng người ta không nên dùng những lời lẽ ân cần để đòi hỏi những gì mình muốn. Yêu thương không chỉ để quan tâm đến sự đón nhận cách thức riêng của bạn. Nhưng Chapman nói rằng khi người ta đón nhận yêu thuong thông qua những lời lẽ thể hiên sự chân thành, sau đó họ sẽ thích thú hành động cho tình yêu đó. Đó là, họ sẽ thích thú trở lại với tình yêu hơn, y hệt Bob đã làm khi sơn lại căn phòng cho vợ mình.

                                                                                                                                          Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.